Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tháng “cô hồn” có nên lau dọn bàn thờ?

Thứ hai, 13:30 17/08/2015 |

GiadinhNet - Sắp đến Rằm tháng 7, nhiều nhà chuẩn bị sắp xếp, bao sái (lau dọn) bàn thờ để tới Rằm tháng 7 đón gia tiên về được sạch sẽ, thanh tịnh. Ai được phép bao sái bàn thờ và dọn sao để không “phạm” vào điều cấm kỵ?

 

Bạn nên chọn thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất vào dịp cuối tháng. 	
Ảnh minh họa
Bạn nên chọn thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất vào dịp cuối tháng. Ảnh minh họa

 

Tránh nhất là đổ vỡ đồ thờ

Từ ngày lấy chồng tới giờ, chị Lê Hoài (ở Lạc Long Quân, Hà Nội) thường lau dọn bàn thờ mỗi dịp lễ, Tết. Chồng chị tuy là con trai trưởng nhưng hơn 50 tuổi vẫn chưa bao giờ động tay tới việc bao sái bàn thờ. Mỗi dịp giỗ chạp, giỏi lắm anh thắp được nén hương, lầm bầm vài câu rồi giục “Mẹ nó lên cúng lễ đi này”.

Nhà chị Đặng Thị Hòa (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) thì chồng ở rể trên đất nhà vợ. Anh quan niệm cha mẹ chỉ ở nhà quê chứ không bao giờ theo về “ngự nhờ” nhà vợ nên anh không thờ cúng trên đất nhà vợ. Chị không đồng ý, nhờ cả thầy về giải thích rằng nhà nào cũng có bà cô tổ, con trai cứ lập gia đình là bà cô tổ sẽ về ngự và gia tiên về theo phù hộ cho con cháu. Nhưng anh cứ phớt lờ và không cúng lễ. Thế là hai mấy năm lấy chồng, chưa lần nào anh dâng được nén hương lên gia tiên trên đất nhà vợ.

Với nhà chị Nguyễn Thị Lê (ở Âu Cơ, Hà Nội) thì khác. Chồng chị là con trưởng, chu đáo việc cúng lễ, nên ngay từ khi nhà lập hương án phụng thờ, anh dành luôn việc bao sái, phân công chị là phụ nữ chỉ mua sắm hoa quả, đồ lễ, chế biến thực phẩm… bày lễ, bày mâm. Còn đặt lễ, sắp xếp đồ lễ là trách nhiệm của anh. Anh “sợ” chị… lóng ngóng lại “phạm” làm vỡ đồ, đổ lễ vì hương án có bài vị gia tiên và một số đồ quý (chưa kể những ngày các cụ coi là phụ nữ không “sạch sẽ”).

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người), xưa kia việc cúng lễ được quan niệm là việc của đàn ông là người chủ gia đình, đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Phụ nữ trông coi việc bếp núc. Trên bàn thờ, tủ thờ thường có hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi bao sái, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ.

Ngày nay, ở đô thị việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không phân biệt nam, nữ, tuổi tác. Nhưng ở thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Vào những ngày cúng lễ quan trọng như: Rằm tháng 7, giỗ chạp… thì mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên.

Thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc bao sái bàn thờ ai làm cũng được, không cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng bao sái không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị… của tổ tiên để lại. Cả những tấm ảnh bố mẹ ông bà để thờ lâu ngày, nếu bao sái không cẩn thận mà bị hỏng, rách thì không sao có lại được nữa.

Thời điểm này không nên động tới bát hương

Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ không nên làm, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.

Hãy tắm rửa rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó. Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.

Sau đó dùng nước vang ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm), rượu gừng để lau. Bao sái thuận là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.

Ông Hà Thanh lưu ý: Thời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua. Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Xử trí chân hương, đồ thờ cúng bỏ đi ra sao?

Theo ông Hà Thanh, tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.

Nhiều nhà còn đem đồ thờ cúng như bát hương, chén đĩa thờ cũ… vứt lung tung. Người xưa không làm như thế, mà quan niệm đem tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng thả ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

 

Cách bài trí bàn thờ

- Bàn thờ tùy điều kiện mà đặt lễ cúng dường.

- Bàn thờ truyền thống cần có bình hoa, đèn/nến, hương, hoa quả, chén nhỏ đựng nước cúng.

- Bao sái bàn thờ nên dùng chổi, khăn lau riêng.

- Ngoài đặt các đồ thờ cúng, thì những thứ không liên quan đến thờ cúng không nên bày trên bàn thờ.

4Không nên đặt chậu cây cảnh, hoa giả dâng cúng trên bàn thờ. Chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng. Nước bình hoa nên thay thường xuyên để tránh uế tạp.

Ông Nguyễn Mạnh Cường

(Nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học)

Hà Dương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những món đồ đơn giản nhưng đặt vào phòng khách là tài lộc, hưng vượng, bình an cả năm

Những món đồ đơn giản nhưng đặt vào phòng khách là tài lộc, hưng vượng, bình an cả năm

- 9 giờ trước

GĐXH - Theo quan niệm phong thủy, vị trí Tài vị phòng khách tác động đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, sức khoẻ của gia đình. Vì vậy, nhiều gia chủ ngày nay rất chú ý bài trí cung tài vị bằng đồ phong thủy, cây xanh để đón tài lộc cả năm.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' ở Nghệ An

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' ở Nghệ An

- 11 giờ trước

Tòa lâu đài trị giá 100 tỷ thuộc sở hữu của đại gia Nguyễn Vĩnh Thoan (SN 1978, Nghệ An). Anh Thoan được người dân trong vùng gọi là "đại gia đồng nát", vươn lên từ những ngày nghèo khổ và cực khó.

7 sai lầm 'kinh điển' khi chọn ghế sofa mà 80% người mua sẽ mắc phải

7 sai lầm 'kinh điển' khi chọn ghế sofa mà 80% người mua sẽ mắc phải

- 14 giờ trước

Mua một chiếc ghế sofa là một việc không đơn giản. Nhiều người trong chúng ta đã mắc sai lầm khi lựa chọn món đồ nội thất này.

Chỗ đặc biệt này ở phòng khách mà đúng phong thủy thì mọi việc dần như ý, được phúc lộc, bình an

Chỗ đặc biệt này ở phòng khách mà đúng phong thủy thì mọi việc dần như ý, được phúc lộc, bình an

- 18 giờ trước

GĐXH - Theo quan điểm phong thủy, bạn không đủ kiến thức về phong thủy thì chỉ cần biết chăm chút tốt vị trí đặc biệt này trong phòng khách là mọi việc có thể như ý, phúc lộc trọn vẹn, gia đạo thuận hòa bình an.

Cách bố trí góc làm việc lý tưởng cho căn hộ diện tích nhỏ

Cách bố trí góc làm việc lý tưởng cho căn hộ diện tích nhỏ

- 1 ngày trước

Tham khảo bài viết dưới đây để có thể nắm bắt được cách bố trí góc làm việc lý tưởng nếu bạn đang ở trong một căn hộ có diện tích nhỏ.

Gia đình ở Hà Nội chi 1,5 tỷ đồng làm nội thất phong cách Nhật Bản

Gia đình ở Hà Nội chi 1,5 tỷ đồng làm nội thất phong cách Nhật Bản

Không gian sống - 2 ngày trước

Căn nhà là không gian nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần của gia chủ. Màu sắc chủ đạo trắng ngà kết hợp với màu vàng cát và sơn giả bê tông đem lại không gian mộc mạc, ấm áp.

4 cây cảnh nên trồng ở ban công vừa đẹp vừa dùng pha trà uống, chế biến món ăn tốt cho sức khỏe

4 cây cảnh nên trồng ở ban công vừa đẹp vừa dùng pha trà uống, chế biến món ăn tốt cho sức khỏe

- 2 ngày trước

GĐXH – Người xưa vẫn có câu ‘trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời’, mọi người có thể lựa chọn 4 cây cảnh nên trồng ở ban công này. Chúng không chỉ trang trí làm đẹp ban công mà còn dùng pha trà, uống vào tốt sức khỏe.

Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

- 2 ngày trước

GĐXH – Trang sức phong thủy rất được phái đẹp ưa chuộng, bởi ngoài đẹp thẩm mỹ còn có ý nghĩa phong thủy là hộ thân, cầu may… Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 4 cách dễ nhất giúp trang sức phong thủy phát huy công dụng hỗ trợ về sức khỏe, bình an, may mắn, tài lộc...

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Mẹo vặt - 3 ngày trước

Có một số vật dụng thực sự khiến mọi người khó chịu nếu không có chúng.

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Không gian sống - 3 ngày trước

Vào mùa hè hay những ngày nắng nóng cao điểm, việc dùng điều hoà thế nào cho vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm là quan tâm của nhiều người.

Top