Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trân trọng những đóng góp thầm lặng

Thứ tư, 15:59 10/10/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng ngày 9/10, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tổ chức Hội thảo:“Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”.

Hội thảo là cơ hội để những người làm công tác dân số chia sẻ những kinh nghiệm hay, quý báu trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về KHHGĐ đến với người dân.  Ảnh: Đỗ Bá.

Trong khuôn khổ Liên hoan Tuyên truyền viên Dân số cơ sở khu vực phía Nam được tổ chức tại Bạc Liêu (từ 9- 11/10), sáng ngày 9/10, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tổ chức Hội thảo:“Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp về DS-KHHGĐ tại cơ sở”. Tham dự Hội thảo có đại diện ngành dân số 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Hội thảo do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân chủ trì.

Những bước chân không mỏi

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Huỳnh Thị Di - Chi cục phó Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Bình Thuận đã mô tả hiệu quả tích cực từ việc phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa Chi cục DS-KHHGĐ và 11 ban ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Đi sâu hơn vào công tác truyền thông trực tiếp, chị Bích Vỹ - cán bộ chuyên trách dân số xã Hưng Phú, huyện Phước Long, Bạc Liêu cho biết: Các cán bộ, CTV dân số cơ sở tại Bạc Liêu rất tâm đắc với mô hình truyền thông nhóm nhỏ tại hộ gia đình. “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” là khẩu hiệu nằm lòng của các chị. Từ việc vận động KHHGĐ tại gia, nhiều địa phương của Bạc Liêu đã phát triển xây dựng mô hình “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3”. Mô hình này đã giúp công tác truyền thông KHHGĐ lan tỏa mạnh hơn, góp phần mang lại sự ổn định về quy mô dân số của mỗi địa phương.

“Vai trò của các cộng tác viên rất quan trọng. Họ chính là cầu nối, giúp cán bộ chuyên trách gần dân, hiểu dân hơn. Thiếu họ, công việc không thể trôi chảy được...”- chị Bích Vỹ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của đội ngũ CTV Dân số cơ sở. Chia sẻ này nhận được  sự đồng tình từ rất nhiều đại biểu.

Với các cộng tác viên dân số cơ sở, công tác vận động gặp không ít khó khăn bởi số hộ gia đình mà mỗi CTV quản lý khá nhiều, nếu không khéo thu xếp sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ.“Sau mỗi cuộc họp giao ban hàng tháng, tôi phải lên chương trình chi tiết cho từng tuần để công việc trôi chảy, lập kế hoạch rà soát từng hộ gia đình.Với số lượng 170 hộ, nếu không phân loại chi tiết, rõ ràng như hộ nào có con 1 bề, hộ nào có ý muốn sinh con thứ 3... để ưu tiên vận động thì sẽ “vỡ kế hoạch” ngay...”- chị Trần Thị Xuân-CTV Dân số xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long chia sẻ.

Đề cập đến vấn đề: Tài liệu phục vụ công tác truyền thông, vận động KHHGĐ có bất cập gì không, Hội thảo “nóng” hẳn lên!

Bà Huỳnh Thị Di cho rằng: Tài liệu truyền thông hiện còn chưa thật sinh động, thiếu sự cập nhật đầy đủ và liên tục nội dung về các biện pháp tránh thai hiện đại. Nhiều đại biểu đề xuất cần tăng cường các tài liệu thuyền thông dạng VCD. “Bây giờ, nhiều đối tượng không thích đọc tài liệu, tờ rơi vì ít thời gian. Chưa kể ở vùng sâu, vùng xa, bà con ngại xem những khẩu hiệu, hướng dẫn với cỡ chữ quá nhỏ trên mỗi tờ gấp. Nếu có VCD chiếu trực tiếp trên tivi vừa sinh động, vừa cụ thể, có âm thanh “bắt tai” thì hiệu quả tác động  sẽ cao hơn rất nhiều...” - chị Nguyễn Thị Đô - cán bộ chuyên trách dân số của huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai bày tỏ.

Rốt ráo truyền thông mất cân bằng giới tính khi sinh
 

Sáng ngày 10/10, Liên hoan Tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực phía Nam với sự tham dự của các tỉnh, thành từ Cà Mau đến Bình Thuận được khai mạc tại Bạc Liêu.

20 tiết mục dự thi tham dự Liên hoan lần này. Các thành viên tham dự đều rất hào hứng, phấn khởi, bởi đây là lần đầu tiên Liên hoan tái tổ chức kể từ khi thay đổi mô hình tổ chức bộ máy của ngành DS-KHHGĐ từ năm 2007.

Hội thảo càng trở nên sôi động hơn với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).

Ở Tiền Giang, địa phương này đã dùng giải pháp “tổng lực”, đồng bộ trong truyền thông nhằm tác động đến vấn đề cấm lựa chọn giới tính thai nhi như tổ chức Hội thảo dành cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, truyền thông trên truyền hình, phát thanh, hệ thống loa xã, phường, băng rôn, khẩu hiệu, tư vấn tại xã, phường, tư vấn qua tổng đài 1080... Còn TP HCM lại có giải pháp đột phá. Hiện địa phương này đã đưa nội dung truyền thông về MCBGTKS vào mô hình Chăm sóc SKSS tiền hôn nhân. Liệu có quá sớm khi đưa nội dung này vào đối tượng chưa sinh con lần nào? Câu trả lời từ phía đại diện TP HCM được nhiều người tham dự Hội thảo đồng tình: Hiện ở khu vực đô thị, độ tuổi dậy thì đã sớm hơn nên việc truyền thông sớm là hợp lý...

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thành Sang- Chi cục phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Tiền Giang đặt vấn đề: “Cần có chế tài mạnh hơn với việc lựa chọn giới tính thai nhi bởi có thông tin: Hiện đã có thiết bị nhận biết giới tính thai nhi khi chỉ mới 7-8 tuần tuổi (trước đây là 13-15 tuần tuổi). Chia sẻ về vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ - ông Nguyễn Văn Tân cho hay: Hiện chưa có thông tin chính thức về loại thiết bị này, song trước tình trạng người dân quá lạm dụng sự tiến bộ của y học để can thiệp nhằm lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh  thì việc quan trọng nhất hiện vẫn là truyền thông, vận động nhằm thay đổi hành vi cho người dân. Ông Tân cũng dẫn chứng: Hiện tại Hàn Quốc, vai trò của phụ nữ đã dần được nâng cao, người dân đã thích sinh con gái hơn con trai. Điều này cho thấy nếu kiên trì, nỗ lực thì truyền thông sẽ phát huy hiệu quả.

Cải thiện chất lượng dân số

Ba đại diện từ Bình Dương, Long An và Tây Ninh đã trao đổi về nội dung nâng cao chất lượng dân số.

Theo ông Nguyễn Văn Thắm- Chi cục phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Dương: Địa phương này đang rốt ráo thực hiện Đề án sàng lọc trước và sơ sinh. “Hiện chúng tôi đã thực hiện sàng lọc trước và sơ sinh tại 5/7 huyện, thị. Với 2 huyện, thị chưa triển khai mô hình, chúng tôi sẽ tăng cường công tác truyền thông”- ông Thắm chia sẻ. Bà Phạm Thị Hương- Chi cục phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Long An cũng giới thiệu mô hình Khám và tư vấn tiền hôn nhân với nhiều thành công tốt đẹp vì đối tượng được miễn phí hoàn toàn. Theo bà Hương, các đối tượng không chỉ được tư vấn mà còn được khám tổng quát và xét nghiệm gan, HIV miễn phí. 

Để các đối tượng đến khám trước khi kết hôn nhằm nâng cao chất lượng dân số, công tác truyền thông vận động cũng không kém phần quan trọng. Long An đã thành lập được nhiều CLB tiền hôn nhân nhằm quản lý, theo dõi sát sao các đối tượng chẩn bị kết hôn, đồng thời lồng ghép nội dung này vào các đợt sinh hoạt Đoàn thanh niên. Về phía Tây Ninh, Chi cục phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh- bà Nguyễn Thị Diệp Trang cũng chia sẻ thêm về mô hình Tư vấn, Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng. Nhiều tài liệu độc đáo, các mô hình sinh hoạt văn hóa, giải trí... dành cho người cao tuổi đã được bà Diệp Trang giới thiệu cho các đại biểu tham khảo.

Nhân rộng nhữngmô hình sáng tạo

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tân  (ảnh) nhấn mạnh vai trò quan trọng số một của truyền thông trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về DS-KHHGĐ. Ông Nguyễn Văn Tân thay mặt lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ tri ân sự đóng góp ý kiến tâm huyết, nhiệt thành của đại diện ngành dân số 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam giúp Hội thảo thành công tốt đẹp.

Phó Tổng cục trưởng cũng ghi nhận và mong muốn những mô hình, giải pháp sáng tạo, những kinh nghiệm quý báu đến từ các địa phương sẽ sớm lan tỏa, nhân rộng, góp sức giúp ngành DS-KHHGĐ hoàn thành tốt trọng trách cao cả đã được giao phó.

Cũng trong dịp này, bà Đặng Thị Bích Thuận - Vụ phó Vụ Truyền thông- Giáo dục - Tổng cục DS-KHHGĐ đã thay mặt Tổng cục trình bày “Báo cáo đánh giá tình hình, kết quả triển khai các mô hình, hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ khu vực phía Nam trong 3 năm qua” và “Định hướng công tác truyền thông trong giai đoạn mới 2012-2015”.

Thanh Giang

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top