Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thay vì cố truy tìm '2 vạch', F0 hãy làm tốt điều này để giảm chi phí, không lo hậu COVID-19

Thứ tư, 12:19 16/03/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mắc COVID-19, nhiều người quá quan trọng test nhanh hay xét nghiệm RT-PCR, theo các chuyên gia điều đó không thực sự cần vì quá lãng phí.

F0 bị tiêu chảy, cần làm gì để trị dứt điểm, không lo hậu COVID-19F0 bị tiêu chảy, cần làm gì để trị dứt điểm, không lo hậu COVID-19

GiadinhNet - Ngoài nguyên nhân khiến F0 bị tiêu chảy do virus còn có thể do uống quá nhiều thuốc và tẩm bổ quá nhiều chất khiến cơ thể không thích ứng...

Mắc COVID-19, nhiều người dân nôn nóng nghĩ đến việc test PCR làm "bằng chứng" để có thể tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, theo chuyên gia, PCR rất nhạy và có thể phát hiện mảnh RNA của virus tới 3 tháng sau nhiễm, nhưng không có bằng chứng lây, nên không cần làm PCR để khẳng định không lây mới cho tái hòa nhập.

Còn test nhanh có âm tính giả nên nếu dùng test nhanh thì làm 2 test âm tính liên tiếp sẽ giảm mức độ âm tính giả. Quyết định tái hòa nhập dựa vào triệu chứng, thời gian từ lúc dương tính/triệu chứng, và mức độ Covid thể nhẹ, vừa, hay nặng, chứ không đơn giản chỉ là test nhanh âm tính. Vì vậy, không phải ai cũng cần làm test nhanh.

Thay vì cố truy tìm "2 vạch", F0 hãy làm tốt điều này để giảm chi phí, không lo hậu COVID-19 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo chia sẻ của TS. BS Trần Nam Trung, chuyên gia Dịch tễ học tại Mỹ, có 3 trường hợp khuyến nghị thời điểm cần test nhanh, đó là:

- Nếu có triệu chứng (bất kể đã tiêm vaccine hoặc từng nhiễm Covid hay chưa) thì nên làm test nhanh (hoặc PCR) luôn. Test nhanh dương tính dù là vạch mờ cũng khá chắc chắn là đã nhiễm, không cần làm PCR khẳng định, trừ phi cần chứng nhận F0. Nếu nghi ngờ thì đợi vài tiếng hoặc hôm sau làm lại một test nhanh khác hoặc có thể làm PCR để khẳng định.

- Nếu tiếp xúc F0 và không có triệu chứng: đợi tới ngày thứ 4 tới thứ 6 sau tiếp xúc mới nên test. Không nên test hàng ngày bắt đầu ngay hôm mới tiếp xúc.

- Người sắp tham gia tụ tập chỗ đông người, đi làm, thăm người ốm/già, suy giảm miễn dịch... Kết quả test nhanh có thể thay đổi nhanh chóng. Âm tính chỉ có giá trị trong 12 giờ. Nếu làm test nhanh vì mục đích này thì nên làm gần lúc sắp tụ tập.

Quan điểm về test nhanh, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã chia sẻ trên NLĐ:

Với Omicron và với cả Delta trước đó, vạch trên que test nhanh đậm hay nhạt không phản ánh được bệnh đang nặng hay nhẹ hoặc sẽ nặng hay nhẹ, vì tải lượng virus không ảnh hưởng đến độ nặng nhẹ của bệnh như các biến thể trước.

Thay vì cố truy tìm "2 vạch", F0 hãy làm tốt điều này để giảm chi phí, không lo hậu COVID-19 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Test lên 2 vạch, dù vạch T đậm hay nhạt, thì cũng dương tính rồi. Lúc này hãy lo cách ly, theo dõi triệu chứng, có triệu chứng gì thì chữa triệu chứng đó. Vì Omicron bản chất là nhẹ, người chích ngừa vắc-xin Covid-19 đủ rồi thì càng nhẹ, người trẻ khỏe càng nhẹ hơn.

Nhiều người chẳng bị "hành" gì, đi qua Covid-19 như một cơn cảm nhẹ mà vạch vẫn đậm, thậm chí "2 vạch" nhiều ngày hơn người ta, vì việc chừng nào hết virus là do cơ địa. Quan trọng là triệu chứng thôi. 7 ngày sau cần kiểm tra thêm một lần để kết thúc cách ly thì hãy test.

Còn nếu nói là sợ lây cho người khác thì muốn an toàn tuyệt đối, sau khi đủ ngày cách ly, cần mang khẩu trang cẩn thận thêm 7 ngày. Virus cần thời gian để đào thải khỏi cơ thể, mới 3-4 ngày thấy mình 1 vạch trở lại, cho là an toàn rồi thì không đúng.

Với những người là F1 khi mới vừa tiếp xúc với F0 mà test thì không có giá trị gì, bởi có lây cũng cần vài ngày ủ bệnh thì mới dương tính. Lúc này, việc cần nhất là hạn chế tiếp xúc và thực hiện 5k đầy đủ.

Khi thấy mình có triệu chứng nghi ngờ mà bản thân từng tiếp xúc gần với F0 mấy ngày trước hay cả nhà F0 còn có mỗi mình 1 vạch, thì hãy coi như mình thành F0 rồi. Vài ngày rồi cũng sẽ qua, chỉ cần tránh lây cho người khác, không việc gì phải hoảng sợ mà test liên tục để tìm 2 vạch.

Ngoài ra, để test nhanh hiệu quả nhất thì cố gắng test đúng khi sử dụng. Lưu ý khâu đọc kết quả sau test: không đọc quá sớm, cũng không để hàng giờ sau mới quay lại đọc. Hầu hết các test nhanh cho kết quả chính xác nhất sau 15-20 phút.

F0 bị đỏ mắt, đau mắt cần làm gì để nhanh khỏi sau khi âm tínhF0 bị đỏ mắt, đau mắt cần làm gì để nhanh khỏi sau khi âm tính

GiadinhNet - Khi mắc COVID-19 hay đã khỏi bệnh cần hạn chế nhìn điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử trong thời gian dài, tránh bị mỏi mắt, tổn thương võng mạc.

Triệu trái tim hướng về Gạc Ma

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 58 phút trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 3 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 3 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 16 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Top