Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tránh thai tự nhiên trong chương trình KHHGĐ của Việt Nam

Thứ ba, 16:29 06/12/2011 | Dân số và phát triển

Hai biện pháp TTTT phổ biến tại Việt Nam trong suốt 40 năm qua là: tính vòng kinh (calendar/rhythm, trước đây quen gọi là biện pháp Ogino-Knauss) và xuất tinh ngoài âm đạo.

Tránh thai tự nhiên là gì?

Trong chương trình KHHGĐ người ta thường phân biệt các biện pháp tránh thai hiện đại (TTHĐ) với tránh thai truyền thống (TTTT) hay tránh thai tự nhiên (TTTN). Các biện pháp TTHĐ bao gồm các loại hoóc-môn tránh thai (các dạng: uống, tiêm, cấy dưới da hay gắn vào dụng cụ đặt trong âm đạo/tử cung), vòng tránh thai, các thủ thuật triệt sản nam và nữ (bằng hoá chất, vật lý, đốt điện hay phẫu thuật), và bao cao su tránh thai. Nói chung, các biện pháp tránh thai hiện đại rất có hiệu quả tránh thai (tỷ lệ thất bại thấp hay không đáng kể, tuỳ theo biện pháp). Vì vậy, các chương trình KHHGĐ thường chỉ tuyên truyền, khuyến khích sử dụng và cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại này.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới  “Tránh thai tự nhiên bao gồm các biện pháp lập kế hoạch và tránh thai bằng cách quan sát các dấu hiệu và hội chứng xảy ra tự nhiên của thời kỳ dễ thụ thai và không thể thụ thai trong một vòng kinh để kiêng giao hợp vào thời kỳ dễ thụ thai nếu như không muốn có thai”. Các biện pháp tránh thai tự nhiên (TTTN) bao gồm: tính vòng kinh, đo thân nhiệt, theo dõi niêm dịch cổ tử cung và phương pháp kết hợp thân nhiệt và triệu chứng (sympto-thermal method) . Phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo (coitus interruptus/withdrawal) và vô kinh khi cho bú (lactational amenorrhea) cũng được xếp vào TTTN.

Hai biện pháp TTTT phổ biến tại Việt Nam trong suốt 40 năm qua là: tính vòng kinh (calendar/rhythm, trước đây quen gọi là biện pháp Ogino-Knauss) và xuất tinh ngoài âm đạo.

Khi đánh giá kết quả các chương trình KHHGĐ người ta thường xem xét hai tiêu chí sau: tỷ lệ sử dụng tránh thai (CPR) và  tổng tỷ suất sinh (TFR). Tiêu chí “tỷ lệ sử dụng tránh thai” là kết quả đầu ra (output) của chương trình, còn “tổng tỷ suất sinh” là tiêu chí đo tác động (impact) của chương trình. Trong bài này chúng tôi chỉ bàn đến tỷ lệ sử dụng tránh thai (contraceptive prevalence rate/CPR) hay tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi hay 15-44 tuổi), hiện có chồng (MWRA) và đang sử dụng biện pháp tránh thai vào thời điểm điều tra. (Tất cả các cuộc điều tra DHS ở Việt Nam, chỉ phỏng vấn phụ nữ 15-49 tuổi, hiện có chồng). Tỷ lệ sử dụng tránh thai thu thập được qua các cuộc điều tra chọn mẫu, thường có tính đại diện của quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đó là các cuộc điều tra về sử dụng tránh thai(Contraceptive Prevalence Survey/CPS) trước đây hay các cuộc điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ (Demographic and Health Survey/DHS) trong hai thập kỷ gần đây. Có những cuộc điều tra DHS người ta phỏng vấn cả những phụ nữ 15-49 tuổi, hiện không có chồng vào thời điểm điều tra. Tuy rằng trong nhiều cặp vợ chồng/bạn tình, nam giới sử dụng tránh thai là chính (bao cao su, triệt sản nam), nhưng theo qui ước thường chỉ có phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, hiện có chồng là được phỏng vấn trong các cuộc điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ. Các thông tin về biện pháp tránh thai do nam giới sử dụng đều được thu thập qua phỏng vấn phụ nữ, và qui về phụ nữ được phỏng vấn. Theo qui ước, các biện pháp tránh thai tự nhiên phải được tính vào tỷ lệ sử dụng tránh thai nói chung (CPR), và thể hiện trong cơ cấu các biện pháp tránh thai (contraceptive method- mix).

Ưu điểm của các biện pháp tránh thai tự nhiên, về cấp độ người sử dụng, là không mất tiền mua, không phải đến cơ sở y tế. Do vậy mà đảm bảo tính kín đáo riêng tư cho người sử dụng, và không có các tác dụng phụ (như thường gặp trong khi đặt vòng hay dùng các hoóc-môn tránh thai). Về cấp độ chương trình, TTTN không tốn kém về vật chất hay nhân lực và các chi phí trong điều trị tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai hiện đại.

Nhược điểm của biện pháp TTTN về cấp độ cá nhân là: phải kiêng giao hợp trong một số ngày nhất định của vòng kinh (với phương pháp tính vòng kinh) hay ảnh hưởng đến quá trình khi giao hợp (với phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo). Nhược điểm chính của phương pháp TTTN là có tỷ lệ thất bại cao hơn nhiều so với các biện pháp tránh thai hiện đại, nên dẫn đến tỷ lệ có thai ngoài ý muốn cao hơn, và cũng góp phần làm cho tỷ lệ phá thai cao hơn. Theo một số tài liệu nước ngoài, tỷ lệ thất bại của biện pháp tính vòng kinh là 10-30% và của biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là 5-25%. Thậm chí theo một tài liệu mới đây, tỷ lệ thất bại của tránh thai tự nhiên rất cao: 14-57% (tính vòng kinh) và 15-28% (xuất tinh ngoài âm đạo). Do vậy, nhiều chương trình KHHGĐ đã không khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai này. Có lẽ cũng vì lý do này mà  chương trình KHHGĐ của Việt Nam trong suốt 40 năm qua không tuyên truyền về biện pháp này cũng như khuyến khích việc sử dụng chúng.

Tránh thai tự nhiên trong chương trình KHHGĐ của Việt Nam

Tuy nhiều chương trình KHHGĐ không trực tiếp “cung cấp” biện pháp tránh thai tự nhiên, nhưng theo qui ước khi tính “tỷ lệ sử dụng tránh thai” (CPR) người ta phải tính cả các biện pháp tránh thai tự nhiên nói trên, thậm chí cả các biện pháp dân gian nữa (nếu có). Tuy nhiên, các biện pháp TTTN này lại không được chương trình KHHGĐ của Việt Nam “cung cấp”, vì nó không ở dưới dạng vật chất (như thuốc tiêm TT, bao cao su hay vòng TT). Trong nhiều thập kỷ các biện pháp TTTN đã không có trong sổ sách ghi chép về dịch vụ tránh thai của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

Tuy nhiên, trên thực tế biện pháp TTTN vẫn được nhiều người sử dụng và vẫn xuất hiện đều đều trong các cuộc điều tra quốc gia DHS tiến hành vào các năm 1988, 1997 và 2002 ở vị trí thứ hai, chỉ đứng sau vòng tránh thai. Và, có thể đã chiếm một tỷ lệ quan trọng về thai nghén ngoài ý muốn và nạo phá thai mà chương trình muốn giảm đi. Do đó, cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và khách quan, hơn là né tránh.

Do các cơ quan quản lý chương trình KHHGĐ không quan tâm đến các biện pháp tránh thai tự nhiên, nên tất nhiên đội ngũ nhân viên y tế và dân số các cấp không hiểu thấu đáo và thiếu kinh nghiệm thực tế về các biện pháp này. Vì vậy, họ không thể làm tốt công tác tư vấn hoặc hướng dẫn cho các cặp vợ chồng muốn sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên. Họ cần được đào tạo thêm hay được cập nhật thông tin về các biện pháp tránh thai tự nhiên trong các lớp đào tạo thường xuyên hay các lớp bổ túc nghiệp vụ của ngành.
 
Một số ít chuyên gia về sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ của Việt Nam quan tâm đến tỷ lệ sử dụng tránh thai tự nhiên ở Việt Nam đã nhiều lần đặt câu hỏi: Liệu tỷ lệ TTTN được báo cáo qua các điều tra DHS có phản ánh đúng thực trạng về TTTN của Việt Nam không? Nếu đúng như vậy, liệu có mối liên hệ giữa tỷ lệ sử dụng TTTN cao ở Việt Nam và tỷ lệ phá thai ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới không? (Tỷ lệ phá thai của Việt Nam, Cuba và Ru-ma-ni cao nhất thế giới, với 78-83/1.000). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào để làm rõ vấn đề này. Trong khi chờ đợi các nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này, tạm thời có thể suy luận như sau: ở Việt Nam có nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, hiện đang sử dụng biện pháp TTTN (theo DHS năm 2002, cứ khoảng 5 cặp vợ chồng hiện sử dụng tránh thai thì có 1 cặp sử dụng biện pháp TTTN) . Tỷ lệ thất bại cao của các biện pháp này sẽ dẫn đến tỷ lệ cao về thai nghén ngoài ý muốn và phá thai. Do đó, nếu như chúng ta muốn hạn chế nạo phá thai trong chương trình KHHGĐ thì không thể không quan tâm đến tỷ lệ sử dụng TTTN cao trong nhiều thập kỷ qua.

Chúng tôi sử dụng số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999 để lấy ra tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi so với tổng dân số. Vì năm điều tra DHS (năm 1997) gần với năm 1999, nên chúng tôi sử dụng tỷ lệ tránh thai tự nhiên của điều tra này để ước tính số người sử dụng TTTN. Chúng ta có thể làm phép tính sau:

Năm 1999 (TĐTDS)

Tổng số nữ:                        38.854.056 người

Tổng số nữ 15 - 49 tuổi:          20.795.430 người 

Nữ 15 - 49 tuổi, có chồng:       13.250.754 người

Nữ 15 - 49 tuổi, có chồng, hiện tránh thai tự nhiên (giả định năm 1999, tỷ lệ TTTN vẫn như tỷ lệ của năm 1997): 

13.250.754  x 19,5% = 2.583.897 người

(Tỷ lệ TTTN lấy từ trong cơ cấu các biện pháp TT, theo DHS 1997).

Trong thí dụ này, giả sử tỷ lệ thất bại chung cho cả hai biện pháp TTTN ở Việt Nam là 20%. Với tỷ lệ thất bại chung 20%/năm, với hơn 2,5 triệu người sử dụng biện pháp TTTN, số thai nghén ngoài ý muốn có thể là: 516.779 trường hợp (2.583.897 x 20%= 516.779). Như thế, hàng năm những người sử dụng TTTN có thể đóng góp vào chương trình KHHGĐ khoảng 516.779 trường hợp thai nghén ngoài ý muốn.  Theo kinh nghiệm đa số trường hợp thai nghén ngoài ý muốn (thường là 2/3 đến 3/4, tức từ 344.519 đến 387.584 trường hợp) thường kết thúc bằng nạo phá thai. Đây là các trường hợp thai ngoài ý muốn và/hoặc nạo phá thai có thể tránh được một phần, nếu như chương trình quốc gia về KHHGĐ quan tâm hơn đến nhóm người sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên này và có chiến lược can thiệp phù hợp. Thực ra, ngay cuộc điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994, kết quả cho thấy phần lớn các trường hợp phá thai là do thất bại của biện pháp tránh thai tự nhiên.

Chỉ tính sơ qua như trên, ta cũng có thể ước tính số phá thai hàng năm có thể giảm hay tránh được là rất đáng kể, nếu như các cặp vợ chồng sử dụng TTTN chuyển sang sử dụng các biện pháp TTHĐ, hay ít ra là vẫn sử dụng TTTN, nhưng sử dụng đúng nên hạn chế được phần nào tỷ lệ thất bại. Lợi ích ước tính rõ rệt như thế, nhưng nhiều năm qua chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến những người sử dụng biện pháp TTTN trong chương trình KHHGĐ, chỉ vì một lý do đơn giản là chúng có tỷ lệ thất bại cao, trong khi chúng ta muốn giảm nhanh tỷ lệ phá thai.

Vậy nên làm gì?

Nếu như chúng ta thật sự muốn giảm tỷ lệ phá thai của Việt Nam trong những năm tới, như mục tiêu trong “Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khoẻ sinh sản” và “Chiến lược Dân số đến năm 2010” đã nêu, không thể không quan tâm đến một tỷ lệ khá cao những người sử dụng biện pháp tránh thai tự nhiên ở nước ta hiện nay. Theo như ý kiến chủ quan của chúng tôi, chương trình KHHGĐ có thể làm những việc như sau:

1. Tiến hành nghiên cứu xem có thật tỷ lệ sử dụng tránh thai tự nhiên ở Việt Nam cao như đã thấy trong các cuộc điều tra DHS vào các năm 1988, 1994, 1997 và 2002 hay không? Bao nhiêu phần trăm những người sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên đó đã sử dụng đúng các biện pháp đó và tỷ lệ thất bại của họ là bao nhiêu? Mối liên quan giữa tránh thai tự nhiên và phá thai trong số những người sử dụng TTTN.

2. Xây dựng chiến lược vận động dành riêng cho các cặp vợ chồng hiện đang sử dụng biện pháp TTTN, giúp họ tốt nhất là chuyển sang các biện pháp tránh thai hiện đại phù hợp.

3. Tuy nhiên, trong xã hội sẽ vẫn còn một bộ phận dân số lựa chọn biện pháp tránh thai tự nhiên, do sự ưa thích hoặc thực tế họ không chịu được tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai hiện đại. Những người chịu trách nhiệm về chương trình KHHGĐ quốc gia không thể bỏ mặc họ mà không có những can thiệp tích cực. Với những người này, thì giúp cho họ sử dụng đúng các bịện pháp trên là việc cần làm, nhưng đồng thời, vẫn phải kiên trì vận động họ chuyển sang các biện pháp tránh thai hiện đại sẵn có. Để thực hiện đúng biện pháp tránh thai tự nhiên, ngoài kỹ năng và quyết tâm của người sử dụng còn cần được đào tạo và tư vấn tốt.

4. Trong việc giúp đỡ những người sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên thực hiện đúng cách dùng để tăng tính hiệu quả, ta có thể giúp họ kết hợp với biện pháp hiện đại khác. Thí dụ, với biện pháp tính vòng kinh, thì những ngày không an toàn trong vòng kinh, có thể vẫn giao hợp nhưng sử dụng bao cao su chẳng hạn. Bao cao su vừa rẻ, dễ kiếm nên việc kết hợp này có tính khả thi cao. Hoặc, với biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, chẳng may có lần quan hệ nào đó lỡ xuất tinh trong âm đạo, thì có thể dùng viên tránh thai khẩn cấp chẳng hạn. Viên tránh thai khẩn cấp (levonorgestrel hay viên tránh thai kết hợp) cũng sẵn có, rẻ tiền, nên cũng rất khả thi.

Trên đây là những suy nghĩ trăn trở của một người đã từng gắn bó với chương trình KHHGĐ của Việt Nam, rất băn khoăn về tỷ lệ sử dụng tránh thai tự nhiên quá cao trong cơ cấu các biện pháp tránh thai, cũng như tỷ lệ phá thai rất cao của Việt Nam và muốn đóng góp ý cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ KHHGD của Việt Nam.
 
Theo TS. Vũ Qúy Nhân
Tạp chí DS và PT, số 2/2006, Website Tổng cục DS-KHHGĐ
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Bác sĩ Trần Tiểu Ninh, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) viết về người thầy với bí quyết sống thọ đáng để học hỏi.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Vẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Vấn đề phổ biến nhất đối với vô sinh ở nam giới là số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng không hoạt động theo cách bình thường. Tham khảo cách đơn giản thực hiện tại nhà cải thiện sức khỏe tinh trùng.

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ý nghĩa của sàng lọc nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm thần. Tránh gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội vì phải nuôi những đứa trẻ bị bệnh tật, dị tật bẩm sinh mà y học hiện nay không thể chữa trị được.

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn chức năng tình dục là thuật ngữ bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến bất kỳ giai đoạn nào của phản ứng tình dục, ngăn cản một hoặc cả hai người đạt được sự thỏa mãn tình dục.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Top