Thói quen nguy hiểm khiến người đàn ông U60 đột quỵ khi thể dục quanh Hồ Tây
GiadinhNet - Đi thể dục quá sớm xung quanh Hồ Tây vào những ngày Hà Nội rét đậm, người đàn ông đột ngột ngã quỵ, may mắn được người khác phát hiện.
Người Việt tập thể dục không khoa học
PGS.TS Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo thói quen tập thể dục buổi sáng sớm của nhiều người dân Việt không khoa học, thậm chí rất nguy hiểm: Rét đến mấy cũng ra đường tập thể dục.
Thậm chí, không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn, trào lưu tập thể dục từ sáng sớm, người dân tỉnh dậy từ 4 - 5 giờ sáng để đi bộ, tập thể dục rất phổ biến.
Mới đây, Khoa Cấp cứu tiếp nhận trường hợp người đàn ông trên 50 tuổi được người dân đưa vào cấp cứu từ tờ mờ sáng, do ngã đột quỵ khi đang đi bộ thể dục buổi sáng quanh Hồ Tây.
May mắn, người này được những người đi thể dục sớm phát hiện nằm vật bên đường đã gọi xe cấp cứu đưa vào viện. Nhờ được phát hiện kịp thời, đưa đến viện trong khung giờ vàng, nên người đàn ông này được cấp cứu qua nguy kịch.

Bệnh nhân điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai ngày 2/1.
Ngày đầu năm 2019, Hà Nội trong đợt rét đậm, rét hại. Bệnh viện 108 tiếp nhận bệnh nhân nam 57 tuổi trong tình trạng đau ngực, khó chịu, mệt mỏi.
Người nhà cho biết, ngày 29/12, ông dậy tập thể dục lúc 5h sáng khi nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 10-11 độ. Đang tập, ông cảm thấy khó chịu, mệt và đau ngực trái âm ỉ nên về nhà nằm nghỉ. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện nhiều cơn đau ngực tăng giảm bất thường nên được người nhà đưa vào bệnh viện 108.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc cấp tính động mạch vành bên phải. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cấp cứu nong, đặt stent động mạch vành. Rất may tình trạng của bệnh nhân chưa quá nặng nên đã qua cơn nguy kịch.
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, cần lựa chọn môi trường tập luyện phù hợp để không gây tác dụng ngược cho sức khoẻ.
Như trong những ngày giá rét này, người dân không nên dậy sớm, ra ngoài đi bộ từ 4 - 5 giờ sáng. Hãy tập muộn hơn, 8 - 9 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều; thay đổi môi trường tập luyện, thay vì bên ngoài trời có thể tập trong nhà kín gió.
Nhất là với những người già, người có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu... sẽ có nguy cơ cao đột quỵ khi tập luyện trong thời tiết giá lạnh.
Điều quan trọng nhất là người dân phải giữ ấm cơ thể, đi ra ngoài phải mặc ấm, kín đầu và cổ. Trời rét đậm, mưa gió người dân không nên ra ngoài, thay vào đó nên tập trong nhà kín gió, ở nơi ấm áp để tránh các nguy cơ có thể gây ra đột quỵ.
Ngoài ra, người có tiền sử tăng huyết áp - những đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ, cần kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt, ăn ít muối. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Đồng thời, tăng cường ăn nhiều rau xanh, quả tươi...
Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống bất kỳ món gì, kể cả nước lọc
PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, hãy cho bệnh nhân nằm cao đầu. Trong trường hợp có nôn, rối loạn ý thức cần cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên tránh sặc chất nôn vào miệng họng

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
"Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ loại thuốc gì, ngay cả nước lọc cũng không nên trong tình huống này" - vị chuyên gia cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai thông tin
Điều quan trọng khác là cần cố gắng đảm bảo thông thoáng đường thở cho bệnh nhân bằng cách tháo răng giả (nếu có), lau sạch chất nôn, đờm dãi, nới rộng vùng trên ngực để bệnh nhân thông thoáng đường hô hấp rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nhiều gia đình có suy nghĩ để bệnh nhân đột quỵ nằm yên, không đưa đi viện cấp cứu vì nghĩ đột quỵ cần nghỉ ngơi, đây là sai lầm nghiêm trọng, cướp mất cơ hội sống của bệnh nhân đột quỵ vì quá mất khung giờ vàng (3 tiếng) cấp cứu.
Các bác sĩ lưu ý người dân tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu hay đánh gió vì những tác động này vô tình có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không tự ý dùng thuốc huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 180/100mmHg (không dùng thuốc hạ huyết áp dạng nhỏ dưới lưỡi)
3 dấu hiệu không thể bỏ qua
Theo các bác sĩ, khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu: nói ngọng, liệt mặt (méo miệng), liệt nửa người, đau đầu đột ngột, chóng mặt, mất thị lực đột ngột…, hãy yêu cầu người bệnh "CƯỜI – NÓI – CHÀO" rồi quan sát.
Các chuyên gia lý giải, khi yêu cầu người bệnh cười chúng ta sẽ biết được khuôn mặt có bị mất cân đối hay không. Yêu cầu người bệnh đưa hai tay lên và quan sát xem có tay bên nào bị yếu hoặc liệt không. Yêu cầu người bệnh lặp những từ đơn giản và nghe xem giọng nói có bị thay đổi, có méo giọng không?
Nếu có một trong những dấu hiệu trên thì cần gọi ngay cấp cứu 115. Bởi với đột quỵ, thời gian vàng để xử trí hiệu quả là trong vòng 3 tiếng. Đây là những dấu hiệu ban đầu cho thấy não bị thiếu máu, thiếu oxy… và sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được.
Còn đến viện muộn, người bệnh dễ bị di chứng hôn mê, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, mất ngôn ngữ không thể tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân được…
Võ Thu

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 7 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 18 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…