Thu nhập tăng, môi trường sống giảm
GiadinhNet - Lần đầu tiên, vấn đề mức sống và môi trường sống của người dân TP HCM đã được đặt ra trong đề tài nghiên cứu “Mức sống kết hợp với môi trường sống của các hộ gia đình tại TP HCM” do Thạc sĩ (Th.S) Lê Văn Thành, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM làm chủ nhiệm.
Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với Th.S Lê Văn Thành xung quanh đề tài mang tính thực tiễn này.
Chênh lệch thu nhập 6,9 lần
![]() |
Th.S Lê Văn Thành. |
- Đề tài “Mức sống kết hợp với môi trường sống của các hộ gia đình tại TP HCM” được thực hiện tại 12 quận, huyện với 720 phiếu điều tra. Đề tài phân chia các hộ gia đình này theo 5 nhóm dân cư khác nhau, từ thấp đến cao. Kết quả cho thấy, thu nhập của người dân TP HCM không ngừng tăng lên. Hiện nay, bình quân đầu người đạt khoảng 2.500 USD/năm. Nếu tính bình quân chung giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất thì chênh nhau 6,9 lần.
Ông có nhận xét chung nào về mức sống của người dân TP HCM?
- Theo nghiên cứu, độ chênh lệch giàu nghèo thấp hơn mức chung so với cả nước. Nhưng tiền lương của người làm công ăn lương không tăng nhiều so với mức tăng trưởng GDP của thành phố, nếu không muốn nói là thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung. Trong các hộ gia đình, chi tiêu cho ăn uống chiếm hơn phân nửa tổng thu nhập của hộ gia đình, cá nhân và khoảng 20% chi cho việc học hành...
Chất lượng cuộc sống của người dân TP HCM có thể nói là giảm. Các hộ gia đình đều kêu ca về giao thông đi lại. Nhìn chung, người dân không hài lòng về điều kiện sống hiện nay. Tuy mức sống tăng nhưng môi trường sống không “bắt nhịp” theo kịp. Điều này thể hiện ở hạ tầng giao thông đi lại ít được nâng cấp, tình trạng ô nhiễm; người dân căng thẳng vì lo ngập nước, lo kẹt xe, tai nạn giao thông...
Theo ông, những vấn nạn về môi trường sống nêu trên nên giải quyết như thế nào?
![]() |
Kẹt xe - nỗi ám ảnh của người dân đô thị. |
Dịch vụ giải trí cho người nghèo gần như không có
Dự kiến tháng 6 năm nay, đề tài sẽ hoàn thành và tiến hành nghiệm thu. Đây là công trình đầu tiên lên tiếng về mức sống và môi trường sống của người dân TP. Từ đó đặt ra cho nhà quản lý suy nghĩ hướng giải quyết để nâng cao mức sống, giải quyết những điều mà người dân bức xúc như kẹt xe, ngập nước... Từ đề tài này cũng đặt ra nhiều câu hỏi cần làm rõ hơn xung quanh vấn đề an ninh trật tự, cải thiện cơ chế chính sách hay các thủ tục hành chính. |
- Nghiên cứu cho thấy, các dịch vụ của nhóm người thu nhập thấp được hưởng rất hạn chế. Cơ cấu chi tiêu của người nghèo phần dành cho ăn uống rất lớn, rồi mới đến giáo dục và y tế; Việc chi tiêu cho giải trí rất thấp, hầu như là không có.
Nhóm người giàu chi tiêu ở mức độ nhất định và có tích lũy; Còn nhóm người nghèo hầu như không có sự tích lũy này. Điều kiện sống của nhóm người nghèo còn hạn chế, họ sống trong những ngôi nhà ổ chuột hoặc đi thuê tạm bợ...
TP HCM hiện có rất đông dân nhập cư, đề tài này có nghiên cứu gì về ảnh hưởng của đội ngũ này không?
- Theo khảo sát, 1/3 trong số những người dân nhập cư ở TP HCM có ý định định cư lâu dài; 1/3 bày tỏ rằng vào nơi này làm việc, thấy ổn thì ở; 1/3 còn lại vào TP với mục đích kiếm tiền và sẽ trở về quê. Chúng ta cứ quan niệm: Người nhập cư làm quá tải thành phố, nhưng thực tế TP lại rất cần nguồn lao động nhập cư cả về chất xám lẫn lao động phổ thông. Đến một giai đoạn nào đó, người dân nhập cư sẽ thành người dân TP. Vấn đề đặt ra là cần tổ chức, quản lý, sắp xếp dân cư thế nào cho hợp lý.
Vấn đề nổi cộm nhất cần quan tâm về đời sống của người dân TP hiện nay là gì, thưa ông?
- Đó chính là cơ sở hạ tầng. Chuyện đi lại với người dân rất quan trọng vì đa số gắn liền với xe gắn máy. Đây là bức xúc lớn nhất của dân và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. Kẹt xe làm hao tốn xăng nhiều hơn, khói bụi nhiều hơn, thời gian đi lại nhiều hơn, tổn thất về kinh tế rất lớn. Ấy là chưa kể đến tinh thần mệt mỏi, căng thẳng vì giá cả các điều kiện thiết yếu đều tăng như điện, nước, xăng...
Theo ông, với tốc độ phát triển chóng mặt như TP HCM hiện nay, việc hướng đến trở thành đô thị văn minh theo nghĩa tạo cảm giác thoải mái cho người dân trong sinh hoạt có còn là vấn đề lâu dài không?
- Chắc chắn còn lâu, bởi vì ngay cả điều đơn giản là cảm giác an toàn trước lưới điện khi ra đường cũng chưa có được. Tôi xin lấy ví dụ về ngõ hẻm ở TP HCM. Sao không quy hoạch cho rộng, khang trang hơn?! Nếu ở trong hẻm xảy ra hỏa hoạn, xe chữa cháy làm sao vào được? Không có chính quyền cấp quận hay cấp phường nào đứng ra vận động tổ dân phố, vận động từng người dân chịu lùi nhà mình vào một tí để cái hẻm bớt chật chội hơn. Vẫn liên tiếp diễn ra tình trạng các cột điện hở, gây chập điện; nhiều cái chết thương tâm còn xảy ra. Cơ quan chức năng vẫn gỡ rối theo kiểu: Xảy ra rồi mới giải quyết...
Huyền Trang (thực hiện)

Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh nhi bị chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông các vùng cơ thể do chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng.

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcĐể hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcDấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.