Tập yoga tăng miễn dịch, chống cảm lạnh, cảm cúm: 10 tư thế ai cũng nên tập ngay từ bây giờ
Bằng cách duy trì thói quen tập yoga mỗi ngày, bạn có thể cải thiện hệ miễn dịch và tăng khả năng chống lại các vấn đề sức khỏe do thay đổi thời tiết gây ra như cảm lạnh, cảm cúm.
Những người sở hữu hệ miễn dịch kém rất dễ bị đau họng và cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Dù xuất hiện phổ biến và không gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, tình trạng này tạo ra cảm giác không mấy dễ chịu.
Yoga giúp chống cảm lạnh và tăng cường hệ miễn dịch nhờ khả năng cân bằng hệ thần kinh giao cảm, kích thích phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy và phó giao cảm, giúp cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
Ngoài ra, hệ miễn dịch còn tạo ra các tế bào bạch cầu có khả năng chống lại virus. Những tế bào này thường tập trung trong tuyến ức ở ngực. Với việc tập các tư thế yoga, bạn có thể thúc đẩy tế bào bạch cầu di chuyển lên đầu và cổ họng, từ đó làm dịu các xoang tắc nghẽn do cảm cúm gây ra.
Dưới đây là tổng hợp các tư thế yoga giúp tăng cường miễn dịch, chống cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả mọi người nên thực hiện tại nhà:
Tư thế gập người

Mọi người nên thực hiện tư thế gập người khi bụng rỗng hoặc vào buổi tối, cách bữa ăn cuối cùng trong ngày 4-6 tiếng.
Tư thế gặp người nổi tiếng với khả năng tăng cường lưu thông máu. Khi thực hiện tư thế này, bạn có thể loại bỏ tắc nghẽn trong các xoang và cải thiện quá trình hít thở. Hơn nữa, chúng còn tiếp thêm sức mạnh cho hệ thần kinh và làm giảm căng thẳng không đáng có.
Tư thế chó úp mặt

Tư thế này được gọi là tư thế chó úp mặt do giống với hình dáng của một con chó đang cúi người về phía trước.
Tư thế chó úp mặt khiến cho trái tim tạm thời được đặt ở vị trí cao hơn đầu. Khi trọng lực dồn xuống dưới, điều này sẽ kích thích lưu thông bạch huyết và máu. Nói cách khác, đảo ngược vị trí của đầu và tim giúp các tế bào bạch cầu lưu thông tự do khắp cơ thể, giải thoát những xoang đang bị tắc nghẽn.
Tư thế lạc đà

Ngoài khả năng cải thiện hệ miễn dịch, tư thế lạc đà còn đem lại lợi ích cho hệ tiêu hóa và tăng cường thải độc.
Khi thực hiện tư thế lạc đà, bạn cần mở rộng lồng ngực và loại bỏ mọi thứ gây cản trở đường thở. Do đó, cố gắng hít thở thật sâu và thực hiện nhiều lần nhất có thể là yếu tố quan trọng khi thực hiện tư thế này. Các khu vực bị tắc nghẽn do cảm lạnh gây ra sẽ nhanh chóng biến mất.
Tư thế gác chân lên tường

Tư thế gác chân lên tường giúp đưa các tế bào miễn dịch di chuyển khắp cơ thể.
Đây là một tư thế tuyệt vời để chống lại các bệnh về đường hô hấp. Khi thực hiện tư thế gác chân lên tường, bạn sẽ nhận thấy những cơn đau đầu, đau lưng do cảm lạnh gây ra được cải thiện đáng kể.
Không những vậy, tư thế này còn có khả năng làm dịu tâm trí, giảm mệt mỏi, tiếp thêm sức mạnh cho cơ thể để đối phó với cảm lạnh.
Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu giúp mở rộng lồng ngực, tim, vai, cột sống, gáy và các cơ gập hông.
Tư thế cây cầu là một tư thế đa năng và có thể đem lại nhiều lợi ích bất ngờ. Chúng là một cách tuyệt vời để mở rộng lồng ngực, kích thích lưu thông máu tới đầu và loại bỏ tắc nghẽn trong các xoang.
Ngoài ra, tư thế này cũng tác động tới tuyến ức, một trong những cơ quan quan trọng của hệ miễn dịch.
Tư thế cánh cung

Tư thế cánh cung chỉ được thực hiện khi dạ dày và ruột trống rỗng.
Tư thế cánh cung giúp cho lưng, ngực, cổ và bụng được kéo giãn, mở rộng lồng ngực. Do đó, thực hiện tư thế này sẽ cải thiện khả năng hít thở khi bạn bị cảm lạnh.
Đây cũng là một phương pháp thư giãn tuyệt vời nếu bạn không thể chợp mắt được vì lạnh. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó thở, bạn đừng cố gắng giữ tư thế này lâu.
Tư thế cái cày

Những người đang gặp vấn đề về căng thẳng và mệt mỏi nên thực hiện tư thế cái cày để làm dịu hệ thần kinh.
Tư thế này rất hữu ích cho những người bị viêm xoang và mong muốn phục hồi tuyến thượng thận. Chúng cải thiện lưu thông máu trong cơ thể và góp phần giải độc bên trong.
Khi thực hiện tư thế cái cày, hệ thống phó giao cảm sẽ chữa lành cơ thể hiệu quả hơn, từ đó giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu do cảm lạnh gây ra.
Tư thế con cá

Tư thế con cá không chỉ tăng cường sự linh hoạt cho cột sống mà còn giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Khi thực hiện tư thế này, ngực của bạn sẽ được nâng lên và cổ họng mở ra. Việc làm này giúp cải thiện nhịp thở và chữa lành. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể hỗ trợ phần giữa lưng bằng đệm, gối hoặc các khối tập yoga để tăng cường khả năng phục hồi tối ưu.
Tư thế trồng cây chuối

Thực hiện tư thế trồng cây chuối là cách tuyệt vời để tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ tim mạch.
Đây có vẻ là một trong những tư thế yoga phức tạp và khó thực hiện nhất. Dù vậy, tư thế này có khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc, giúp máu bị ứ đọng lưu thông từ ngón chân, qua các bộ phận trên cơ thể để tới tim và đầu.
Chúng sẽ cải thiện khả năng miễn dịch và giúp bạn chống lại cảm lạnh. Nếu cảm thấy khó thực hiện tư thế trồng cây chuối, bạn có thể sử dụng tường hoặc tìm người xung quanh để hỗ trợ.
Tư thế xác chết

Tư thế xác chết tưởng chừng đơn giản nhưng có thể là một trong những tư thế khó nhất vì bạn phải hoàn toàn thả lỏng cơ thể và tâm trí trong quá trình thực hiện.
Tư thế xác chết giúp đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi sâu. Khi bị cảm, tất cả những gì bạn cần làm là để cho cơ thể nghỉ ngơi. Tư thế này cũng cung cấp năng lượng và góp phần chống lại các virus đang gây bệnh.

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Sống khỏe - 26 phút trướcCho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?
Sống khỏe - 28 phút trướcBạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 43 phút trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh
Sống khỏe - 2 giờ trướcVitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 18 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.