Tại sao nấu chè nên cho thêm chút muối?
Nói đến chè là nói đến vị ngọt, vì thế nhiều người nấu chè chỉ biết cho đường, trong khi người làm bếp giàu kinh nghiệm luôn cho thêm chút muối, bạn có biết tại sao?
Vào những ngày hè nóng nực, một bát chè ngọt thanh giúp giải khát và giải nhiệt rất tốt. Thông thường khi ninh chè, nhiều người chỉ cho đường mía, đường thốt nốt hoặc đường phèn vào để món ăn có vị ngọt thanh, hấp dẫn. Tuy nhiên, các "cao thủ" nấu chè không bao giờ quên một gia vị đặc biệt khác, đó là muối.
Tại sao nấu chè nên thêm chút muối?
Câu trả lời rất đơn giản, đó là cách giúp món chè có hương vị tuyệt vời hơn. Điều này có thể được giải thích dựa trên góc độ khoa học. Lưỡi của con người có rất nhiều hạt nhỏ được gọi là các nụ vị giác, có nhiệm vụ giúp chúng ta cảm nhận được các vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng.
Trong cuốn " Mặn béo chua nóng", Alice Waters, một đầu bếp nổi tiếng người Mỹ cho biết, muối là loại gia vị đặc biệt, có khả năng làm tăng cả phần hương lẫn phần vị của món ăn. Nấu chè cho thêm chút muối, khi chúng ta thưởng thức, các nụ vị giác sẽ hoạt động mạnh hơn, giúp ta cảm nhận được vị ngọt đậm đà hơn. Sự tương phản giữa mặn - ngọt làm cho món chè thêm thơm ngon và hấp dẫn.
Hơn nữa, việc thêm muối vào các món chè cũng góp phần làm yếu các phân tử pectin trong ngũ cốc (thành phần chính của các loại chè), giúp chúng nhanh mềm hơn mà vẫn giữ được hình dáng ban đầu, tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Tại sao nấu chè nên thêm chút muối? Loại gia vị này sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn rất nhiều. (Ảnh: Pinterest)
Một số lưu ý khi nấu chè
Nếu nấu chè bằng các loại đỗ, bạn nên ngâm đỗ trước khi nấu khoảng 7 - 8 tiếng hoặc để qua đêm để giúp hạt đỗ ngậm đủ nước, khi nấu sẽ nhanh mềm và bở hơn.
Khi nấu chè, bạn không nên bỏ đường ngay từ đầu vì đường làm hạt đỗ lâu mềm, cũng khiến nồi chè dễ cháy đen hơn. Để có nồi chè thơm ngon nhất, bạn nên nấu cho hạt đỗ chín mềm rồi mới bỏ đường rồi đun thêm một lúc để đỗ ngấm đường.
Lưu ý nấu chè trên lửa vừa để hạt đỗ chín từ từ, mềm, bở; không nên nấu dưới lửa quá lớn sẽ khiến nước nhanh cạn mà hạt đỗ chưa kịp chín bở.
Mẹo nấu chè đỗ đen ngon
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đỗ đen: Chọn đỗ đen xanh lòng, hạt đều, vỏ mềm và có màu đen óng; không nên chọn loại hạt to, màu vỏ nhợt nhạt hay hạt không đều
- Đường: Có thể chọn đường trắng, đường cát vàng, đường nâu đều được
- Nước cốt dừa, dừa tươi nạo sợi, dầu chuối, lạc rang...
Cách thực hiện
Đỗ đen rửa sạch, nhặt bỏ những hạt lép, nhỏ hoặc bị hỏng nổi trên mặt nước, sau đó đem ngâm khoảng 6 -8 tiếng (tốt nhất là ngâm qua đêm), khi ngâm nhớ cho thêm 1 muỗng muối.
Vớt đỗ đã ngâm ra, rửa sạch rồi cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập cỡ 2 đốt ngón tay và ninh. Khi nồi chè sôi được 5 phút, bạn bật nồi sang chế độ ủ, để khoảng 15 phút lại bật sang chế độ nấu.
Khi kiểm tra thấy hạt đỗ đã chín mềm, bạn vớt hết đỗ ra cái nồi khác, để lại nước đỗ đen trong nồi cơm điện.
Cho đường vào đảo cùng với hạt đỗ và đun trên lửa nhỏ, khuấy đều đến khi đường tan ngấm vào hạt đỗ thì tắt bếp.
Trút hạt đỗ trở lại nồi nước, nêm thêm đường cho vừa khẩu vị. Để chè đỗ đen sánh và thơm, bạn có thể thêm chút nước cốt dừa vừa; khi ăn cho thêm ít sợi dừa tươi và thạch đen để cốc chè đỗ đen trở nên hấp dẫn hơn.

7 mẹo hay làm bún tại nhà tươi ngon, không bị bở hay dính
Ăn - 2 ngày trướcGĐXH - Bún tươi là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, có thể dùng để chế biến nhiều món ngon như bún riêu, bún chả, bún bò Huế… Tuy nhiên, làm bún tại nhà không hề đơn giản, nếu không cẩn thận bún có thể bị bở, dính hoặc quá khô nếu không biết cách.

Những mẹo hay khi nêm gia vị giúp bữa ăn hoàn hảo
Ăn - 1 tuần trướcGĐXH - Gia vị là linh hồn của món ăn, quyết định hương vị và sự hấp dẫn của từng bữa cơm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nêm nếm gia vị đúng chuẩn để món ăn trở nên đậm đà và hài hòa.

7 cách làm thịt nguội mềm thơm, không bị khô
Ăn - 1 tuần trướcGĐXH - Thịt nguội là món ăn tiện lợi, thích hợp dùng trong các bữa sáng, tiệc nhẹ hoặc ăn kèm bánh mì, salad. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, thịt dễ bị khô cứng, mất độ ẩm và không còn thơm ngon.

Mẹo làm cá chẽm nướng sốt Tứ Xuyên đậm đà, cay nồng lạ miệng
Ăn - 1 tuần trướcGĐXH - Cá chẽm là nguyên liệu hấp dẫn và chế biến được nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Bài viết sau đây sẽ mách bạn công thức chế biến món cá chẽm sốt Tứ Xuyên cay nồng đậm đà, hấp dẫn ngay tại nhà.

9 bí quyết làm giò chả dai giòn, không bị bở
Ăn - 1 tuần trướcGĐXH - Giò chả là món ăn truyền thống, quen thuộc trong mâm cỗ và bữa cơm gia đình Việt. Một mẻ giò chả ngon phải có độ dai giòn, không bị bở hay khô. Tuy nhiên, nhiều người khi tự làm lại gặp tình trạng giò bị bở, không có độ kết dính hoặc bị cứng, không dai ngon như mong muốn.

7 mẹo giúp món nướng thơm ngon, không bị khô hay cháy
Ăn - 1 tuần trướcGĐXH - Món nướng là lựa chọn hoàn hảo cho những bữa tiệc cuối tuần hay những dịp sum họp gia đình. Tuy nhiên, để thịt nướng thơm ngon, mềm ngọt, không bị khô hay cháy lại cần có bí quyết.

7 mẹo luộc thịt trắng đẹp, không bị khô hay bở
Ăn - 1 tuần trướcGĐXH - Luộc thịt tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng để có miếng thịt chín đều, trắng đẹp, không bị khô hay bở lại đòi hỏi một số bí quyết.

6 cách xử lý cơm nguội thành các món ăn cực ngon, không cần bỏ phí
Ăn - 1 tuần trướcGĐXH - Cơm nguội tưởng chừng như là phần thừa sau mỗi bữa ăn, nhưng nếu biết cách tận dụng, bạn có thể biến nó thành những món ăn ngon lành, hấp dẫn.

6 bí quyết nấu chè thơm ngon, không bị vón cục
Ăn - 2 tuần trướcGĐXH - Chè là món ăn vặt hấp dẫn, thanh mát và dễ làm. Tuy nhiên, để có bát chè thơm ngon, sánh mịn, không bị vón cục hay lợn cợn, bạn cần có bí quyết nấu đúng cách.

5 mẹo bảo quản hải sản tươi lâu, không bị mất vị
Ăn - 2 tuần trướcGĐXH - Hải sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ ươn hỏng, mất độ tươi và giảm hương vị nếu bảo quản không đúng cách.

6 cách xử lý cơm nguội thành các món ăn cực ngon, không cần bỏ phí
ĂnGĐXH - Cơm nguội tưởng chừng như là phần thừa sau mỗi bữa ăn, nhưng nếu biết cách tận dụng, bạn có thể biến nó thành những món ăn ngon lành, hấp dẫn.