Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 7/3: Trạm phó y tế phường bật khóc kể về áp lực tiếp gần 2.000 người/ngày xác nhận F0; 4 tiêu chí để coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu"

Thứ hai, 07:01 07/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Trở về nhà lúc 23h đêm, chị Yến uể oải, cố gắng bước đi nhẹ nhất vào nhà để chồng con không bị thức giấc. Mâm cơm trên bàn bày sẵn toàn những món chị thích, nhưng đã nguội lạnh. Chị bưng bát cơm lên rồi đặt xuống. "Bụng đói nhưng không muốn ăn", chị nói. 26 năm làm nghề chưa bao giờ chị cảm thấy áp lực mệt mỏi như giai đoạn này.

Tin sáng 6/3: Đề xuất tạm dừng thông báo số ca COVID-19 mỗi ngày; Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc COVID-19?Tin sáng 6/3: Đề xuất tạm dừng thông báo số ca COVID-19 mỗi ngày; Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc COVID-19?

GiadinhNet - Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch mà chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh. Với những người "cùng ăn, ngủ với F0 mà vẫn không mắc COVID-19" có thể do việc tiêm vaccine COVID-19 đã khiến họ "miễn nhiễm" với COVID-19.

4 tiêu chí để coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu"

Tin sáng 7/3: 4 tiêu chí để coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu"; Trạm phó y tế phường bật khóc kể về áp lực tiếp gần 2.000 người/ngày xác nhận F0 - Ảnh 2.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bộ Y tế vừa có có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Bộ Y tế, từ ca nhiễm đầu tiên đến nay, cả nước đã ghi nhận 4.059.262 ca mắc, 2.589.436 người đã khỏi bệnh (63,8%), 40.609 ca tử vong. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9%, số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%. Tỷ lệ chết/mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%).

Về đề xuất coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu", Bộ Y tế cho hay cần đáp ứng được 4 tiêu chí: Tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; tồn tại quần thể cảm nhiệm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; dịch bệnh xảy ra ở một nhóm hoặc quần thể dân số trên địa bàn nhất định; tỷ lệ mắc bệnh ổn định và dự báo được.

Ngày 6/3: Số mắc mới COVID-19 tăng vọt lên 142.136 ca; Bắc Giang và Hoà Bình bổ sung 60.000 F0Ngày 6/3: Số mắc mới COVID-19 tăng vọt lên 142.136 ca; Bắc Giang và Hoà Bình bổ sung 60.000 F0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 6/3 cho biết số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt lên 142.136 F0; Bắc Giang và Hoà Bình bổ sung thêm 60.000 F0; Trong ngày có hơn 65.000 bệnh nhân khỏi; 87 ca tử vong.

Bộ Y tế đề xuất F0 được đi làm, di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Tin sáng 7/3:  - Ảnh 2.

Bộ Y tế đề xuất F0 không có triệu chứng được đi làm

Báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Y tế đề cập đến việc người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính), tự nguyện tham gia làm việc.

Bộ Y tế khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, việc cách ly có thể được rút ngắn xuống còn 7 ngày đối với một nhân viên y tế tiếp xúc không có triệu chứng và xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7 hoặc 10 ngày sau khi phơi nhiễm mà không cần xét nghiệm.

Ngoài ra, khi hệ thống y tế đang phải chịu áp lực rất lớn vì lượng bệnh nhân quá cao và khi nhiều nhân viên y tế nghỉ việc do phơi nhiễm hoặc nhiễm trùng thì những nhân viên y tế đã từng bị phơi nhiễm nguy cơ cao nhưng đã được tiêm nhắc lại hoặc đã khỏi bệnh SARS-CoV-2 trong vòng 90 ngày có thể tiếp tục hoạt động mà không cần cách ly nếu không có triệu chứng.

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh COVID-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm thông điệp 5K.

Đối với những người được bố trí thực hiện các công việc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2; không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

Bộ Y tế đề cập đến những người có tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 (F1) nhưng chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 tham gia làm việc cần đảm bảo các quy định.

Cụ thể, trường hợp trên được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương mình thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các trường hợp là F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

Thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc phát hiện kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày thứ 5 kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe nêu trên để phát hiện sớm và triển khai các biện pháp xử lý y tế đối với trường hợp mắc COVID-19 theo quy định.

Chưa từng có, Hà Nội áp sát mốc 30.000 ca COVID-19/ngày, gần 12.000 ca cộng đồngChưa từng có, Hà Nội áp sát mốc 30.000 ca COVID-19/ngày, gần 12.000 ca cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội tối 6/3 thông tin trong 24 giờ qua TP phát hiện thêm 29.577 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, cao hơn hôm qua gần 5.000 ca, trong đó có 11.957 ca cộng đồng.

Trạm phó y tế phường bật khóc kể về áp lực tiếp gần 2.000 người/ngày xác nhận F0

Tin sáng 7/3: 4 tiêu chí để coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu"; Trạm phó y tế phường bật khóc kể về áp lực tiếp gần 2.000 người/ngày xác nhận F0 - Ảnh 6.

Chị Yến bật khóc khi kể về áp lực mình phải đối mặt trong dịch COVID-19.

Gần đến giờ nghỉ trưa, nhưng bên ngoài Trạm y tế phường Hoàng Liệt vẫn còn khoảng 10 người xếp hàng chờ đến lượt. Một số người sốt sắng, cố chen chân lên phía trên, thấy vậy nhân viên y tế lại nhắc nhở người dân đứng đúng vị trí, đảm bảo giãn cách.

Phía trong trạm, chị Nguyễn Thị Yến (48 tuổi) - Trạm phó Trạm Y tế phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hai tai nghe hai điện thoại hướng dẫn các thủ tục hành chính cho công dân. Cuộc điện thoại này vừa dứt lại có cuộc điện thoại khác đến.

Hiếm hoi lắm, mới có thể xin phép chị để trò chuyện một lúc. Người phụ nữ 48 tuổi cởi bộ đồ bảo hộ kín mít, để lộ hai đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ. "Chị cần thông tin gì, nói nhanh vì tôi bận quá, không có nhiều thời gian", chị Yến nói.

Trở về nhà lúc 23h đêm, chị Yến uể oải, cố gắng bước đi nhẹ nhất vào nhà để chồng con không bị thức giấc. Mâm cơm trên bàn bày sẵn toàn những món chị thích, nhưng đã nguội lạnh. Chị bưng bát cơm lên rồi đặt xuống. "Bụng đói nhưng không muốn ăn", chị nói. 26 năm làm nghề chưa bao giờ chị cảm thấy áp lực mệt mỏi như giai đoạn này.

Hơn hai tuần nay, chị Yến chưa được ăn bữa cơm nào cùng gia đình. Chị dậy từ 6h sáng và trở về nhà khi mọi người đã say giấc. Tối ngủ, chị luôn trong tình trạng đau đầu, mệt mỏi.

Mất ngủ hậu COVID-19, dùng thuốc thế nào?Mất ngủ hậu COVID-19, dùng thuốc thế nào?

Mất ngủ hậu COVID phải làm sao? Điều trị mất ngủ hậu COVID-19 giúp tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe não bộ, tim mạch và toàn thân...

Lào Cai cho phép mở lại các dịch vụ làm đẹp, ăn uống tại chỗ

Tin sáng 7/3: 4 tiêu chí để coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu"; Trạm phó y tế phường bật khóc kể về áp lực tiếp gần 2.000 người/ngày xác nhận F0 - Ảnh 8.

Ảnh minh họa: TTXVN

UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Công văn nêu rõ, với sự ủng hộ, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, đến nay, tình hình dịch COVID-19 bước đầu đã được kiểm soát trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các xã, phường, thị trấn có dịch ở các cấp độ 3, 4 tiếp tục nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh trên vỉa hè.

Từ 12h ngày 6/3, các nhà hàng ăn uống, quán cơm, quán bia, ăn sáng, quán cà phê, giải khát, các dịch vụ ăn uống trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh; các cơ sở làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, spa, làm móng... tại Lào Cai được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, quán bar, karaoke, massage, Internet, trò chơi điện tử tiếp tục tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19 cho đến khi dịch giảm về các cấp độ 1, 2.

Các hoạt động tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch: bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao trên địa bàn Lào Cai được tổ chức nhưng phải bảo đảm các quy định phòng, chống dịch.

Tại các địa phương có dịch ở các cấp độ 3, 4, tỉnh Lào Cai tiếp tục tạm dừng việc dạy học đối với cấp học mầm non.

Đối với cấp tiểu học và học sinh lớp 6, tỉnh giao Sở GD&ĐT căn cứ điều kiện thực tế tại các địa phương để hướng dẫn các trường thực hiện hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến phù hợp với tình hình của địa phương.

Các cấp trung học cơ sở (các lớp 7, 8, 9), trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp tổ chức dạy học trực tiếp, tuy nhiên phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Tỉnh Lào Cai khuyến khích tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tập huấn bằng hình thức trực tuyến; dừng tổ chức tiệc cưới, hỏi, liên hoan, gặp mặt, tổ chức ăn uống đông người để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng khoanh vùng, dập tắt các ổ dịch đang phát sinh trong cộng đồng bằng các biện pháp phong toả tạm thời các khu vực có ổ dịch một cách hẹp nhất và tầm soát xét nghiệm để tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Giáo viên san sẻ gánh nặng, nỗ lực tương trợ nhau dạy học trong đại dịch

Tin sáng 7/3: 4 tiêu chí để coi COVID-19 là "bệnh đặc hữu"; Trạm phó y tế phường bật khóc kể về áp lực tiếp gần 2.000 người/ngày xác nhận F0 - Ảnh 9.

Nhiều thầy cô F0 vẫn phải dạy trực tuyến ở nhà. (Ảnh: Dân trí)

Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) đang trong những ngày khó khăn nhất khi có tới 2/3 số giáo viên của trường mắc COVID-19. Cô Tạ Thị Hương là một trong số đó. Dù vẫn còn ho nhiều nhưng như các đồng nghiệp khác trong trường, cô Hương vẫn gắng dạy trực tuyến.

Trong khi đó, ở trường, các giáo viên còn mạnh khỏe cũng phải nỗ lực gồng gánh công việc, lên lớp thay cho các giáo viên phải nghỉ ốm. Cô giáo Tạ Thị Ngọc Anh vừa đi dạy trực tiếp trở lại sau khi phải ở nhà do dịch COVID-19 đã ngay lập tức cùng các đồng nghiệp ở trường gánh thêm lịch dạy thay cho những giáo viên không thể đến trường.

Ở trường THCS Ái Mộ, quận Long Biên, hiện có 17/79 giáo viên bị F0. Cô Nguyễn Thị Hà, một giáo viên đang mắc F0, ở nhà dạy học trực tuyến. Do trường thiếu giáo viên nên cô Hà kết nối tín hiệu đến máy tính tại trường để tham gia dạy cho các học sinh đang đi học trực tiếp. Trường cắt cử thêm một giáo viên thể dục tham gia quản lý lớp trong những tiết học như thế này.

Trong những lúc khó khăn mới thấy hết giá trị của tình đồng nghiệp, các giáo viên trong trường đều nỗ lực tương trợ nhau, người này làm thay phần công việc của người kia, san sẻ gánh nặng công việc cho nhau. Điều quan trọng hơn cả là các thầy cô đều mong muốn học sinh không bị ảnh hưởng đến việc học hành, tiếp tục duy trì việc đến trường học trực tiếp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vừa khỏi COVID-19, uống rượu bia có sao không?

Tin sáng 7/3:  - Ảnh 3.

Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ...). (Ảnh minh họa)

Nhiều người thắc mắc khi vừa khỏi COVID-19 uống rượu bia có ảnh hưởng tới sức khỏe không.

"Đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bạn. Tôi nghĩ không phải là ý hay khi đụng tới rượu bia sau khi vừa khỏi một căn bệnh nào đó", Micheal Tang - chuyên gia y tế Mỹ đưa ra lời khuyên.

Cùng quan điểm, Phó Giáo sư Londahl Ramsay tới từ Đại học Bờ biển Vịnh Florida cảnh báo uống rượu bia sau khi vừa khỏi COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ với phổi của bạn. Đặc biệt, với các trường hợp đang dùng Tylenol - loại thuốc hạ sốt, giảm đau, việc sử dụng rượu bia có thể gây nguy cơ suy gan.

"Kết hợp Tylenol với đồ uống có cồn có thể gây nguy hiểm", chuyên gia này cho biết.

Với một số ý kiến cho rằng nCoV né người uống rượu bia bởi rượu có thành phần cồn giúp sát khuẩn, bà Ramsay nói đây là quan niệm sai lầm. Bà khẳng định, rượu, bia không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hay virus trong cơ thể.

Về chế độ ăn uống hậu COVID-19, các chuyên gia khuyến cáo các bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, sữa hoặc các thực phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật các loại đậu, hạt.

Bổ sung đủ vitamin C và kẽm cũng hết sức quan trọng với các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp như COVID-19. Cam và nước cam, ớt đỏ và xanh, dâu tây đều là những thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao.

Tiêm bao nhiêu liều vaccine là đủ

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tín hiệu tích cực từ cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Trump

Tín hiệu tích cực từ cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Trump

Thời sự - 22 phút trước

Cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ tối 4/4 được giới chuyên gia kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành hàng đánh giá cao và bày tỏ hy vọng những kết quả tốt đẹp trong quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tổng thống Trump tuyên bố ‘có một cuộc điện đàm rất hiệu quả’ với Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng thống Trump tuyên bố ‘có một cuộc điện đàm rất hiệu quả’ với Tổng Bí thư Tô Lâm

Thời sự - 37 phút trước

Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông vừa “có một cuộc điện đàm rất hiệu quả” với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump

Thời sự - 57 phút trước

Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập

Thời sự - 8 giờ trước

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thời tiết miền Bắc trời nhiều mây, có mưa và mưa rào rải rác, có nơi xuất hiện dông, nhiệt độ giảm do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Thời sự - 21 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 23 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 23 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Top