Thấy con chỉ ngủ 20 phút mỗi đêm, 1,5 giờ/ngày, cha mẹ đưa con đi khám rồi "chết sững" khi nghe bác sĩ kết luận
"Vì con ngủ ít nên cả hai vợ chồng phải thay phiên nhau thức canh con cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi cần ngủ, chứ con thì không", ông bố tâm sự.
Tất cả mọi người đều biết rằng giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngủ chính là quãng thời gian để tất cả các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi và đào thải độc tố. Đối với trẻ em, giấc ngủ còn tác động đến quá trình phát triển thể chất và trí não. Bởi nếu thiếu ngủ, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, căng thẳng, hành động không kiểm soát, phản ứng chậm, thậm chí còn mắc phải bệnh tiểu đường nếu bị mất ngủ trong thời gian dài .
Thế nhưng, anh Robin Audette và chị Kirk Hisko, đến từ Ontario (Canada), đã phải chấp nhận chuyện con gái của mình, Ever (7 tuổi) chỉ ngủ khoảng 20 phút mỗi đêm, và 1,5 giờ/ngày từ khi mới sinh ra.
Ngay từ khi mới sinh ra, Evar đã bị trào ngược axit, ăn vào là nôn trớ.
Anh Robin kể: "Sau khi từ bệnh viện về nhà, Ever bắt đầu khó ăn. Con cứ bú sữa lại nôn trớ nên rất cáu kỉnh. Chúng tôi đã cố gắng làm mọi thứ để Ever cảm thấy dễ chịu, nhưng nó không hiệu quả. Chẳng còn cách nào khác, vợ chồng tôi đành đưa con đến gặp bác sĩ".
Khi được 3 tuần tuổi, Ever được chẩn đoán mắc bệnh GERD – một dạng trào ngược axit. "Sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc uống, con tôi bớt nôn trớ, bú được nhiều sữa hơn và Ever trở nên vui vẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi nhận thấy con đã bỏ lỡ nhiều cột mốc phát triển quan trọng khi được 1 tuổi. Đặc biệt là Ever ngủ rất ít, hầu như thức cả ngày lẫn đêm", ông bố 1 con nói.
Rồi cô bé ngủ rất ít, hầu như thức cả ngày lẫn đêm.
Mặc dù đã đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ đều không tìm được nguyên nhân vì sao Ever lại ngủ rất ít, trong khi lẽ ra ở độ tuổi này, bé phải ngủ nhiều. Mãi cho đến năm 2016, khi đó bé gái đã được 2 tuổi, bác sĩ mới chẩn đoán được đứa trẻ bị mắc phải hội chứng Angelmen.
Bác sĩ kết luận Ever mắc phải hội chứng Angelman.
Tuy vậy, cô bé luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Anh Robin cho biết: "Tôi chưa bao giờ nghe nói về hội chứng này. Vợ chồng tôi chỉ biết rằng cho con ngủ là cuộc đấu tranh lớn nhất của chúng tôi. Chúng tôi không được ngủ nhiều, thường sẽ phải thay phiên nhau ngủ mỗi đêm 4 – 6 tiếng để còn trông con, vì Ever ngủ rất ít. Chúng tôi cần ngủ nhưng Ever thì không.
Tuy nhiên, thật may mắn là dù ngủ ít nhưng con tôi vẫn vui vẻ và hạnh phúc. Song, khi được 3 tuổi, con tôi vẫn chưa biết nói. Tôi lo lắng không biết mọi người sẽ nhìn con như thế nào. Nhưng bây giờ thì con tôi đã nói được rồi, và vẫn chỉ ngủ khoảng 20 phút mỗi đêm và khoảng 1,5 giờ mỗi ngày".
Hội chứng Angelman là gì?
Theo thông tin từ Mayo Clinic - một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ, hội chứng Angelman là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các khuyết tật nghiêm trọng về thể chất và trí tuệ. Cụ thể, hội chứng này gây ra tình trạng chậm phát triển, chậm nói, mất thăng bằng và co giật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các triệu chứng của hội chứng Angelman bao gồm:
- Chậm phát triển như không biết bò khi được 6 - 12 tháng tuổi.
- Chậm nói.
- Khó khăn khi đi lại, và khả năng giữ thăng bằng kém.
- Thường xuyên cười, vui vẻ nhưng dễ bị kích động.
- Mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Khi được khoảng 2 tuổi, trẻ bị mắc hội chứng Angelman sẽ có đầu phẳng ở phía sau, hay lên cơn co giật, đồng thời có xu hướng thích lè lưỡi, mắt lác, da tóc nhợt nhạt.
Một số trẻ nhỏ mắc hội chứng Angelman có thể gặp khó khăn khi bú vì chúng không thể phối hợp giữa việc bú và nuốt, vì vậy hay bị nôn trớ và cần được điều trị hội chứng trào ngược.
Hầu hết trẻ sơ sinh mắc hội chứng Angelman không có triệu chứng gì khi mới sinh ra. Các dấu hiệu đầu tiên chỉ xuất hiện khi trẻ được 6 đến 12 tháng tuổi bằng các biểu hiện như chậm phát triển. Vì thế, nếu thấy con đã bỏ qua nhiều cột mốc phát triển quan trọng trong 1 năm đầu đời, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn. Và bạn cũng yên tâm rằng mặc dù hội chứng này không thể chữa khỏi nhưng nó không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.
Nguồn: Thesun, MayoClinic, NHS
Theo Nhịp Sống Việt
Chụp CT an toàn cho trẻ với công nghệ CT 2560 lát cắt đầu tiên tại BVĐK Hồng Ngọc
Sống khỏe - 48 phút trướcLần đầu tiên tại Việt Nam, hệ thống CT cao cấp siêu tốc độ Revolution Apex Elite 3.0 cung cấp 2560 lát cắt được BVĐK Hồng Ngọc đưa vào sử dụng giúp giảm tới 96% tác động tia xạ - một bước tiến quan trọng mang đến giải pháp an toàn và chính xác cao cho bệnh nhi trong các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng
Y tế - 1 giờ trướcTheo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.
Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Trong tháng 11, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh sởi biến chứng nặng, phải thở máy.
Phát hiện sớm tụ máu não ở người cao tuổi
Sống khỏe - 1 giờ trướcTụ máu não là một vấn đề nghiêm trọng xuất hiện khi các mạch máu lớn trong não bị vỡ và gây ra xuất huyết, tạo thành khối máu tụ trong não.
Lý do nên ăn gừng vào mùa đông
Sống khỏe - 3 giờ trướcKhông chỉ là loại gia vị phổ biến trong các món ăn, gừng còn có tác dụng tuyệt vời giúp làm ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh giá.
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Sống khỏe - 17 giờ trướcNam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.