Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp nối truyền thống vẻ vang

Thứ ba, 11:06 20/12/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nửa thế kỷ trôi qua, ngành DS -KHHGĐ đã ghi những dấu ấn đáng kể trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số.

Mỗi thời kỳ có một vị lãnh đạo. Điểm chung ở họ chính là  tâm huyết, tấm lòng hết mình vì sự nghiệp dân số.
 
Bao thế hệ cán bộ, CTV DS cơ sở đã tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành DS, nỗ lực truyền thông lợi ích của KHHGĐ tại cộng đồng.. Ảnh: Dương Ngọc
 
Tất cả vì sự phồn vinh của đất nước
 
“...Công tác DS-KHHGĐ là bạn đồng hành của một loạt công tác có liên quan đến những vấn đề trọng đại bậc nhất của dân tộc ta, đất nước ta. Những người có trách nhiệm phải thấy đây là một công đôi việc, khớp nhau hài hòa và bổ sung cho nhau thuận lợi, bởi đây là vấn đề văn hóa, vấn đề dân trí, vấn đề hạnh phúc gia đình và phồn vinh đất nước, vấn đề sức khỏe và trí tuệ của dân tộc ngày mai và mai sau...

Những đôi lứa sắp hoặc đang trong thời gian sinh nở, phải giải thích cho họ hiểu, phải chỉ cho họ cách làm và cung cấp cho họ những phương tiện mà họ thấy thích hợp. Phải cố gắng bền bỉ và khôn khéo làm cho người vợ cũng như người chồng thực sự đồng tâm hợp ý cùng nhau thực hiện mục tiêu nói trên với tất cả những lợi ích trước mắt và lâu dài của bản thân và xã hội...”.

 
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
nguyên Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch
 
Công việc hết sức cần thiết
 
“Để làm tốt hơn công tác kế hoạch hoá dân số, cần tăng cường công tác nghiên cứu về dân số và kế hoạch hoá gia đình…
 
Công tác nghiên cứu khoa học về dân số là rất cần thiết, có nghiên cứu tốt thì việc hoạch định kế hoạch và chính sách mới có chất lượng…
 
Ngân sách dùng cho DS - KHHGĐ thì chỉ được dùng cho DS-KHHGĐ. Ngân sách này phải tách riêng, không nên nhập cục vào một mục chung rồi chi cho các nhiệm vụ khác...”

Trích phát biểu của đồng chí Võ Văn Kiệt-
Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng
 tại Hội nghị toàn quốc tổng kết  công tác DS-KHHGĐ, 18/4/1990
 
Để dân tộc cường tráng hơn
 
“Khi được giao nhiệm vụ phụ trách mảng dân số, tướng Giáp vui vẻ nhận việc...

...Trong thâm tâm của mình, tướng Giáp luôn đau đáu về những tổn thất trong chiến tranh, nhất là sự hao tổn về người. Những người con ưu tú của đất nước đã xung phong ra mặt trận và nhiều trong số đó đã hy sinh. Cùng với việc hao tổn nhân lực là sự suy giảm mạnh về kinh tế. Điều kiện khôi phục nguồn nhân lực càng khó khăn hơn gấp bội. Trên thực tế đã xuất hiện tâm lý phiến diện cho rằng phải đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh. Là người đứng đầu ngành Dân số lúc đó, Tướng Giáp luôn đề cao quan điểm kinh tế gắn liền với chất lượng nhân lực.

Qua các chủ trương, phát biểu cũng như nói chuyện thân mật, tôi nhận thấy tướng Giáp đánh giá rất đúng đắn, rõ ràng. "Đã sinh ra là phải được nuôi dưỡng cho tốt, để giống nòi được cường tráng. Ăn uống phải đầy đủ chứ không thì tầm vóc, sức lực người Việt lại yếu đi, thấp đi thì không được. Phát triển ngành Dân số là cơ hội để dân tộc cường tráng lên…”. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ghi theo lời của Đại tá Nguyễn Bội Giong-
Chuyên viên cao cấp Ban tổng kết chiến tranh  và biên soạn lịch sử của Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam
 
Giải quyết những vấn đề phức tạp
 
“Ngày 26/12/1961 là ngày chính thức phát động cuộc vận động về Kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam. Vì vậy năm 1995 tôi đã đề nghị và được Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm là Ngày Dân số Việt Nam, vừa đúng với bản chất, cũng vừa có hai dịp để đẩy mạnh công tác truyền thông về DS-KHHGĐ (một dịp vào giữa năm là Ngày Dân số Thế giới 11/7 và một dịp vào cuối năm là Ngày Dân số Việt Nam 26/12).

Nếu trước đây chúng ta chỉ tập trung lo về vấn đề số lượng (quy mô dân số) thì ngày nay bên cạnh việc lo về số lượng còn phải giải quyết những vấn đề về chất lượng, về tỷ lệ giới tính khi sinh phức tạp hơn nhiều. Nhưng với kinh nghiệm đã qua cùng với những hiểu biết sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, tôi tin tưởng rằng các đồng chí sẽ nhanh chóng vượt qua...”.

GS. Mai Kỷ
Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ.
 
Xúc động, tự hào
 
...Kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi là khi tôi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thay mặt Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đi nhận Giải thưởng của Liên Hợp Quốc về công tác dân số tại New York, Hoa Kỳ vào ngày 06/9/1999. Đây là giải thưởng dành cho các nước có nhiều thành tích đóng góp cho Chương trình Dân số của thế giới...

Lễ trao giải thưởng được diễn ra tại trụ sở của Liên Hợp Quốc thật trang trọng. Ban tổ chức cho phép phái đoàn Việt Nam tại Mỹ cùng gần 100 kiều bào Việt Nam tham dự buổi lễ. Trong giờ phút đó, tôi trào dâng cảm xúc và niềm tự hào đối với dân tộc Việt Nam, đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là đối với nhân dân Việt Nam đã góp phần to lớn cho sự thành công của Chương trình dân số, vì vậy chúng ta mới có Giải thưởng này.

Sau khi trao giải thưởng, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã dành thời gian tiếp tôi. Ông nói : "Tôi đánh giá rất cao những thành công của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội thật to lớn trong thời kỳ đổi mới. Sự thành công của Chương trình DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng cho thành công của sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam"...”.
 
PGS. TS. Trần Thị Trung Chiến
Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ y tế
 

Thế hệ tương lai. Ảnh: Vĩnh Cát

 
Những người hết lòng vì sự nghiệp chung
 
“Tôi nhớ lần lên công tác tỉnh Điện Biên, gặp một cô cộng tác viên người dân tộc trẻ tuổi. Cô thật thà: "Thưa Bộ trưởng, nếu ví cái chân của em đây như chân gỗ, thì giờ nó đã mòn đến tận cổ rồi"! Chị còn kể chuyện đi ghi số liệu để làm thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, một lần vào tận bản xa, đi qua 2  quả đồi, một ngọn núi mới tới được nhà, nhưng khốn nỗi gia đình lại chưa làm giấy khai sinh cho bé, chị phải quay lại chừng ấy núi, đồi trở về xã phối hợp cùng với cán bộ hộ tịch làm giấy khai sinh cho bé rồi lại tiếp tục. Một con người, một cái thẻ và 8 quả đồi, 4 ngọn núi để trao giấy khai sinh và thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho bé. Đó là một người, và trên khắp đất nước lúc đó, 150.000 cộng tác viên như chị ấy đã đổ bao nhiêu công sức, thời gian và tâm huyết cho sự nghiệp chung.

Chính vì vậy, những lần tổ chức hội nghị của ngành DSGĐ&TE hoặc liên hoan gặp mặt cán bộ cơ sở hay những lần về địa phương, tôi đều ngàn lần cảm ơn anh chị em. Thành tích của ngành, công đầu là các cán bộ ở cơ sở và lực lượng cộng tác viên… 
 
Nguyên Bộ trưởng- Chủ nhiệm Ủy ban DS-GĐ&TE Lê Thị Thu.
 
Thuận lợi khi về “mái nhà chung”
 
...Từ cuối năm 2007, Tôi được chuyển sang giữ một cương vị công tác mới là Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đây cũng là thời điểm thực hiện giải thể Uỷ DSGĐTE, chia tách và sáp nhập vào 3 Bộ, trong đó nhiệm vụ DS-KHHGĐ được giao cho Bộ Y tế. Đương nhiên đã có những khó khăn nhất định về sắp xếp tổ chức, nhân sự, trụ sở, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, nhận định cơ bản là thuận lợi, DS-KHHGĐ nhập với Y tế là trở về "một mái nhà chung", hoạt động gắn bó hơn, quản lý thống nhất, sát sao hơn. Thời gian đầu còn sắp xếp một Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ. Ít lâu sau đã hội đủ điều kiện để bố trí Tổng cục trưởng chuyên trách. Mạng lưới ở các địa phương cũng dần ổn định. Trên những cơ sở đó, sự "gián đoạn" nhanh chóng được khỏa lấp, cả hệ thống kịp vận hành đáp ứng những nhiệm vụ mới của giai đoạn mới. Thành công được biểu hiện rõ nhất là, cùng với nỗ lực chung của toàn ngành Y tế, hai năm liền 2009 và 2010, lần đầu tiên các mục tiêu DS-KHHGĐ được hoàn thành đồng bộ trong thành tích toàn ngành Y tế, hoàn thành cả 4 chỉ tiêu kế hoạch năm của Quốc hội giao và 15 chỉ tiêu của Chính phủ giao; vinh dự đóng góp để Việt Nam hoàn thành sớm một số mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hợp Quốc.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu.
 
Trong quá trình phát triển Kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến vấn đề dân số và coi trọng việc hoạch định chính sách dân số. Ngay từ năm 1961, khi dân số cả nước mới khoảng 31 triệu người, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Quyết định số 216-CP ngày 26/12/1961 “về việc sinh đẻ có hướng dẫn”. Với văn bản này, Việt Nam đã chính thức tiến hành chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

Tổ chức bộ máy thực hiện công tác DS-KHHGĐ cũng thay đổi theo mục tiêu của từng giai đoạn, cụ thể như sau:

1961 – 1971: Ban chuyên trách về sinh đẻ có  hướng dẫn của Bộ Y tế.

1971 – 1974: Uỷ ban   Bảo vệ bà mẹ trẻ em.

1974 – 1984: Ban chuyên trách của Bộ Y tế.

1984 – 1989:  Uỷ ban  Quốc gia Dân số và   sinh đẻ kế hoạch.

1989 – 2002: Uỷ ban  Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.

2002 – 2007: Uỷ ban  Dân số, Gia đình và Trẻ em.

2008 – đến nay: Tổng cục  DS-KHHGĐ, Bộ Y tế.

Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình -Bộ Y tế được thành lập trên cơ sở chuyển chức năng, nhiệm vụ về DS-KHHGĐ từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về Bộ Y tế quản lý.

GĐ&XH (tổng hợp theo Tài liệu truyền thông của Tổng cục DS-KHHGĐ)
*Các tít trong bài do Tòa soạn đặt
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top