Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh tra dân số hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh: Rốt ráo vào cuộc

Thứ tư, 10:48 17/11/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Từ 107 bé trai/100 bé gái (năm 1999) lên 110 (năm 2006), 111,6 (năm 2007) và 112 (năm 2008). Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức tương đương tỷ số giới tính khi sinh của Trung Quốc cách đây 20 năm. Ngành dân số đang nỗ lực vào cuộc để khống chế tình trạng này. Nhưng công cuộc này còn đòi hỏi sự chung tay của mọi cấp, ngành và ý thức của người dân.

Con số báo động

Nghiên cứu "Những biến đổi gần đây về tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: Tổng quan và các bằng chứng" - Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam dự báo: Nếu tỷ số giới tính khi sinh không được khống chế thì sau năm 2020, chênh lệch giữa số lượng nam giới và nữ giới ngày càng tăng, mức dư thừa nam giới sẽ tới 12% vào năm 2040 và sẽ vượt quá mức 20% trước năm 2050. Sự chênh lệch tuyệt đối giữa quy mô dân số nam và nữ vào năm 2050 sẽ khoảng 2,3 triệu đến 4,3 triệu người.

Trên phạm vi toàn quốc, năm 2009 đã có trung bình 111 bé trai được sinh ra/100 bé gái. Ở một số tỉnh, thành phố, tỷ số này còn cao hơn, cá biệt có tỉnh đã lên tới 120 - 125 bé trai/ 100 bé gái. Tỷ số giới tính khi sinh biến đổi khác nhau giữa các vùng, miền. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy: Tỷ số này ở khu vực nông thôn miền Bắc cao hơn khu vực thành thị; Ngược lại ở miền Nam, khu vực thành thị lại cao hơn nông thôn.
 

Qua các đợt kiểm tra, ngành Thanh tra đã phát hiện không ít đầu sách có nội dung vi phạm các quy định của pháp luật về DS - KHHGĐ được phát hành lậu. Ảnh minh họa.

 
Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên cũng có xu hướng tăng ở một số gia đình có điều kiện kinh tế, trong số này tỷ lệ bé trai thường cao hơn bé gái. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nếu không được can thiệp và điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ luỵ, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế, xã hội sau này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh, trong đó phải kể tới một số nguyên nhân quan trọng như: Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tuyên truyền, phổ biến các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi chưa được triển khai thường xuyên, liên tục. Các quy định của pháp luật về phá thai còn có điểm chưa phù hợp. Công tác kiểm tra các hoạt động phá thai, chẩn đoán giới tính thai nhi với nhiều hình thức rất khó thực hiện vì nó được "nấp" sau các hoạt động chuyên môn khác và thường không để lại chứng cứ nào.

Vào cuộc

Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế và Tổng cục DS - KHHGĐ, từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ Y tế đã thành lập 4 Đoàn thanh, kiểm tra; tiến hành thanh, kiểm tra 43 đối tượng về hành vi tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi. Trong đó: 13 trang thông tin điện tử, 12 Nhà xuất bản, 7 Tổng công ty, Công ty phát hành sách và 11 nhà sách tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Lạng Sơn, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm tra 6.570 ca siêu âm thai và 2.901 hồ sơ phá thai tại 28 cơ sở y tế công lập và tư nhân tại 4 tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Phú Thọ và Hưng Yên.

Qua kiểm tra, bước đầu phát hiện 39 đầu sách với 41.700 cuốn đã được xuất bản (theo Quyết định xuất bản) có nội dung vi phạm các quy định cấm về tuyên truyền, hướng dẫn phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi. Các trang thông tin điện tử có nội dung hướng dẫn phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi có thể kể tới hàng trăm. Công tác quản lý thai sản, dịch vụ phá thai, đặc biệt là phá thai nội khoa và siêu âm còn thiếu chặt chẽ.
 
Đoàn Thanh tra đã tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Dân số nói chung và các quy định cấm lựa chọn giới tính thai nhi nói riêng cho các đơn vị, cá nhân được kiểm tra, đồng thời yêu cầu 12 Nhà xuất bản ra quyết định thu hồi và đình chỉ lưu hành các sách có nội dung vi phạm. Đề nghị tạm thời đình chỉ hoạt động 2 cơ sở y tế tư nhân, kiến nghị xử lý các cơ sở, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định cấm của pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.
 
Đối phó với tình trạng "lách luật"
 

Qua đợt phúc tra việc thực hiện các kiến nghị thanh tra đầu tháng 4/2010 cho thấy: Đã có 28 đầu sách với 4.101 cuốn có nội dung vi phạm đã có quyết định thu hồi và đình chỉ lưu hành của các nhà xuất bản, 12/13 trang thông tin điện tử được kiểm tra đã gỡ bỏ các nội dung vi phạm. Nhận thức chung của toàn xã hội về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đã được nâng lên             rõ rệt.

Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng phá thai vì lý do giới tính, cần phải  nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật về điều kiện phá thai, trong đó đề cao vai trò kiểm soát của cơ quan quản lý về Dân số trên địa bàn. Quy định một số thủ tục hành chính cần thiết với đối tượng xin phá thai nhằm kiểm soát được lý do của việc phá thai.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy: Việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về dân số còn hạn chế. Hầu hết các đơn vị được kiểm tra đều phản ánh không nhận được các văn bản quy định của pháp luật về DS - KHHGĐ. Công tác phổ biến, hướng dẫn, cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đến các cơ quan, đơn vị này còn thiếu thường xuyên, liên tục làm cho họ nhận thức không đầy đủ dẫn tới sai phạm.
 
Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng thiếu thường xuyên, chưa sát sao, kể cả các cơ quan trung ương và địa phương, dẫn tới tình trạng các sách, ấn phẩm, bài viết có nội dung vi phạm được phát hành, đăng tải nhiều năm mà không bị nhắc nhở. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý với cơ quan truyền thông chưa cụ thể. Việc trao đổi thông tin 2 chiều chưa thường xuyên dẫn tới tình trạng một số cơ quan truyền thông bị thiếu thông tin.
 
Việc kiểm soát nội dung cuốn sách trong quá trình in từ bản thảo được phê duyệt đến khi cuốn sách được phát hành của một số nhà xuất bản thiếu chặt chẽ dẫn tới tình trạng một số đối tác của nhà xuất bản tự ý thay đổi tựa đề cuốn sách (trang bìa) hoặc một số nội dung trong cuốn sách nhưng nhà xuất bản không nắm được.
 
Một số cuốn sách được phát hành từ trước khi có quy định cấm của pháp luật, có nội dung vi phạm (xuất bản từ năm 2002 - 2003) nhưng đến nay chưa được thu hồi, đình chỉ lưu hành dẫn tới tình trạng bị một số cơ sở mượn danh Nhà xuất bản in lậu toàn bộ cuốn sách này hoặc trích một phần nội dung đưa vào các sách khác và thường các phần trích này có nội dung vi phạm.
 
Việc kiểm soát các hoạt động trích và đưa nội dung thông tin vào các sách hoặc website còn thiếu chặt chẽ. Nhiều nội dung được trích từ các tạp chí hoặc nghiên cứu của nước ngoài hoặc các sách, tài liệu đã được phát hành từ những năm trước nhưng không được kiểm duyệt, chưa được sự đồng ý của tác giả dẫn tới tình trạng vi phạm các quy định cấm của pháp luật mà không biết.

Nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức thanh tra cơ sở

Bên cạnh đó còn phải kể đến bộ máy tổ chức làm công tác Thanh tra DS- KHHGĐ ở địa phương đang trong giai đoạn củng cố, chưa hoàn thiện. Chi cục DS- KHHGĐ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng thanh tra nhưng không có tổ chức và cán bộ làm công tác thanh tra. Vì vậy, việc tham mưu cho lãnh đạo và triển khai các hoạt động thanh, kiểm tra về lĩnh vực DS - KHHGĐ còn nhiều hạn chế.    

Để góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới cần tập trung vào các hoạt động như: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về truyền thông trong lĩnh vực DS- KHHGĐ từ Trung ương đến các địa phương. Đổi mới biện pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho hiệu quả, tăng cường công tác trao đổi thông tin, cung cấp các tài liệu liên quan cần thiết cho các cơ quan truyền thông. Phối hợp với các cơ quan truyền thông mở các đợt tuyên truyền sâu rộng về tác hại của việc lựa chọn giới tính thai nhi và các quy định của pháp luật về vấn đề này nhằm chuyển đổi nhận thức và hành vi trong toàn xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm. Kịp thời phát hiện những sơ hở của pháp luật, những bất cập trong cơ chế điều hành, trên cơ sở đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức làm công tác thanh tra từ Trung ương đến các địa phương để hỗ trợ cho nhau về cơ sở pháp luật, bổ sung lực lượng, chia sẻ thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Công tác thanh tra, kiểm tra phải trở thành hoạt động thường xuyên của Thanh tra Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
 
BS Nguyễn Đình Bách
Thanh tra Tổng cục DS - KHHGĐ
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 18 phút trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Top