Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tạo “lối mở” để khuyến khích bác sĩ giỏi thành bác sĩ gia đình

Thứ năm, 07:04 24/10/2019 | Y tế

GiadinhNet - Thông tư mới nhất của Bộ Y tế về y học gia đình có hiệu lực từ tháng 10/2019 quy định rất rõ điều kiện trở thành bác sĩ gia đình. Đây được coi là cách tạo hành lang, lối mở để mạng lưới bác sĩ gia đình đến gần với người dân hơn.

Tạo “lối mở” để khuyến khích bác sĩ giỏi thành bác sĩ gia đình - Ảnh 1.

Tại Phòng khám bác sĩ gia đình của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), bệnh nhân sẽ được lựa chọn bác sĩ để theo khám và điều trị suốt đời. Ảnh: Hà Phượng

Điều kiện trở thành bác sĩ gia đình

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BYT thay thế cho Thông tư số 16/2014/TT-BYT về việc hướng dẫn thí điểm hoạt động y học gia đình. Có hiệu lực từ ngày 15/10, Thông tư số 21/2019/TT-BYT hướng dẫn cụ thể văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình.

Theo quy định tại Thông tư 21, để trở thành bác sĩ gia đình cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và đã thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động và có trách nhiệm tham gia đào tạo lại, đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về y học gia đình tối thiểu 3 tháng.

Những bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các trường hợp sau đây: (a) Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình; (b) Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 3 tháng; (c) Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.

Những người là bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực, có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 3 tháng được tham gia khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4), đáp ứng điều kiện trở thành bác sĩ gia đình.

Khuyến khích cán bộ y tế tham gia mạng lưới bác sĩ gia đình

PGS.TS Phạm Lê Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, giảng viên Bộ môn Y học gia đình (Trường Đại học Y Hà Nội) cho rằng, Thông tư số 21/2019/TT-BYT sẽ khuyến khích các cán bộ, nhân viên y tế có điều kiện hành nghề tham gia vào mạng lưới bác sĩ gia đình để bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng. Mặt khác, đây là những quy định điều kiện hành nghề bắt buộc, đòi hỏi các bác sĩ khi tham gia vào mô hình bác sĩ gia đình phải được cập nhật, đào tạo kiến thức, kỹ năng cũng như đổi mới phong cách phục vụ người bệnh. Ngoài ra, để thu hút các bác sĩ giỏi làm bác sĩ gia đình, cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn cho biết, Việt Nam đang phải chịu gánh nặng mô hình bệnh tật kép với các bệnh lây nhiễm lưu hành và diễn biến phức tạp, các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh, tình trạng già hóa dân số tốc độ nhanh trong khi năng lực y tế các tuyến, nhất là tuyến y tế cơ sở còn hạn chế, quá tải bệnh viện do người dân không tin tưởng dịch vụ y tế cơ sở, làm tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe...

Hiện tại, cả nước có 8 trường đại học có bộ môn Y học gia đình và một số trường đã có trung tâm y học gia đình. "Mạng lưới bác sĩ gia đình là "phương thuốc đặc trị" bệnh quá tải bệnh viện. Triển khai tốt mạng lưới này không chỉ khắc phục triệt để quá tải bệnh viện mà còn góp phần cải tổ hệ thống y tế", PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định.

Trên cơ sở quy định của Bộ Y tế, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đào tạo, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn đối với các bác sĩ làm việc tại các cơ sở y tế hoạt động theo mô hình bác sĩ gia đình. Thành phố cũng sẽ tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, kết nối hỗ trợ của các bác sĩ bệnh viện tuyến trên... đối với hệ thống y tế cơ sở hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích mà mô hình bác sĩ gia đình mang lại, đó là chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục, có tính cộng đồng cao. Ông Hiền khẳng định, qua kiểm tra, giám sát, nếu đơn vị hay cá nhân nào cố tình vi phạm quy định chuyên môn, hoạt động khi chưa đáp ứng đầy đủ quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top