Top 3+ công việc làm thêm thu hút nhiều du học sinh nhất
GĐXH - Làm thêm trong thời gian du học đã không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, ngoài giúp sinh viên trang trải một phần cuộc sống, các công việc bán thời gian đôi khi cũng đem lại vô số phiền hà.
Lợi ích của việc làm thêm khi đi du học
Làm thêm kiếm thêm thu nhập
Giá cả ở nước ngoài thường đắt đỏ, nên việc đi làm thêm sẽ là phương án "cứu cánh". Với du học sinh không dư dả tài chính thì thu nhập từ công việc làm thêm là cần thiết. Nếu như bạn cố gắng cộng thêm may mắn, bạn có thể kiếm được công việc lương cao. Với số tiền đó, dù không phải trang trải học phí thì cũng đủ để bạn trả tiền sinh hoạt.
Một số trường đại học Hàn Quốc thường xuyên tổ chức hội chợ tuyển dụng du học sinh nước ngoài nhằm giúp cho du học sinh nước ngoài có thể kiếm được việc làm tại Hàn Quốc. Các bạn du học sinh có thể thể tìm kiếm thông tin tìm việc, tuyển người qua các trang web hỗ trợ tuyển dụng trực tuyến.
Ngoài ra, làm thêm cũng là trải nghiệm giúp sinh viên tự lập hơn, có ý thức tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có ý thức trân trọng những đồng tiền mình làm ra.
Nâng cao kinh nghiệm
Làm thêm sẽ giúp cho sinh viên có vô số cơ hội, và có nhiều kinh nghiệm.
Nếu học tốt và có hứng thú với dạy học thì công việc gia sư hoàn toàn phù hợp. Công việc này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng truyền đạt và ôn lại bài học.
Bên cạnh đó, công việc tay chân cũng mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Chúng sẽ giúp sinh viên nhanh nhẹn hơn và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Học cách tổ chức cuộc sống
Cân bằng giữa việc học và làm sẽ là một thử thách với bạn. Tuy nhiên nếu bạn biết cách quản lý thời gian, thì lại vô cùng hiệu quả.
Mở rộng mối quan hệ
Đi làm chính là môi trường tốt nhất để mở rộng các mối quan hệ. Một chút chân thành cùng tài ăn nói, biết đâu những cơ hội không ngờ sẽ tìm đến bạn?
Hạn chế của việc làm thêm khi đi du học
Ảnh hưởng đến việc học
Đây là nhược điểm rõ ràng nhất, khiến bất cứ phụ huynh và học sinh nào lo ngại. Học tập bằng một ngôn ngữ khác sẽ khó hơn rất nhiều. Nó bắt buộc bạn phải đầu tư thời gian nhiều hơn mới theo kịp chương trình.
Vì vậy, vừa học vừa làm sẽ khiến bạn thêm bận rộn, có thể gây ra mệt mỏi. Nếu như cơ thể mệt mỏi vì đi làm quá nhiều có thể khiến bạn bỏ bê học hành. Mặt khác, vì nguồn lợi kinh tế, rất nhiều bạn trẻ rất dễ sa đà vào việc kiếm tiền. Từ đó bạn quên đi chuyện chính là chuyện học.
Quyền lợi lao động
Làm việc bán thời gian sẽ không được nhận nhiều đãi ngộ hơn nhân viên chính thức. Nguy hiểm hơn là dễ bị chủ đuổi không lý do vì hết như cầu. Một số du học sinh còn gặp phải trung tâm môi giới lừa đảo bị bóc lột sức lao động.
Sức khỏe và tâm lý
Vừa học vừa làm đã khó, có thời gian chăm sóc cho bản thân lại càng khó hơn. Chuyện stress cũng khó tránh khỏi nếu bạn ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc.
Top 3+ công việc làm thêm thu hút nhiều du học sinh nhất
Bán hàng
Những công việc về bán hàng luôn là câu trả lời thích hợp nhất cho sinh viên. Bán hàng tại các cửa hàng của Primark, Costco hay Boots… đều là những lựa chọn tốt. Đây đều là những tập đoàn lớn và uy tín. Vì vậy, cơ hội hội để bạn có được 1 việc làm part-time tại đây là vô cùng cao.
Tính chất của công việc này không đòi hỏi sinh viên có quá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên nó sẽ cần đến sự kiên nhẫn, tâm lí và thấu hiểu người khác. Thu nhập ở công việc này cũng tùy thuộc vào mỗi nước. Nhưng nhìn chung, thu nhập ở công việc này khá ổn để chi trả chi tiêu hàng ngày.
Phục vụ
Đây là một công việc part – time phù hợp với hầu hết các bạn du học sinh hiện nay. Ưu điểm của công việc này là bạn có thể thoải mái sắp xếp thời gian. Tùy vào thời gian rảnh, bạn có thể linh động thời gian với việc học của mình. Hơn nữa, bạn còn có thêm một nguồn thu nhập ổn định và trang trải những chi phí hằng ngày.
Ngoài mức lương được nhận theo giờ, bạn có thể kiếm thêm thu nhập thông qua tiền tip khách hàng. Trong khoảng thời gian làm việc, bạn sẽ nâng cao cho mình nhiều kỹ năng mềm vô cùng bổ ích như kỹ năng làm việc dưới áp lực cao (working under high pressure), kỹ năng giao tiếp (communication),…
Dạy tiếng Việt
Nếu bạn là du học sinh tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… thì có lẽ công việc làm thêm này khá phổ biến. Ở những nước này sẽ có một số lượng khá lớn những người có nhu cầu học tiếng Việt, có thể họ đang học về văn hóa Việt Nam, cũng có thể họ làm trong các công ty hợp tác với Việt Nam… phải giao tiếp nhiều với người Việt. Nhờ vậy mà các bạn du học sinh có thể tận dụng vốn tiếng Việt đẻ của mình để làm gia sư tiếng Việt cho người ngoại quốc.
Mức lương của công việc này cũng tương đối cao đối với du học sinh. Nếu bạn là người có khả năng truyền đạt tốt thì đừng băn khoăn sinh viên nên làm thêm việc gì nữa nhé vì đây là công việc rất nhẹ nhàng mà thu nhập lại khá tốt.
Làm việc tại các cửa hàng nail
Công việc tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến trong danh sách những việc làm part-time dành cho du học sinh chính là làm việc tại các cửa hàng nai. Hiện nay, nhiều đánh giá cho thấy rằng cộng đồng người Việt đã và đang chiếm giữ thị phần lớn nhất trong ngành nail tại nước ngoài. Điều đó được thể hiện vô cùng rõ ràng qua sự hiện diện của các cửa hàng nail người Việt ở các quốc gia: Anh, Đức, Pháp, Mỹ…
Do đó, bạn có thể dễ dàng xin vào làm tại những cửa hàng này để tăng thu nhập cho bản thân, giao tiếp nhiều hơn để cải thiện khả năng học ngôn ngữ của mình.
Kế toán (Bookkeeping)
Nhiều công ty nhỏ không thuê nhân viên toàn thời gian mà chỉ thuê part-time. Hơn nữa, nhân viên có thể xử lý công việc ngoài văn phòng. Vì vậy, đây được xem là công việc lý tưởng của nhiều du học sinh, nhất là những người học chuyên ngành kế toán hoặc đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Tùy vào từng tính cách, sở thích và ngành nghề bạn theo học mà có thể chọn cho mình một công việc phù hợp. Vừa giúp kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, vừa tích lũy được kinh nghiệm làm việc cho tương lai.
Một số gợi ý để bạn cân bằng giữa việc học và làm thêm
- Lập kế hoạch thời gian một cách khôn ngoan: Lập kế hoạch thời gian làm việc theo lịch học tập của bạn. Đừng đăng ký lịch làm vào những ngày quan trọng (ví dụ: ngày kiểm tra, buổi thuyết trình, v.v.). Nếu học kỳ của bạn dài, hãy chọn làm việc trong nửa đầu của học kỳ và tập trung vào việc học vào gần cuối kỳ khi sắp đến ngày thi.
- Lập kế hoạch tài chính một cách khôn ngoan: Đừng tiêu xài phung phí, nếu bạn biết lập kế hoạch tài chính thì bạn sẽ luôn đủ để chi tiêu, ngay cả khi bạn không đi làm. Xét cho cùng, nguồn tài chính gia đình không phải lúc nào cũng ổn định và học bổng chưa chắc tài trợ đủ cho việc học của sinh viên, do đó, các bạn đi làm thêm để có thêm thu nhập tài trợ việc học là cần thiết và chính đáng.
Tuy nhiên, đây không phải là nguồn cung cấp dòng tiền chính chi trả cho quá trình học mà chỉ là nguồn bổ trợ thêm. Vì vậy, nên chọn công việc part-time thế nào cần cân nhắc đến nhu cầu tài chính của bản thân. Hãy xem xét tất cả các chi phí liên quan đến hành trình theo đuổi bằng cấp, không chỉ có học phí mà còn là chi phí chỗ ở, thức ăn, sách vở, văn phòng phẩm, đi lại…
- Xin học bổng: Đây có lẽ là cách được nhiều bạn du học sinh tìm hiểu nhất. Hầu hết các trường đại học ở nước ngoài đều cung cấp những suất học bổng giá trị để tài trợ cho sinh viên quốc tế có lực học xuất sắc nhưng điều kiện tài chính khó khăn. Những năm sau đó, bạn cần duy trì kết quả học tập tốt nếu bạn muốn nhận và duy trì học bổng.
9X Việt sở hữu 4 bằng thạc sĩ, được công nhận tài năng toàn cầu
Giáo dục - 17 giờ trướcỞ tuổi 26, Ngô Lê Huy Hiền được Chính phủ Anh công nhận là tài năng toàn cầu và nhà lãnh đạo mới nổi trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số.
Đại học đầu tiên của Việt Nam lọt top 325 thế giới
Giáo dục - 22 giờ trướcĐại học Quốc gia Hà Nội có bước tiến vượt bậc lên vị trí 325 trong bảng xếp hạng các đại học phát triển bền vững trên thế giới theo QS.
Thông tin mới nhất về mức giải thưởng cho học sinh Hà Nội, đoạt giải quốc tế được thưởng đến 300 triệu đồng
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Nghị quyết về tiền thưởng với học sinh và giáo viên có thành tích tốt, học sinh đạt giải nhất/huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế, mức thưởng cao nhất đến 300 triệu đồng.
Phụ huynh, học sinh sốt ruột chờ môn thi thứ 3 vào lớp 10
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều phụ huynh, học sinh thấp thỏm chờ chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm nay, vì đây là kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới và lại có thêm những thay đổi trong phương án thi.
Chàng trai Việt duy nhất lọt top gương mặt nổi bật Forbes Mỹ 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcNguyễn Siêu, cựu du học sinh Việt tại Mỹ xuất sắc được lựa chọn vào danh sách những người trẻ nổi bật “30 Under 30” của Forbes Bắc Mỹ năm 2025.
Đại học Sư phạm TP.HCM đổi cấu trúc đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025
Giáo dục - 1 ngày trước5/6 môn thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ được thay đổi cấu trúc từ năm 2025.
TPHCM đề xuất chi 237 tỷ đồng miễn học phí từ lớp 6-9
Giáo dục - 2 ngày trướcNội dung được nêu trong dự thảo chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập và tư thục, năm học 2024 - 2025, trình HĐND thành phố, sáng 9/12.
Chính phủ đề xuất chuyển 2 đại học quốc gia về Bộ GD&ĐT
Giáo dục - 2 ngày trướcTại kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ vừa được Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kí ban hành, Chính phủ đề xuất chuyển 2 đại học Quốc gia về Bộ GD&ĐT để quản lí. Đồng thời đưa ra 2 phương án đối với 2 Viện Hàn lâm khoa học.
Sinh viên nữ được yêu cầu không mặc quần jean rách, váy ngắn trên gối đến trường
Giáo dục - 2 ngày trướcCách ăn mặc không chỉ phản ánh cá tính, phong cách của mỗi cá nhân mà còn là yếu tố góp phần định hình văn hóa và nét đẹp tại môi trường học đường - đó là lý do nhiều trường đại học đưa ra những quy định cụ thể đối với trang phục của sinh viên.
Cơ hội cho hàng triệu thí sinh muốn trúng tuyển vào trường đại học mình yêu thích
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Năm 2025, dự kiến sẽ có nhiều điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển đại học. Theo đó, kỳ thi riêng của một số trường đại học như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực có thêm nhiều điểm mới nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nam giáo viên thuê 2 người dạy học thay vì 'chuyên môn yếu'
Giáo dụcGĐXH - Nam giáo viên R.C.T. đang công tác tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã thuê hai người khác dạy thay, mỗi tháng trả từ 6,5-6,8 triệu đồng/người/tháng.