Sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2001: Thừa hướng dẫn, thiếu thực tế
Giadinh.net - Việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao thông đường bộ đã làm rối rắm, gây nhiều khó khăn cho nhân dân và cơ quan thực thi.
Bên cạnh đó, nó cũng là nguyên nhân để những người thực thi pháp luật “lách luật” gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Đến khi sửa luật, vẫn chưa đủ hướng dẫn thi hành
Theo dự kiến, ngày 24/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành họp, thảo luận dự án Luật giao thông đường bộ sửa đổi (Luật GTĐBSĐ). Tuy nhiên, quá nhiều vấn đề đặt ra với việc sửa đổi lần này, đặc biệt về các chế tài xử lý và hướng dẫn thực thi.
Trao đổi với PV GĐ&XH sáng 22/7, TS. Trịnh Minh Hiền - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) kiêm Tổ trưởng Tổ biên tập Luật GTĐBSĐ thẳng thắn thừa nhận: Trong suốt hơn 7 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ, chúng ta đã ban hành 190 văn bản hướng dẫn. Điều này đã gây khó khăn cho các cơ quan thực thi. Tuy nhiên, việc ban hành này đã phản ánh sự cập nhật, điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh cần quy định cụ thể.
Bà Hiền cũng cho rằng, trong số 190 văn bản hướng dẫn này có nhiều văn bản “chất lượng thấp”, mới thực thi đã phải tiến hành sửa đổi. Điển hình là Nghị định 152/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mới ban hành chưa được một năm đã phải sửa đổi. Thậm chí có văn bản mâu thuẫn với văn bản pháp luật khác nên phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần như nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải. Điều này thể hiện việc ban hành văn bản hướng dẫn chưa sát thực tế.
Đã hơn 7 năm trôi qua từ khi Luật giao thông đường bộ có hiệu lực, đến nay vẫn còn một số văn bản hướng dẫn chưa được ban hành. Cụ thể như: Thông tư liên tịch giữa Bộ GTVT, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng hướng dẫn chi phí thẩm định an toàn giao thông; Thông tư liên tịch giữa Bộ GTVT và Bộ Công an về tổ chức thẩm định an toàn giao thông công trình đường bộ trước khi đưa vào khai thác... Ngoài ra, còn nhiều văn bản quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật vẫn chưa được ban hành. Mặt khác, một số tỉnh, thành đã “tự ý” ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về tốc độ cho xe cơ giới tham gia giao thông trên địa bàn, là trái thẩm quyền, rồi quy định về tổ chức của thanh tra giao thông cấp Cục chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, đã làm rối thêm vấn đề.
Trao đổi với GĐ&XH, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết: Luật giao thông đường bộ năm 2001 chỉ tập chung chủ yếu vào đảm bảo an toàn giao thông, mà “quên” một số vấn đề khác cực kỳ quan trọng như, cụ thể hoá điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ, cơ sở hạ tầng và kết cấu giao thông... Vì thế, sửa đổi luật lần này cần phải cụ thể hoá, đưa vào luật nhiều quy định chi tiết hơn nữa để giảm các văn bản hướng dẫn, tránh luật khung, luật ống và chậm ban hành văn bản hướng dẫn.
Nhiều quy định không được chấp hành
Vẫn theo ông Hùng, để luật này đi vào cuộc sống và có “tuổi thọ” lâu hơn, đòi hỏi Ban soạn thảo cần lấy ý kiến rộng rãi hơn nữa, đặc biệt là sau khi có sự thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Việc lấy ý kiến của các Hiệp hội là rất quan trọng, nhưng việc có tiếp thu và đưa vào luật còn quan trọng hơn. Có được như vậy thì việc thực thi mới đảm bảo đi vào cuộc sống mà không vấp phải sự phản ứng của dư luận xã hội”.
Bên cạnh đó, hiện nay Luật giao thông đường bộ vẫn còn nhiều “khoảng trống” về vận tải hành khách. Thực tế hoạt động vận tải hành khách hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, việc chấp hành các quy định về vận tải bị buông lỏng. Ví như, có mấy ai đi kiểm tra xem có bao nhiêu xe khách thực hiện nghiêm tiêu chuẩn về xe khách chất lượng cao hay không, trong khi đa số xe khách vẫn “vận dụng” tiêu chuẩn này để tăng giá xe theo chuẩn chất lượng cao, khi mà chất lượng chỉ đáng trung bình?
Ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) có “kháng nghị” cụ thể, khi trao đổi với GĐ&XH: Với một bộ luật được ra đời mà có đến 190 văn bản hướng dẫn là điều tối kỵ và đáng buồn. Bên cạnh đó, điều này cũng trái với tinh thần của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là “Luật phải quy định cụ thể, nhằm thực thi được ngay. Trường hợp thực sự cần thiết mới hướng dẫn nhưng phải có lộ trình, thời gian cụ thể”.
Thế nhưng, cho đến hôm nay khi luật GTĐBSĐ vẫn còn “nợ” các văn bản hướng dẫn quan trọng. Phải làm rõ trách nhiệm trong quản lý của cá nhân, đơn vị. Mặt khác, một loạt các quy định trong quản lý vẫn chưa được thực tế kiểm nghiệm, nay lại sửa luật liệu có ổn không?
Hồng Sơn

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách
Xã hội - 1 giờ trướcNgày 26/7/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã kết hợp với UBND xã Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công chương trình "Còn mãi với thời gian" lần thứ 4.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế được in trên mặt trước của thẻ thể hiện rõ thời điểm thẻ bắt đầu có hiệu lực sử dụng từ ngày nào. Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo Nghị định 188/2025/NĐ-CP?

Trường Đại học Việt Nhật công bố quy đổi điểm trúng tuyển 2025 bằng các phương thức xét tuyển
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Trường Đại học Việt Nhật công bố việc quy đổi điểm tương đương mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025. Việc quy đổi được áp dụng với ba phương thức gồm: xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, sử dụng điểm SAT và kết quả thi đánh giá năng lực (HSA).

Điểm sàn xét tuyển 2025 trường Đại học Luật Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Trường Đại học Luật Hà Nội công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh năm 2025 đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nguyên nhân bất ngờ vụ xe máy sụt 'hố tử thần' trên đường Trường Chinh, Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNgay sau sự cố xe máy bất ngờ sụt 'hố tử thần' ở Hà Nội, đơn vị quản lý đã đào đường để tìm nguyên nhân. Kết quả sơ bộ ban đầu xác định do hở đường ống cấp nước sạch D100.

Tai nạn hầm lò trong đêm, hai công nhân ở Quảng Ninh thương vong
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình làm công việc củng cố chống dặm, thu hồi than lò DVT, hai công nhân khai thác hầm lò thuộc Công ty Than Mạo Khê - TKV không may gặp tai nạn khiến anh Nguyễn Văn T. tử vong, còn anh Lương Văn Đ. bị thương.

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'
Đời sống - 3 giờ trướcGần 20 năm kiên cường vượt lên số phận, người vợ liệt sĩ Đoàn Đức Thắng - nguyên Phó Hải đội trưởng quân sự Hải đội 101 (nay là Hải đoàn 11 – Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1) đã không ngừng cố gắng bước tiếp, gánh vác cả phần chồng nuôi dạy con trưởng thành.

Cựu binh đau đáu lời hứa với đồng đội, 20 năm tìm được 21 hài cốt liệt sĩ
Đời sống - 4 giờ trướcSuốt 20 năm qua, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Thiện Tỉnh đã trở lại chiến trường xưa không biết bao nhiêu lần để tìm kiếm hài cốt những đồng đội hy sinh trên tuyến lửa Quảng Trị.

Khởi tố vụ tai nạn thảm khốc khiến 25 người thương vong ở Hà Tĩnh
Pháp luật - 4 giờ trướcCơ quan chức năng Hà Tĩnh khởi tố vụ tai nạn lật xe khách khiến 10 người chết, 15 người bị thương.

Công an Quảng Ninh nhận đỡ đầu cháu bé sống sót vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long
Đời sốngThay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, Thiếu tướng Trần Văn Phúc đã trao số tiền hỗ trợ 200 triệu đồng và chính thức nhận đỡ đầu cháu Minh cho đến khi trưởng thành.