Hà Nội
23°C / 22-25°C

WHO đang nghiên cứu khả năng 'gây bệnh nặng' của biến thể phụ BA.3 Omicron

Thứ hai, 16:21 07/03/2022 | Y tế

Ngày 7/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đang theo dõi một số dòng phụ của biến thể Omicron, bao gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3.

Cơ quan y tế toàn cầu này cũng đang xem xét dữ liệu thực tế về việc liệu những biến thể phụ của Omicron này có thể gây ra "bệnh nặng hơn" trong những nghiên cứu thử nghiệm trên chuột lang hay không.

Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của WHO – bà Maria Van Kerkhove cho biết, Omicron vẫn là "một biến thể đáng lo ngại" và WHO đang theo dõi một số dòng phụ của biến thể này. "Những dòng phụ nổi bật nhất của Omicron được phát hiện trên toàn thế giới là BA.1, BA.1.1 và BA.2. Ngoài ra còn có BA.3 và các dòng phụ khác" – bà Kerkhove cho biết.

WHO đang nghiên cứu khả năng "gây bệnh nặng" của biến thể phụ BA.3 Omicron - Ảnh 1.

Omicron vẫn là một biến thể đáng lo ngại và WHO đang theo dõi các dòng phụ của biến thể này.

Để biết thêm về dòng phụ BA.3 của Omicron, WHO đã tiếnh hành một nghiên cứu có tiêu đề: "Sự xuất hiện của biến thể phụ BA.3 và tầm quan trọng của nó", trong đó lưu ý các cơ quan y tế toàn cầu nên lưu ý tới biến thể phụ này.

Nghiên cứu này cho thấy cả hai dòng phụ BA.1 và BA.2 khác nhau về protein gai nhưng không có đột biến cụ thể nào đối với proteii gai của BA.3 trong protein đột biến. BA.3 là sự kết hợp của các đột biến trong protein gai của BA.1 và BA.2.

Cả 3 dòng phụ này được phát hiện lần đầu tiên vào cùng thời điểm và cùng được ghi nhận ở khu vực miền Nam châu Phi, theo đó, BA.1 ở Botswana, BA.2 ở Nam Phi và BA.3 ở Tây Bắc Nam Phi. "Do đó, các virus phát triển đồng thời và từ cùng một nơi có cơ hội lây lan trên toàn thế giới như nhau" - nghiên cứu chỉ ra.

Mặc dù cả ba dòng biến thể phụ đều lan rộng ra toàn thế giới, nhưng tốc độ lây lan của ba dòng này là khác nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng trong số ba dòng biến thể phụ này, chỉ có BA.1 lại chiếm ưu thế hơn nhiều so với các dòng khác là có thể vì do sự khác biệt về đột biến trong protein gai cần thiết để truyền virus và xâm nhập tế bào chủ.

Nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra cách thức lây nhiễm của BA.3. Theo đó, dòng phụ này có 33 đột biến trong protein gai, 31 đột biến tương tự với dòng BA.1. BA.3 gây ra số ca mắc thấp nhất trong 3 dòng phụ, vì vậy nguyên nhân dòng BA.3 lây lan thấp nhất và khiến số ca mắc thấp hơn là do mất 6 đột biến từ BA.1 và có 2 đột biến từ BA.2.

Nghiên cứu nêu rõ cho đến nay biến thể Omicron vẫn được cho là gây ra bệnh nhẹ, nhưng "cũng có thể phát triển một số đột biến" khiến người mắc diễn tiến nặng.

Hà Anh (Theo LiveMint)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 3 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 4 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 4 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 5 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 6 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top