Thừa Thiên Huế: Những tình nguyện viên hết lòng với công tác DS-KHHGĐ
GiadinhNet - Các Đội tuyên truyền không quản ngại ngày, đêm, địa bàn đi lại khó khăn,.. đã tiến hành hàng trăm buổi tuyên truyền tại các cảng cá, chợ cá, nơi cập bến của các ngư dân; tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, hộ gia đình với các hình thức phong phú như văn nghệ dân gian, tư vấn nhóm nhỏ, phát tờ rơi …
Tại Thừa Thiên Huế, Đề án Kiểm soát dân số vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, của sông được triển khại tại 7/9 huyện, thị xã, thành phố Huế với 56 xã, phường, thị trấn tham gia. Đây là những địa bàn đặc thù có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên thường cao hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Dân cư tập trung đông đúc với nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt, chài lưới, nuôi trồng thủy sản nên công tác tuyên truyền, tư vấn cũng như cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ gặp không ít khó khăn.
Thành viên Đội tuyên truyền viên thị xã Hương Trà tư vấn trực tiếp cho người dân
Để thực hiện thành công Đề án, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi bền vững cho các nhóm các đối tượng ở các địa phương thuộc phạm vi Đề án. Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, hộ gia đình, trên tàu thuyền và nơi tập kết của ngư dân được thực hiện có hiệu quả trong thời gian vừa qua thông qua nhiều mô hình truyền thông phong phú trong đó có hoạt động của đội tuyên truyền viên.
Với phương châm "truyền thông đi trước một bước", tỉnh đã thành lập 7 Đội tuyên truyền viên DS-KHHGĐ với sự tham gia tự nguyện của các cộng tác viên, tuyên truyên viên đến từ các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, hội người cao tuổi, CTV dân số,...
Các Đội tuyên truyền không quản ngại ngày, đêm, địa bàn đi lại khó khăn,.. đã tiến hành hàng trăm buổi tuyên truyền tại các cảng cá, chợ cá, nơi cập bến của các ngư dân; tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, hộ gia đình với các hình thức phong phú như văn nghệ dân gian, tư vấn nhóm nhỏ, phát tờ rơi…
Ngoài ra, Đội tuyên truyền còn thực hiện các hoạt động tuyên truyền tại các xã triển khai chiến dịch, tuyên truyền tại các sự kiện truyền thông, diễn đàn nhóm lớn, lồng ghép tuyên truyền trong hoạt động của các đoàn thể.
Chị Hiền, thành viên đội tuyên truyền Thành phố Huế đang tư vấn cho người dân về các chính sách DS-KHHGĐ
Chị Nguyễn Thị Hiền, thành viên của Đội tuyên truyền Thành phố Huế cho biết, lý do chị tham gia vào Đội xuất phát từ thực tế, khi hằng ngày chứng kiến cảnh nhiều em phải nghỉ học vì nhà quá đông con, không có điều kiện cho con đi học, các em phải đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình...
Chị nhận thấy nguyên nhân sâu xa là do mỗi gia đình sinh đẻ chưa có kế hoạch, nhận thức của họ về vấn đề KHHGĐ còn hạn chế. Chính vì thế, khi Đội tuyên truyền viên ra đời chị đã ngay lập tức tham gia. Chị xác định truyền thông dân số rất quan trọng trong việc giúp bà con có nhận thức và chấp nhận thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. Đến nay chị đã có 5 năm làm tuyên truyền viên dân số.
Giống như chị Hiền, chị Phạm Thị Lam, thành viên Đội Tuyên truyền huyện Quảng Điền chia sẻ, bản thân rất vinh dự khi là một tuyên truyền viên. Chị quan niệm, việc tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Là một CTV dân số nên chị càng thấy mình có trách nhiệm nhiều hơn trong việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
Thành viên các Đội tuyên truyền không quản ngại ngày, đêm, khó khăn vất vả để truyền thông nâng cao chất lượng dân số
Ông Phan Mậu Dưỡng, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Quảng Điền cho biết: Đội tuyên truyền lưu động thuộc Đề án 52 đã hoạt động rất tích cực, có nhiều đóng góp đáng kể trong công tác truyền thông, vận động người dân tại 8 xã vùng ven biển, đầm phá với nhiều hình thức nhờ vậy nhận thức của người dân về việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ ngày càng tốt hơn, góp phần giảm tỷ suất sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, trong quá trình truyền thông vận động người dân, các Đội tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trọng nam hơn nữ và muốn có con trai để nối dõi tông đường hoặc do sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, kinh tế và sức lao động phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình vì vậy họ càng mong muốn có thêm con trai khiến tình trạng chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh giữa trẻ em trai và trẻ em gái ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, mặc dù chế độ phụ cấp cho các tuyên truyền viên rất ít ỏi nhưng không vì thế mà thành viên trong Đội nản lòng. Mặt khác, họ vẫn hết lòng với nghề và đang phấn đấu nhiều hơn, góp phần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Qua thời gian hoạt động, các tuyên truyền viên đã góp phần giúp người dân vùng ven biển, đầm phá, vạn đò nhận thấy vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình về việc chăm sóc SKSS, có hành vi đúng trong thực hiện KHHGĐ, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới và chăm sóc, nuôi dạy con cáí. Mô hình Đội tuyên truyền viên Đề án 52 được đã được các cấp, các ngành tại địa phương cũng như Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá cao trong việc đổi mới, sáng tạo ra nhiều mô hình truyền thông về DS-KHHGĐ phù hợp với từng địa bàn cũng như các nhóm đối tượng dân cư.
Lê Đức Hy
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...