Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thứ năm, 16:01 15/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Nhờ đó, chất lượng dân số của vùng dân tộc đã được nâng lên, loại bỏ nhiều hủ tục liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản.


Rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng

Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy tình trạng sức khoẻ sinh sản (SKSS) của đồng bào các dân tộc thiểu số kém hơn so với mặt bằng chung của quốc gia. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, tỷ suất sinh của người DTTS là 2,35 con/phụ nữ. Mức sinh này cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước là 2,09 con/phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ DTTS mang thai có đến các cơ sở y tế khám thai cũng như sinh con tại các cơ sở y tế chỉ đạt 86,4%.

Điều này cũng là một trong số những tác nhân khiến tỉ số tử vong mẹ ở vùng DTTS cao hơn trung bình cả nước. Tỷ số tử vong mẹ của Việt Nam đã giảm đáng kể từ 165/100.000 ca đẻ sống năm 2002 xuống còn 65/100.000 ca đẻ sống vào năm 2018, nhưng tỷ lệ này ở 225 huyện DTTS miền núi và huyện xa xôi nhất vẫn ở mức 104/100.000 ca đẻ sống.

Cùng với đó, vẫn có sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em giữa các nhóm dân cư có mức độ phát triển kinh tế - xã hội cao và thấp, giữa các nhóm DTTS và đa số, và những người sống ở nông thôn và thành thị. Phụ nữ DTTS thuộc các hộ nghèo có nguy cơ không tiếp cận tới được các dịch vụ chăm sóc trước sinh cao hơn 3 lần, không được đỡ đẻ bởi nhân viên y tế có chuyên môn cao hơn 6 lần.

Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ người dân tộc. Ảnh: Dương Ngọc

Nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng yếu kém về sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản của đồng bào dân tộc thiểu số chẳng hạn như khả năng tiếp cận tới dịch vụ y tế thấp hơn so với nhóm dân đa số, yếu tố địa lý nơi đồng bào sinh sống – phần lớn sống tại các vùng sâu, vùng xa, rào cản ngôn ngữ, thực hành tín ngưỡng, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng như chất lượng dịch vụ y tế chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của người bệnh…

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân, đặc biệt là vùng dân tộc miền núi càng khó khăn hơn. Theo một nghiên cứu của UNFPA, ước tính 12 triệu phụ nữ đã gặp gián đoạn trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Gián đoạn trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục lại càng trở nên trầm trọng hơn khi dịch vụ này bị coi là không thiết yếu.

Nâng cao chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ vùng sâu

Phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa như Cư Pui, Yang Mao, Cư Drăm, Hòa Phong (Đắk Lắk) trước thường sinh đẻ tại nhà nhưng giờ đã có ý thức tìm tới cơ sở y tế để được khám, tư vấn và sử dụng các biện pháp sinh an toàn. Điều này có được nhờ sự hỗ trợ từ Dự án "Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số".

Phòng khám sản khoa được trang bị thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại như máy siêu âm 4D, máy theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh… nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Người dân đã tin tưởng, tìm đến phòng khám nhiều hơn. Mỗi năm trung bình tiếp nhận trên 1.000 ca sản phụ đến khám và sinh đẻ, trước chỉ từ 500 - 700 ca.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền về chăm sóc SKSS và sức khoẻ tình dục cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện cũng được phòng khám coi trọng. Cán bộ y tế phối hợp với trạm y tế các xã thường xuyên xuống tận các thôn, buôn để tư vấn cách chăm sóc sức khỏe; thuyết phục phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế để thăm khám và sinh con an toàn, tránh tai biến; sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình… Nhận thức về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số đã ngày một thay đổi.

Phụ nữ dân tộc ở Hà Giang cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận chăm sóc SKSS vì hủ tục lạc hậu liên quan đến vấn đề sinh đẻ. Theo BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, công tác chăm sóc SKSS vẫn còn nhiều khó khăn khi ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số vì hủ tục lạc hậu nên vẫn còn tình trạng phụ nữ mang thai sinh con tại nhà dẫn tới tai biến sản khoa. Việc thụ hưởng các dịch vụ y tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được kịp thời, đầy đủ; nhiều phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số sinh con thứ 3 trở lên ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản…

Để nâng cao sức khỏe, giúp phụ nữ vùng sâu được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, ngành y tế Hà Giang đã chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cấp và mở rộng các dịch vụ chăm sóc SKSS ở các trạm y tế; tổ chức khám phụ khoa tại cộng đồng; thực hiện các thủ thuật KHHGĐ…

Nhiều mô hình truyền thông giáo dục SKSS bằng các hình thức đa dạng, phong phú được triển khai như: Tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, sân khấu hóa, tuyên truyền tại các chợ phiên, tại các buổi họp thôn, chi hội phụ nữ…; triển khai mô hình "Cô đỡ thôn bản" tại các thôn, bản khó khăn nhằm đáp ứng công tác chăm sóc và tư vấn về SKSS cho các bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai, sinh nở. Cán bộ làm công tác chăm sóc SKSS các tuyến cơ sở thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ; cung cấp kiến thức về cấp cứu sản khoa, cấp cứu trẻ sơ sinh; chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em; kỹ năng truyền thông lồng ghép tại cộng đồng; kỹ năng giám sát…

Ngoài ra, cán bộ y tế cơ sở thường xuyên đến trực tiếp các hộ dân, cấp phát thuốc, tiêm phòng các loại bệnh thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ; tư vấn, giải đáp các thắc mắc của sản phụ; tăng cường công tác quản lý thai nghén, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho bà mẹ mang thai ở các thôn cách xa trung tâm.

Việc đồng bộ triển khai các giải pháp đã mang lại hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Hà Giang. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai trên địa bàn tỉnh đạt trên 93%; số phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thời kỳ thai nghén; tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc… ngày một tăng. Phụ nữ dân tộc cũng đã biết thực hiện các biện pháp tránh thai mới an toàn. Cùng với đó, từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã triển khai đồng bộ hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Gia Minh - M.Tuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top