Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thông điệp về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015: Cần dễ hiểu, ngắn gọn

GiadinhNet - "Các thông điệp chủ chốt về DS-KHHGĐ phải đảm bảo các tiêu chí dễ hiểu, gọn và sắc bén".

 
TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp Hội đồng thẩm định tài liệu "Các thông điệp về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015" sáng ngày 28/12.

Bám sát dự thảo Chiến lược DS-SKSS

Sau nhiều tháng nghiên cứu, xây dựng đề cương chi tiết, bám sát thực tiễn, viết và lấy ý kiến góp ý, các chuyên gia của nhóm soạn thảo đã có được dự thảo chi tiết nhất về các thông điệp truyền thông DS - KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, các thông điệp chủ chốt về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015 tập trung ưu tiên, bám sát các vấn đề đã được đặt ra trong dự thảo Chiến lược DS- SKSS giai đoạn 2011 - 2020 như: Chất lượng dân số, cơ cấu dân số (dân số vàng, già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh), sức khỏe sinh sản, quy mô dân số và mức sinh.
 

Các thông điệp về DS - KHHGĐ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Ảnh: T.G

TS Dương Quốc Trọng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho biết, ngành dân số đã dự báo, cảnh báo các vấn đề như cơ cấu "dân số vàng", "già hóa dân số", "mất cân bằng giới tính khi sinh"... Đây cũng chính là những thông điệp để các nhà hoạch định chính sách, các ban, ngành liên quan và cả xã hội quan tâm, giải quyết. Hiện nay, các thông điệp tuyên truyền vấn đề già hóa dân số ở nước ta mới nặng về chăm sóc người cao tuổi, còn góc độ phát huy trí tuệ và tinh thần của người cao tuổi ở nước ta còn ít. Một số nước trên thế giới và trong khu vực đã làm rất tốt việc sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho người cao tuổi để tận dụng được kinh nghiệm, kiến thức mà họ có thể đáp ứng được.

TS Trọng cũng nhấn mạnh: Hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của ta còn tiếp tục tăng, do đó việc tuyên truyền phòng tránh mang thai ngoài ý muốn rất cần thiết, trong đó đặc biệt chú trọng đến nhóm vị thành niên, thanh niên. Về việc nắm bắt, tận dụng cơ hội "dân số vàng" cần đưa ra các thông điệp: Muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực chiếm ưu thế thì phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cạnh tranh bằng lao động có trình độ, chất xám cao.

Theo ông Đinh Công Thoan, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục DS- KHHGĐ, khi đưa ra các thông điệp về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, chúng ta không chỉ nêu hệ quả là thừa nam, thiếu nữ, khi nam giới trưởng thành khó lấy vợ, phải sống độc thân... Thông điệp đưa ra phải nhấn mạnh được hậu quả của việc nam giới không thể kết hôn sẽ dẫn đến tranh giành, cướp giật bạn tình, buôn bán phụ nữ... Ông Thoan cũng đề xuất trong thông điệp chủ chốt và khẩu hiệu phải toát lên được cả lợi thế và thách thức của cơ cấu dân số vàng và già hóa dân số.

Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện

Bà Trần Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, các thông điệp cần chuẩn, cần tham khảo thêm dự thảo cuối cùng của Chiến lược DS-SKSS, chương trình mục tiêu và đặc biệt phải cập nhật các số liệu mới nhất. Trong các thông điệp cũng cần đưa ra được sự tham gia của các bộ, ban ngành liên quan. Theo bà Thanh Mai, lời kêu gọi hành động tránh quá dài, thiên về giải thích quá chi tiết. Nó cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ như: "Dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt", "Hãy để việc sinh con trai, con gái theo quy luật tự nhiên", "Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho đời"... vừa dễ thực hiện vừa hay.

TS.Trần Hoa Mai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề nghị các thông tin bổ trợ cho thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu và phần nêu hậu quả trong thông tin cơ sở cần chi tiết hơn để các cán bộ truyền thông cơ sở dễ nắm bắt. Cùng ý kiến đó, các thành viên Hội đồng cũng đề xuất cần có hướng dẫn cụ thể cho cán bộ truyền thông cơ sở khi sử dụng thông điệp cho phù hợp đối tượng và bối cảnh tuyên truyền, vận động. Trong các thông điệp phải mềm dẻo theo từng đối tượng hướng tới. Hình ảnh cũng phải nhắm đúng đối tượng, kết hợp chuẩn với thông điệp. Thông điệp phải toàn diện, phải chỉ ra được lợi ích và phải kêu gọi được hành động...

TS Dương Quốc Trọng đồng ý với 14 vấn đề tổ soạn thảo đặt ra, đề nghị các thông điệp được đưa ra phải thật sắc, gọn và phải là "hoạt chất" để xây dựng các khẩu hiệu, lời kêu gọi hành động hiệu quả. Theo đó, các thông điệp phải rất dễ nhớ, số lượng nhiều song phải đầu tư sâu và có chất lượng. Ngôn ngữ của thông điệp phải dung dị, dễ hiểu, không chỉ cho đối tượng chuyên làm truyền thông, y tế mà phải làm sao để mọi người dân phải hiểu được ý nghĩa của việc tại sao phải làm sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tại sao phải đi tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân...

Bản chất của công tác DS-KHHGĐ là tuyên truyền, vận động. Do đó, theo TS Trọng, tuyên truyền để người dân hiểu là pháp luật không cho phép mọi hình thức lựa chọn giới tính thai nhi theo ý muốn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động phải gắn kết được với các giá trị về đạo đức xã hội để người dân hiểu, tự nguyện thực hiện KHHGĐ gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với cộng đồng, đối với đất nước.
 

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ

Việc tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc rất bình thường và nên làm nhưng trên thực tế vận động mọi người thực hiện khá khó khăn. Giống như trước đây chúng ta vận động mọi người sử dụng bao cao su rất khó khăn, nhưng hiện nay rất nhiều người đã sử dụng và coi đó là một hành vi văn minh để bảo vệ sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản.

Tôi rất mừng vì nhiều đôi bạn trẻ đã tự nguyện cùng nhau đi khám sức khỏe để biết về bệnh tật và được tư vấn trước khi đi đến hôn nhân. Có nhiều bạn trẻ cho rằng, yêu nhau không chỉ là "mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua" mà phải vì hạnh phúc trong tương lai, nhất là đảm bảo để sinh ra những đứa con khỏe mạnh cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
 
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

Top