Thói quen ăn hải sản có hại cho sức khỏe nhưng rất nhiều gia đình vẫn đang gặp phải
GiadinhNet – Ăn hải sản tái, sống; kết hợp với những thực phẩm có tính hàn hay uống bia khi ăn hải sản… là những thói quen có thể gây hại cho sức khỏe.
Hải sản là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, được nhiều gia đình ưa chuộng. Nhóm thực phẩm này được đánh giá cao nhờ chứa nhiều protein chất lượng cao, axít béo không bão hòa đa omega-3 và các khoáng chất, nguyên tố vi lượng cũng như các loại vitamin.
Theo đó, chất lượng protein trong hải sản vượt trội so với thịt trên cạn. Các loại hải sản chứa tới 9 axít amin thiết yếu cần thiết để xây dựng protein hoàn chỉnh. Những axít amin thiết yếu này cần cho cơ thể tổng hợp hormone và chất dẫn truyền thần kinh, cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ, mô và điều chỉnh chức năng miễn dịch.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, hải sản cũng là nhóm dễ gây dị ứng, ngộ độc khi ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đa phần các loại hải sản đều tích trữ trong cơ thể chúng nhiều chất có khả năng gây độc. Do đó, việc lựa chọn và chế biến hải sản đúng cách là điều rất quan trọng.
Cùng với đó, cần chú ý đến thời điểm ăn hải sản cũng như việc kết hợp các thực phẩm khác với hải sản để tránh gây hại cho sức khỏe.
Những thói quen ăn hải sản có nguy cơ gây hại
Ăn hải sản với các thực phẩm có tính hàn
Theo đông y, hải sản có tính hàn, nên nếu ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, dấp cá, nước đá... dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Uống bia khi ăn hải sản
Đây là thói quen của rất nhiều người, nhất là trong mùa hè nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp giữa bia và hải sản sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh tái phát hay nặng hơn. Vì lượng purine trong hải sản trong quá trình tiêu hóa sẽ hình thành axit uric, khi chất này dư thừa sẽ gây ra bệnh gout và các bệnh khác.
Ăn hải sản tái, sống
Nhiều người thích ăn hải sản sống, các món sushi, gỏi cá sống, hàu sống… Tuy nhiên, trong hải sản có chứa nhiều vi khuẩn như vibrio parahaemolyticus, lungfluke, salmonella, đây là các loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt cao và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 80 độ C. Khi ăn phải hải sản sống thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể gây đau bụng, tiêu chảy và nhiều biến chứng khác.
Đặc biệt, đối với những người thích ăn sò sống, hàu sống dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn Vibrio. Đây là một loại vi khuẩn sống trong nước biển ấm, được mệnh danh là vi khuẩn "ăn thịt người". Vi khuẩn Vibrio có thể lan ra khắp cơ thể nếu bị nhiễm khuẩn vào vết thương hở và chúng phát triển rất nhanh, có thể gây tử vong cho người bệnh.
Những ai không nên ăn hải sản?

Những người bị bệnh gout hay viêm khớp: Các món ăn từ hải sản là những thực đơn nên hạn chế đối với những người bị bệnh gout. Đây là căn bệnh được mệnh danh là "bệnh nhà giàu" do chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu. Nếu không tiết chế kịp thời thì đến một lúc nào đó, bệnh nhân sẽ rất đau đớn, khó khăn khi vận động.
Những người có cơ địa bị dị ứng: Hải sản là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng trong khi ăn uống. Chất gây dị ứng có trong đồ biển khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm.
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và thường xuyên xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), ngứa ngáy, nôn nao khó chịu. Nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.
Lưu ý khi chọn và chế biến hải sản
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn hải sản, nên chọn hải sản tươi sống (cá còn bơi, tôm nhảy, ghẹ sống) bởi hải sản tươi mới còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon.
- Không chọn hải sản đã bị ươn thối, bể bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi hôi... vì dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.
- Để giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt, nên chế biến hải sản bằng phương pháp hấp, luộc, nướng hơn là chiên rán.
- Làm sạch và khử mùi tanh của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn nóng mới nhiều dinh dưỡng.
- Trong hải sản thường có ký sinh trùng. Vì vậy, cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh mắc bệnh.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 5 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 16 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.