Tăng cường vai trò của các đại biểu dân cư
GiadinhNet - Hội thảo do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị và UNFPA phối hợp tổ chức tại thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) trong 2 ngày 12-13/7/2010.
Nhiều thách thức
![]() |
Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề về dân số vùng biển, đảo và ven biển (Ảnh: Võ Thu). |
Các đại biểu đã được nghe báo cáo về những vấn đề được quan tâm hiện nay trong công tác DS - KHHGĐ tại Việt Nam như: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số “vàng”, các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số... Đặc biệt, Hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề về quản lý dân số các vùng biển, đảo và ven biển, giới thiệu Đề án 52 với những thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được sau 1 năm triển khai hoạt động.
Chia sẻ những khó khăn trong công tác dân số vùng biển, đảo và ven biển, đại biểu Hoàng Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “56/152 xã, phường của Huế thuộc vùng ven biển, cửa sông, đầm phá. Cư dân vạn đò chiếm 42,01% dân số toàn tỉnh. Sau 1 năm triển khai, chúng tôi khẳng định sự không trùng lặp trong các nội dung hoạt động của Đề án 52 với các dự án của Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ. Hiện nay, tỉnh đã tăng cường đưa bác sĩ về cơ sở đảm bảo 100% trạm y tế có bác sĩ đáp ứng được các dịch vụ chăm sóc SKSS cho người dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, KHHGĐ và SKSS tại địa bàn triển khai Đề án còn thiếu và bị xuống cấp”.
Đại diện đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ cho biết: Quảng Trị là tỉnh nghèo, đời sống kinh tế - xã hội vùng biển còn khó khăn hơn các vùng khác, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho người dân. Hoạt động cung cấp dịch vụ DS- KHHGĐ chăm sóc SKSS còn phụ thuộc nhiều vào đội truyền thông và dịch vụ của y tế. Đó cũng là khó khăn lớn trong việc triển khai Đề án 52 tại Quảng Trị.
Tăng cường vai trò của đại biểu dân cử
Kiến nghị về vai trò của đại biểu dân cử, bà Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần phát triển mọi mặt đời sống của
Làm việc với đoàn, ông Lê Quang Lanh – Bí thư huyện ủy, kiêm Chủ tịch HĐND -UBND huyện đảo Cồn Cỏ đã chia sẻ một số kết quả đạt được cũng như những khó khăn, thách thức trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung, công tác y tế, DS - KHHGĐ nói riêng và thực hiện nhiệm vụ an ninh Quốc phòng. Cồn Cỏ là một huyện đảo đặc thù không có gia đình sinh con thứ 3. |
Theo ông Phạm Đức Châu - Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị: Đây là lần đầu tiên các đại biểu dân cử tỉnh Quảng Trị được giới thiệu về Đề án 52. Theo ông cần thiết phải nâng cao hiểu biết của đại biểu dân cử về chính sách, pháp luật dân số, đặc biệt về Đề án 52, để khi định ra các chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực xã hội nói chung và dân số nói riêng, các đại biểu dân cử có những ý kiến có chất lượng.
“Chất lượng dân số bấy lâu nay bất cập nhất vẫn là chất lượng sống của dân ở các vùng biển, vùng sâu vùng xa, miền núi. Nơi đây, điều kiện sống khó khăn, nhận thức còn hạn chế, thiếu cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Vậy nên, việc triển khai Đề án 52 có ý nghĩa rất thiết thực”- ông Châu khẳng định.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trần Văn Chiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ đã ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự, đồng thời giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của các đại biểu với các vấn đề còn tồn tại trong công tác dân số. Ông bày tỏ hy vọng thông qua Hội thảo này (cùng với Hội thảo tại Phú Yên và TP Hồ Chí Minh vừa qua), sẽ tăng cường hơn nữa vai trò của đại biểu dân cử đối với công tác dân số trong việc thực thi Pháp lệnh Dân số, Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh...
Theo PGS.TS Trần Văn Chiến ở Trung ương, Quốc hội đã tổ chức nhiều đoàn giám sát về việc thực hiện Pháp lệnh, chính sách dân số. Đặc biệt là việc giám sát thực hiện quyền dân chủ cơ sở, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” những nội dung của chính sách dân số.
“Đối với các đại biểu dân cử, theo tôi cần thiết phải tăng cường bổ sung nâng cao nhận thức về dân số một cách kịp thời, nhạy bén, đầy đủ và chính xác; Để có thể góp ý xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách pháp luật về dân số và phát triển. Ngoài ra, không thể không kể đến trách nhiệm phối hợp của Quốc hội, của các đại biểu dân cử với cơ quan chức năng về dân số các cấp trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về dân số”- PGS.TS Trần Văn Chiến nói.
Trong chương trình Hội thảo, đoàn đã ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ - một huyện đảo mới được thành lập cách đây 6 năm của tỉnh Quảng Trị, cách đất liền hơn 30km, với 27 hộ dân, gần 400 người sinh sống. Đây là 1 trong 12 huyện đảo (trên tổng số 152 quận, huyện của 28 tỉnh, thành phố ven biển) của cả nước được triển khai thực hiện Đề án 52.
Thay mặt lãnh đạo Tổng cục DS - KHHGĐ, Phó Tổng cục trưởng Trần Văn Chiến đã trao tặng HĐND, UBND huyện đảo 1 bộ trang thiết bị truyền thông để phục vụ công tác tuyên truyền vận động về công tác DS - KHHGĐ, đặc biệt là các nội dung công tác kiểm soát dân số. Đoàn cũng đến thăm Trạm y tế Quân dân y kết hợp tại đảo. |
Võ Thu

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.