Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổng cục DS-KHHGĐ tiếp Đoàn Nghị sĩ từ Ấn Độ

Thứ hai, 11:42 30/01/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng 29/1, Tổng cục DS-KHHGĐ tiếp đoàn đại biểu quốc hội bang Meghalaya (Ấn Độ) trong khuôn khổ đoàn sang thăm và làm việc với Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội từ ngày 26–30/1 tại nước ta.

Tới thăm và làm việc với Tổng cục DS-KHHGĐ, Đoàn Nghị sĩ gồm có ông Charles Pyngrope - Chủ tịch Quốc hội bang Meghalaya làm Trưởng đoàn; Ông Man Mohan Sharma - Tổng Thư ký Hội Nghị sĩ Ấn Độ về Dân số và Phát triển; Các ông, bà là đại biểu quốc hội và đại diện các bộ, ban, ngành của bang Meghalaya. Cùng đi với đoàn đến Tổng cục DS-KHHGĐ là đại diện của Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam. Tiếp Đoàn Nghị sĩ có Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ và lãnh đạo các vụ, đơn vị của Tổng cục DS-KHHGĐ.

Cuộc vận động vì chính người dân

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Tổng cục DS-KHHGĐ hân hạnh tiếp đón đoàn trong những ngày đầu Xuân mới – những vị khách mở đầu cho một năm sẽ mang lại nhiều điều tốt lành trong việc phát triển, hợp tác quan hệ quốc tế trong thời gian tới. TS Trọng cho biết thêm, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống trong lĩnh vực DS-KHHGĐ. Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức các đối tác Dân số và phát triển (PPD) mà ngài Bộ trưởng Bộ Y tế và phúc lợi của Ấn Độ là Chủ tịch.
 
Tổng cục DS-KHHGĐ đã có bài giới thiệu, chia sẻ một cách tóm tắt về thành tựu, thách thức và định hướng công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam.
 
 
Bài giới thiệu tóm tắt đã đem lại ấn tượng đặc biệt đối với đoàn Nghị sĩ bang Meghalaya. Thay mặt đoàn Nghị sĩ, ông Charles Pynggrope chúc mừng Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là thành công trong việc kiểm soát được mức sinh.
 
Rất nhiều các câu hỏi được các nghị sĩ trong đoàn đặt ra như: Làm thế nào mà tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) của Việt Nam từ mức cao lại có thể giảm được xuống mức lý tưởng như thế?; Hiện nay, tổng tỉ suất sinh ở Ấn Độ còn cao và giảm rất chậm, Việt Nam có giải pháp “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, đến nay còn sử dụng biện pháp này hay không?; Các biện pháp KHHGĐ của Việt Nam đang sử dụng là lâu dài hay ngắn hạn?; Việt Nam có cách nào để nắm được thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh hàng năm? Tại Ấn Độ, những số liệu thống kê này chỉ có sau 10 năm; Việt Nam làm thế nào để có mức sinh 2 con?; Làm thế nào để chuyển tải thông tin, khái niệm về công tác dân số tới các dân tộc khác nhau?…

Chia sẻ với nghị sĩ nước bạn, TS Dương Quốc Trọng cho hay, Việt Nam chính thức làm công tác DS-KHHGĐ từ ngày 26/12/1961 và cũng vừa kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ. “Khi bắt đầu làm công tác KHHGĐ, tổng tỉ suất sinh của Việt Nam là 6,4 con. Sau 50 năm làm công tác DS-KHHGĐ, chúng tôi giảm từ 6,4 con xuống còn 2,0 con, trong khi đó trên thế giới giảm từ 5 con xuống 2,5 con. Làm thế nào để có thể giảm được như vậy? Trong những năm qua, Việt Nam kiên trì thực hiện chương trình KHHGĐ – đây chính là cuộc vận động lớn của Việt Nam. Trên thế giới có nói tới chính sách 1 con, 1,5 con nhưng tại Việt Nam không có chính sách 2 con mà chúng tôi kiên trì vận động mỗi một cặp vợ chồng và cá nhân chỉ nên có từ 1 – 2 con. Chúng tôi không xử lý vi phạm với người dân mà biến việc mong muốn chỉ có 2 con thành nguyện vọng của mỗi người dân Việt Nam” – TS Trọng chia sẻ.

Thành quả của cả hệ thống chính trị

Để thực hiện thành công cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, ngành dân số đã thực hiện 2 giải pháp. Giải pháp thứ nhất là về mặt chuyên môn, ngành tập trung tuyên truyền vận động để người dân có ý thức chỉ mong muốn có 2 con. Công tác tuyên truyền được đưa rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới các nhà hoạch định chính sách, đưa vào các đoàn thể chính trị như thanh niên, công đoàn… Tổ chức các sự kiện truyền thông tại cơ sở, trên các đường phố có các pano, áp phích. Hiện nay, ngành DS-KHHGĐ có đội ngũ CTV ở cơ sở hùng mạnh với 170.000 người. Họ đến tận từng nhà dân tuyên truyền chính sách vận động của nhà nước đối với công tác DS-KHHGĐ. Đây là đội ngũ những người tình nguyện ở thôn, xóm bản làng với phụ cấp rất nhỏ là 50.000 đồng/ tháng (tương đương 2,5 USD) phục vụ cho văn phòng phẩm để làm công tác tuyên truyền. Trong khi đó, mỗi người phụ trách từ 100 – 150 hộ gia đình (ở vùng đồng bằng, thành thị) và từ 50 – 100 hộ gia đình (ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa).

Giải pháp thứ hai là việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ và các biện pháp tránh thai (BPTT) được đưa đến tận người dân một cách thuận lợi. Hiện nay có khoảng 80% phụ nữ có chồng sử dụng các BPTT, trong đó có 70% là BPTT hiện đại. Về tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh (số trẻ trai sơ sinh/100 số trẻ gái sơ sinh), TS Dương Quốc Trọng chia sẻ, tình trạng này có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Năm 2006, tỉ số này là 110/100 và từ đó tiếp tục tăng lên.
 
Năm 2011 tỉ lệ này là 111,9/100. Để có các số liệu này, Việt Nam đều dựa vào các cuộc Tổng Điều tra dân số. Hàng năm, cứ vào 0 giờ ngày 1/4, Việt Nam có thống kê về biến động dân số, trong đó Tổng cục Thống kê có thu thập thông tin về tỉ số giới tính khi sinh. Bên cạnh điều tra mẫu của Tổng cục Thống kê, về số liệu tỉ số giới tính khi sinh, Tổng cục DS-KHHGĐ thu thập thêm số liệu từ các cơ sở y tế trong cả nước. Vừa qua, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh với sự tham gia của 11 nước, trong đó có các bang phía Tây của Ấn Độ. Các nước đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp để các nước cùng nhau học hỏi, trao đổi về cách giải quyết vấn đề này.
 
Trả lời câu hỏi về “Các chính sách, văn bản pháp luật của Việt Nam có tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với các tôn giáo”, TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh: Việt Nam không phân biệt về dân tộc và tôn giáo trong tất cả các chính sách. Đặc biệt Việt Nam còn có các chính sách ưu tiên với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn.
 
Về chính sách DS-KHHGĐ của Việt Nam là dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện của người dân bởi mỗi người dân đều nhận thức được đây là hành động ích nước, lợi nhà. “Chúng tôi rất mừng vì có nhiều họ đạo, nhiều nhà sư, nhiều gia đình cùng tham gia vào công tác tuyên truyền về DS-KHHGĐ với chúng tôi. Tháng 12/2011, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Dân số Việt Nam, tỉnh Thái Bình đã tổ chức một hội nghị toàn tỉnh gồm các linh mục, các chánh chương, trùm trưởng xứ đạo về dự hội nghị chuyên đề DS-KHHGĐ. Có nhiều dòng họ đạo 10 năm, 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 và họ tự hào về điều đó” – TS Trọng nói.
 
Khẳng định về thành quả của công tác dân số trong 50 năm qua, TS Trọng cho hay, ngành dân số rất tự hào về những thành quả đó đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Để đạt được những thành quả này, theo TS Trọng, không phải chỉ có những người làm công tác dân số. Công sức này là tổng hợp của cả một hệ thống chính trị của Việt Nam. Vấn đề quan trọng số một là có một đường lối rất đúng đắn và sự cam kết chính trị từ Đảng, Quốc hội và Nhà nước Việt Nam đối với công tác dân số.
 
Suốt 50 năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn luôn cam kết chính trị về công tác DS-KHHGĐ. Những chỉ tiêu về dân số là những chỉ tiêu quan trọng của Quốc hội đề ra; chỉ tiêu về dân số cũng là những chỉ tiêu rất quan trọng của Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp. Vấn đề thứ hai là Nhà nước Việt Nam đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác DS-KHHGĐ. Vấn đề thứ ba là công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã có hệ thống tổ chức mạnh từ Trung ương đến địa phương.
 
Vấn đề thứ tư là công tác DS-KHHGĐ Việt Nam không tách rời với sự hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ có hiệu quả của các nước, của các tổ chức quốc tế. Thay mặt cho những người làm công tác DS-KHHGĐ đầy tâm huyết, TS Trọng nói: “Chúng tôi muốn nói, công tác dân số sẽ tồn tại mãi mãi với bất cứ một quốc gia nào. Ở Việt Nam, dù tổng tỉ suất sinh đã đạt dưới mức thay thế, song công tác DS-KHHGĐ lại đang nảy sinh những vấn đề mới, đặc biệt về cơ cấu dân số, chất lượng dân số.
 
Cho nên một quốc gia nào muốn phát triển, trước hết hãy quan tâm tới công tác dân số. Tôi nói điều này với tư cách là một nhà chuyên gia, một nhà khoa học và cũng muốn góp ý để các ngài hãy quan tâm nhiều hơn đến công tác dân số, vì nó có đóng góp rất tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Thay mặt Đoàn Nghị sĩ, ông Charles Pyngrope trân trọng cảm ơn những thông tin và chia sẻ của TS Dương Quốc Trọng và Tổng cục DS-KHHGĐ về các hoạt động của ngành, cùng các vấn đề liên quan đến hoạch định chính sách về DS-KHHGĐ cũng như những thành công đạt được từ công tác này. Ông Charles Pyngrope cũng đề cao vai trò của Đảng, Quốc hội và Nhà nước Việt Nam trong việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ; đồng thời bày tỏ những ấn tượng tốt đẹp về những nỗ lực và thành công của công tác DS-KHHGĐ mà Tổng cục DS-KHHGĐ đạt được trong suốt thời gian qua.

Hà Anh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Top