TPHCM cấm đặt tên, thu thêm, gây áp lực với học sinh
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường không được đặt tên thêm, thu thêm các khoản thu bất hợp lý. Đồng thời, không đưa thêm chương trình vào để vượt ngưỡng, gây áp lực với học sinh.
Không có khái niệm quỹ cha mẹ học sinh
Ngày 10/10, ngành giáo dục TPHCM có cuộc họp với hiệu trưởng các trường THPT công lập trên địa bàn. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở GD&ĐT cho hay, Sở đã có hướng dẫn mức thu học phí và các chế độ miễn giảm học tập cho học sinh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có một vài đơn vị chưa thực hiện nghiêm, tạo dư luận không tốt. Phòng Kế hoạch-Tài chính đã tham mưu Giám đốc Sở ra văn bản chấn chỉnh các khoản thu, tài trợ không đúng quy định.
Theo ông Huy, nội dung thu phải thực hiện theo Nghị quyết 04 HĐND TPHCM quy định về các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn. Các trường phải bảo thu đúng 26 nội dung của 4 nhóm.
Sở yêu cầu các đơn vị thu đúng, không được đặt tên thêm, thu thêm, phát sinh các khoản thu bất hợp lý. Tất cả 26 khoản đều quy định mức thu tối đa, nhưng không phải khoản nào cũng được thu mức cao nhất. Các trường phải có dự toán và thu đủ, chi đủ, không phát sinh khoản dư, không phát sinh các nguồn thu bất hợp lý.
“Không có khái niệm quỹ cha mẹ học sinh của trường, của lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh thu đúng quy định và chịu trách nhiệm với các khoản thu không đúng. Hiện nay một số giáo viên chủ nhiệm hay đưa ra các khoản thu quỹ lớp, hiệu trưởng phải nắm và có chỉ đạo về vấn đề này”, ông Huy nhấn mạnh.
Vị Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính yêu cầu tất cả các trường phải quản lý việc thanh toán thu chi không dùng tiền mặt và công khai các khoản thu, chi bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh. Sắp tới, Sở sẽ thành lập các đoàn kiểm tra để thanh kiểm tra số đơn vị về các khoản thu chi.
Dạy học buổi 2 vừa sức, không áp lực học sinh
Ông Tống Phước Lộc, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT TPHCM đề cập đến quy định xét duyệt giáo viên đi nước ngoài và yêu cầu hiệu trưởng, giáo viên các trường nghiên cứu kỹ quy định.
“Đi nước ngoài phải có báo cáo, hồ sơ. Với trường hợp giáo viên hướng dẫn đi cùng học sinh tham gia các kỳ thi quốc tế phải nghiên cứu kỹ quy định. Hiệu trưởng cử đoàn đi việc công phải xác định rõ vấn đề này”, ông Lộc nói.
Nêu những khó khăn từ góc độ quản lý, ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), cho hay việc thực hiện chương trình ngoài giờ chính khoá, trong đó ưu tiên thực hiện đề án dạy tin học theo chuẩn quốc tế, dạy học ngoại ngữ, tăng cường thể dục thể thao cần sự đồng thuận của cha mẹ học sinh về các mức thu theo Nghị quyết 04. Tạo được sự đồng thuận đã khó, việc xếp thời khoá biểu còn gian nan hơn.
“Đối với các môn học bắt buộc theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cần 30 tiết mỗi tuần, thêm số tiết buổi 2 thì sẽ lên 38 tiết. Những tiết học ngoài giờ như Sở quy định phải từ 4-6/tiết tuần, nên trường xếp thời khoá biểu qua ngày thứ 7. Nhưng khi triển khai, nhiều phụ huynh không đồng ý mà muốn lồng ghép vào các ngày trong tuần. Như vậy, học sinh phải học 9 tiết/ngày là không đúng quy định”, ông Đảo nói.
Từ khó khăn trên, ông Đảo đề xuất Sở GD&ĐT giao quyền tự chủ, cơ chế mở cho lãnh đạo các trường trong việc thực hiện đề án, lồng ghép các tiết, xếp thời khoá biểu. Dựa vào ý kiến cha mẹ học sinh, nhà trường có thể tổ chức thêm các tiết văn hoá, giúp học sinh ở buổi thứ 2 có nhiều giờ hơn để ôn tập.
Trả lời thắc mắc trên, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT cho biết việc truyền đạt kiến thức cho học sinh dựa trên tinh thần vừa sức, nếu dạy quá tải thì việc tiếp thu sẽ không hiệu quả. “Với khối 12, đừng áp đặt chương trình quá nặng. Các trường nên thiết kế buổi 2 vừa sức, không đưa thêm chương trình vào để vượt ngưỡng, gây áp lực với học sinh”, ông Tân cho hay.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 57 phút trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 11 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 15 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).