Thủ tướng: Phân loại ca nhiễm COVID-19 để phân bổ, tập trung nguồn lực điều trị hợp lý
GiadinhNet - Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế và các cơ quan thống nhất mô hình điều trị, quan trọng nhất là thu dung, phân loại ca nhiễm COVID-19 theo tình trạng bệnh để phân bổ, tập trung nguồn lực điều trị hợp lý, hiệu quả nhất.

Hội nghị trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 21 tỉnh, thành phố phía Nam và Nam Trung bộ tối 23/7. Ảnh: VGP.
Dịch bệnh phức tạp nhưng đã có những dấu hiệu tích cực
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay, 19 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam đã được phân bổ tổng cộng 4.883.870 liều vaccine. Tính đến 22/7, đã thực hiện tiêm 1.843.849 liều (đạt 37,7%), trong đó 1.601.131 người đã tiêm mũi 1 và 121.359 người đã tiêm mũi 2.
Riêng TP.HCM đã thực hiện phân bổ 2.358.790 liều vaccine; đã thực hiện tiêm 1.039.652 liều (đạt 44,1%). Có 915.184 người tiêm mũi 1 và 62.234 người tiêm mũi 2.
"Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm việc ưu tiên phân bổ vaccine cho TP HCM", Bộ trưởng cho biết.
Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do biến chủng mới có tốc độ lây lan rất nhanh, vòng lây nhiễm ngắn; mặt khác nhiều ca bệnh đã có trong cộng đồng từ trước đó. Qua điều tra dịch tễ, truy vết, các tỉnh đã xác định được phần lớn nguồn lây; số ca mắc mới gia tăng do các địa phương tăng tốc lấy mẫu và xét nghiệm với số mẫu lớn tại các khu vực nguy cơ, khu cách ly, phong tỏa.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, qua 5 ngày triển khai Chỉ thị số 16 tại 19 tỉnh, thành phía Nam, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng đã có những dấu hiệu tích cực. Tỷ lệ nhiễm sẽ có xu hướng "đi ngang" trong một vài ngày tới nếu TP. HCM và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tuy nhiên, công tác triển khai các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 16 ở một số địa phương, một số cơ quan còn chưa nghiêm, nhất là tại một số nơi người dân vẫn còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước diễn biến dịch bệnh.

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở TP HCM.
Công tác chuyên môn chống dịch: tổ chức truy vết, xét nghiệm, triển khai tổ COVID-19 cộng đồng, cách ly, giám sát, điều trị, hậu cần... đã được nâng cao, điều phối hiệu quả hơn so với thời gian trước đó, tuy nhiên chưa đáp ứng được so với tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh, cần tiếp tục được tăng cường năng lực hơn nữa trong thời gian tới.
Bộ Y tế đề xuất, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16; thường xuyên cập nhật đánh giá các mức độ nguy cơ để áp dụng các biện pháp đáp ứng phù hợp. Các địa phương cần tiếp tục quyết liệt huy động toàn bộ lực lượng triển khai các biện pháp ngăn chặn, giảm mắc, giảm tử vong, đồng thời bảo vệ hiệu quả các vùng, khu vực đang được kiểm soát tốt.
Trước mắt, cần ưu tiên chống dịch; tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo an sinh, trật tự xã hội, lưu thông hàng hóa, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ người lao động… Đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vaccine.
Phân loại ca nhiễm COVID-19 để phân bổ, tập trung nguồn lực điều trị hợp lý
Phát biểu kết luận, Thủ tướng nhận định việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 16, Chỉ thị 16 đã đạt một số kết quả nhất định, song ông nhấn mạnh một số hạn chế để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục bằng được trong thời gian tới.
Để công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn, Thủ tướng nhấn mạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu ở tầm quốc gia, dưới sự chỉ đạo, kiểm soát của Ban chỉ đạo quốc gia, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các địa phương tổ chức thực hiện chủ động, sáng tạo, linh hoạt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra hàng loạt hạn chế cần khắc phục để chống dịch tốt hơn. Ảnh: VGP.
Đồng thời, quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, Chỉ thị 16 , những nơi chưa cần thiết thực hiện Chỉ thị 16 thì căn cứ tình hình cụ thể để thực hiện phù hợp. Quan trọng nhất là thực hiện nghiêm, tăng cường giám sát, kiểm tra, kêu gọi người dân hợp tác và nâng cao ý thức tuân thủ.
Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế và các cơ quan nghiên cứu, tổng kết, thống nhất mô hình điều trị, trong đó quan trọng nhất là thu dung, phân loại ca nhiễm COVID-19 theo tình trạng bệnh để phân bổ, tập trung nguồn lực điều trị hợp lý, hiệu quả nhất.
Các lực lượng chức năng tăng cường cao độ kiểm tra, giám sát việc thực hiện giãn cách, dứt khoát, cương quyết không để xảy ra tụ tập đông người, không để "chặt ngoài, lỏng trong".
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tận dụng tối đa thời gian vàng, trong tuần đầu tiên thực hiện giãn cách phải phát hiện đầy đủ, khoanh vùng các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, sau đó dần hình thành, củng cố các vùng an toàn, vững chắc nhất có thể.
"Nếu để phát sinh ổ dịch mới thì 1 tuần giãn cách không có ý nghĩa gì", Thủ tướng nêu rõ.
Bảo đảm kịp thời, đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng chống dịch, đặc biệt phải bố trí, phân bổ nguồn lực hợp lý nhất, Thủ tướng giao các địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu về nguồn lực sát thực tế, khả thi, không lãng phí, chồng chéo. Ông lưu ý huy động nhân lực từ các trường y để hỗ trợ các địa phương; quan tâm chuẩn bị, dự trữ, không để thiếu oxy và máy thở trong công tác điều trị.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát người về từ TP HCM và các địa phương có dịch, theo tinh thần kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ giữa các địa phương.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất để xử lý quá tải ở bệnh viện. Phân bổ vaccine công khai, minh bạch, đúng đối tượng, chống tiêu cực trong phân bổ và tiêm vaccine, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm theo quy định. Tổ chức tiêm vaccine bảo đảm kịp thời, hiệu quả, an toàn.
Cùng đó, ông giao Bộ Y tế sớm quy định hướng dẫn để các tỉnh, thành phố xác định tình trạng không có dịch, đang có dịch, hết dịch; các tiêu chuẩn, tiêu chí để các tỉnh, thành phố biết khi nào áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 16 . Các địa phương căn cứ các quy định này để chủ động đánh giá đúng tình hình và áp dụng các quy định cho phù hợp nhất với thực tiễn.
T. Nguyên

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 1 tuần trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.