Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêu dùng quá đà khi nuôi con: Trải lòng của mẹ 9x về chuyện "cố gắng mua đồ tốt không thì tội nghiệp con"

Thứ hai, 19:33 22/01/2024 | Nuôi dạy con

Tiêu dùng nhiều không chỉ tốn kém mà còn làm nhà cửa bề bộn, lãng phí và dễ khiến em bé nảy sinh tâm lý không biết quý trọng tiền bạc, tài sản mà ba mẹ vất vả làm ra.

Là bố mẹ, ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất dành cho các con. Thế nhưng, nhiều cha mẹ ngày nay đang có xu hướng lãng phí, mua nhiều đồ không cần thiết. Dĩ nhiên, việc mua đồ gì cho con là phụ thuộc vào quan điểm, kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, có nhiều mẹ than thở rằng "vì mua ít nên con thiệt thòi", điều này chưa hoàn toàn chính xác.

Tiêu dùng nhiều gây tốn kém, nhà cửa bề bộn, lãng phí, dễ khiến em bé nảy sinh tâm lý không biết quý trọng tiền bạc

Đó cũng là quan điểm của chị Huyền Trân (sống tại TP HCM). Theo bà mẹ trẻ, việc mua sắm tiết kiệm đem lại nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng, cả về mặt kinh tế lẫn tâm lý cho cha mẹ và con cái. Thêm vào đó, kiểm soát tiêu dùng sẽ giúp tiết kiệm ngân sách cho gia đình, đồng thời đem đến cho con cái trải nghiệm khác biệt.

"Ai cũng thích mua sắm. Nhất là khi có con thì việc sắm sửa lại càng có động lực nhiều hơn. Ngày nay việc shopping (online và offline) đều quá dễ dàng, hàng hóa khắp nơi, gọi điện nhắn tin một cái là shipper chở đến nơi ngay lập tức. Nhiều sản phẩm bắt mắt được cho là tiện lợi, hữu ích được truyền thông quảng cáo khắp nơi. Điều này đã dẫn đến việc tiêu dùng quá đà khi nuôi con trở nên phổ biến.

Nhiều người dùng câu "Có thể nhịn ăn, nhịn mặc nhưng mua đồ cho con là mình không tiếc tiền" hoặc "sẽ cố gắng mua những gì tốt nhất cho con" để giải thích cho việc chi tiêu của mình. Thậm chí, những câu này còn tác động đến tâm lý những cha mẹ khác rằng "mình ít mua sắm là thiệt thòi của con".

Tuy nhiên, có phải mua sắm nhiều là tốt? Có phải mua đồ mắc tiền là tốt? Phải mua cái đó thì con mình mới khoẻ, vui, ngoan, đẹp. Con người ta có cái này mà con mình không có thì tội nghiệp nó.

Quan trọng hơn là, có khi con chẳng đòi, chẳng hứng thú nhưng do ba mẹ thích nên ba mẹ mua (nhân danh tốt cho con). Tiêu dùng nhiều không chỉ tốn kém mà còn làm nhà cửa bề bộn, lãng phí và dễ khiến em bé nảy sinh tâm lý không biết quý trọng tiền bạc, tài sản mà ba mẹ vất vả làm ra.

Kiểm soát được tiêu dùng hợp lý sẽ giúp cha mẹ dành ra được một khoản ngân sách tổ chức những hoạt động ý nghĩa khác gắn kết gia đình, đem đến nhiều trải nghiệm cho con hơn. Thỉnh thoảng, mình cũng kìm lòng không được mua vài thứ không hữu dụng. Nhưng giờ thì mình cũng rút kinh nghiệm nhiều rồi", chị Huyền Trân chia sẻ.

Tiêu dùng quá đà khi nuôi con: Trải lòng của mẹ 9x về chuyện  "cố gắng mua đồ tốt không thì tội nghiệp con"- Ảnh 1.

Những cách để ba mẹ thoát khỏi tình trạng mua sắm quá đà

Dưới đây là một số kinh nghiệm của bà mẹ trẻ để việc mua sắm không rơi vào tình trạng quá đà, các mẹ tham khảo nhé.

1. Không mua hàng NGAY KHI xem đề xuất, quảng cáo trên MXH (bao gồm cả review từ mẹ bỉm sữa khác, KOL, KOC, nhãn hàng)

Dĩ nhiên đây cũng là những nguồn thông tin giúp mình tiếp cận những sản phẩm tốt, mới cập nhật. Tuy nhiên không phải tất cả đều cần thiết.

Mình vẫn sẽ bỏ vào giỏ hàng hoặc ghi vào wish list, xem 1 tuần/1 tháng sau mình còn cần nó nữa không.

Thời gian đó mình xem thêm đánh giá về sản phẩm này từ những nguồn thông tin khác hoặc cố gắng tìm giải phải thay thế có sẵn.

Ví dụ khi xem review máy pha sữa tự động mình đã rất thích và muốn mua. Nhưng sau 1 tuần nghĩ lại mình thấy cũng phí, tốn thêm 1 chỗ để máy, trong khi hiện tại pha sữa cũng nhanh chóng tương đương thời gian.

2. Tìm giải pháp thay thế trước khi mua thêm món gì

Có những món hàng được bán chạy là do vẻ bề ngoài xinh xắn mà giá mắc hơn những sản phẩm cùng công dụng.

Ví dụ đợt Chiêu Dương chuẩn bị ăn dặm, mình định mua bộ chén ăn dặm, nồi chảo riêng.

Nhưng thấy mắc quá nên mình cho bé ăn bằng chén sứ và muỗng inox, sử dụng cái quánh có sẵn. Sau đó thấy không có gì bất cập nên mình đã quyết định không mua thêm nữa.

Một số sản phẩm khác được bán nhờ cái tên như "gối chống giật mình", "gối chống bẹp đầu", "kháng khuẩn", ''hữu cơ", "đa năng", "tiện lợi"... Mình cũng phải xem xét kỹ có thật là như vậy không hay chỉ là tự phong.

Những món đồ chỉ sử dụng vào vài dịp như đi du lịch, lễ tết thì mình cũng cân nhắc phương án mượn/ thuê thay vì mua rồi chỉ sử dụng 1 lần.

Ngoài ra những món đồ đắt tiền mình chưa biết bé có hợp không thì cũng có thể cho bé trải nghiệm thử trước (ra cửa hàng, mượn, thuê) rồi mới quyết định mua về. Tránh trường hợp mua xong không dùng, thanh lý lại mất giá.

3. Không mua những món giá rẻ linh tinh

Ngày trước mình rất thích mua những món nhỏ nhỏ mười mấy hay vài chục ngàn, cứ nghĩ là rẻ mà hữu ích phết. Sau đó mình mới nhận ra và hạn chế mua những đồ dùng linh tinh này.

Dù giá rẻ nhưng nó là một trong những nguyên nhân gây lãng phí hàng đầu. Tưởng không bao nhiêu nhưng cộng lại thì rất nhiều. Mua về có khi quên luôn hoặc không mấy khi sử dụng, để chật nhà.

Bây giờ một là không mua, hai là mình sẽ mua đồ tốt đem lại hiệu quả cao, sử dụng được lâu bền hoặc đa dụng hơn.

4. Không mua nhiều đồ chơi cho con

Mình đã quán triệt tư tưởng này với chồng ngay từ khi chưa sinh con. Tuy nhiên sau khi em bé ra đời, mình lại bị lung lay khi thấy con nhà người ta. Quyết định mua vài món cho con, mình mới hối hận: chỉ được 1-2 lần là con chán.

Đồ chơi chỉ là một phương tiện thôi, cái chính là cha mẹ chơi với con. Không có người chơi cùng thì bao nhiêu đồ chơi con cũng chán.

Do đó, mình chỉ mua cho con những món đồ chơi cơ bản có thể chơi được lâu dài như là bộ tranh ảnh, sách truyện (vài quyển), đồ chơi tương tác kết hợp gặm nướu, có leng keng. Còn lại mình cho bé chơi những đồ vật có sẵn mà bé gặp hàng ngày.

Hôm thì xếp chai nước muối sinh lý, hôm thì gõ trống bằng hộp sữa, ú òa bằng khăn sữa, thậm chí bé chơi sợi dây áo của mẹ cả nửa tiếng đồng hồ không chán.

Hoặc có những lúc không cần đồ chơi. Mình nói chuyện, tương tác nét mặt với bé. Dạy bé bắt chước hạnh động của người lớn. Mấy món đồ chơi mình đăng là mình mua đồ second hand. Và mình cũng lựa những món đồ chơi tương tác để Chiêu Dương có thể chơi đến lớn.

5. Mua sắm quần áo, phụ kiện cho bé ở mức vừa đủ

Chiêu Dương là bé gái nên mình rất hào hứng khi diện cho con. Đối với mình và nhiều mẹ khác, đó là niềm vui và cũng là sở thích nữa. Thay vào đó mình sẽ:

- Không mua đồ hiệu quá mắc tiền cho con.

- Ưu tiên chất liệu trước rồi mới tới kiểu dáng. Chất liệu tốt sẽ giúp bé thoải mái khi mặc và mặc được lâu hơn.

- Mua đồ size lớn hơn hiện tại xíu vì con sẽ lớn nhanh.

- Không mua đồ đông, đồ lạnh quá nhiều. Nhìn thì đẹp mà rất ít dịp để diện (do mình ở miền Nam).

Tóm lại, khi có con thì nhu cầu chi tiêu mua sắm tăng lên là chuyện hiển nhiên. Ba mẹ có thu nhập tốt thì đem lại cho con những thứ tốt nhất cũng hạnh phúc của gia đình.

Tuy nhiên cùng một khoản tiền mà có thể mua được những thứ tốt hơn, hữu dụng, bền sẽ làm dôi ra tiền bạc và đỡ tốn thời gian suy nghĩ mua cái khác, đỡ tốn công dọn dẹp nhiều đồ lỉnh kỉnh rất nhiều.

Thời gian đó chơi với con - đó là thứ quý giá mà con cần nhất hơn bất kỳ sản phẩm nào.

Khoản tiền còn dư sau khi phân bổ ngân sách mua sắm, mình sẽ tổ chức các hoạt động khác cùng với gia đình như cho bé như đi chơi, tham gia các sự kiện, đi du lịch,…

Con sẽ có những ký ức và trải nghiệm vô giá mà không vật chất nào mua được.

Hoặc đơn giản, bớt chi tiêu thì cha mẹ cũng giảm áp lực tiền bạc, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng dễ chịu hơn.

Một bữa cơm sum họp đầm ấm cũng giúp bé hào hứng ăn hơn bất cứ loại siro nào.

Rơi nước mắt bức thư của con gái "ngỗ nghịch" gửi cha mẹ, nhiều bậc phụ huynh hối hận vì thấy mình trong đóRơi nước mắt bức thư của con gái 'ngỗ nghịch' gửi cha mẹ, nhiều bậc phụ huynh hối hận vì thấy mình trong đó

GĐXH - 'Con muốn nói là con sẽ cố gắng nhưng bố mẹ cứ mắng xối xả, không cho con cơ hội hé nửa lời', cô bé viết.

Thi trường việc làm tết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.

Top