Trẻ bắt nạt và bị bắt nạt - thấy gì từ giáo dục gia đình? (1): Khi bố mẹ vô tình dạy con bạo lực
GiadinhNet - Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam, không ít bậc phụ huynh đã vô tình dạy con trở thành những kẻ bạo lực nhưng họ không hay biết. Đó là việc kỷ luật trẻ, là cách bố mẹ ứng xử bạo lực với nhau, thậm chí là trong cả việc dạy con cách tự bảo vệ mình…
Tùy theo quan niệm mà mỗi phụ huynh có cách dạy con riêng. Ảnh minh họa.
Bạo lực tiếp nối bạo lực và 4 yếu tố tạo nên một đứa trẻ bắt nạt
Vào một buổi chiều cuối tuần ở sân tập thể khu chung cư ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, có một nhóm trẻ đang chơi đùa vui vẻ thì một cô bé khoảng tầm 9 tuổi lôi xềnh xệch thằng bé chưa đầy 2 tuổi. Cô bé vừa lôi thằng bé vừa quát “về”. Cô bé đó còn túm chiếc dây nhảy vụt vào mông thằng bé.
Tôi ngồi từ đằng xa, nghe những người lớn ngồi ở ghế đá nói rằng, đó là hai chị em, con của một cặp vợ chồng thuê nhà ở gần đó. Tôi đang tính chạy tới để can thiệp thì những người ở gần đó đã gọi mẹ hai đứa bé ra. Cứ ngỡ người mẹ sẽ ôm lấy đứa em và cùng lắm thì nghiêm khắc mắng dạy đứa chị. Thế nhưng, người mẹ đó đã hét lên “sao mày lại đánh em” và cho đứa chị ngay một cái bạt tai trời giáng.
Không chỉ vậy, người mẹ này lôi đứa trẻ về quán (gia đình này thuê nhà ở và kinh doanh bán hàng ở hè) rồi liên tục tát vào đầu đứa chị. Những người lớn ở gần đấy lắc đầu ngao ngán nói với nhau: “Tưởng gọi mẹ ra để dạy con ai ngờ, mẹ ra lại bạo lực với con mình. Nhìn thế đủ biết đứa chị bạo lực là từ mẹ nó chứ từ chẳng phải do ai cả!?”.
Câu chuyện ở trên thực tế là không hề hiếm trong các gia đình. Nhiều cha mẹ vẫn thường vô tình dạy con thành người bạo lực bởi chính hành vi bạo lực của mình như câu chuyện mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, cũng như đứa trẻ trong câu chuyện được nêu ở trên, những đứa trẻ có hành vi bạo lực bạn bè hay những đứa trẻ thích bắt nạt bạn bằng bạo lực như ở vụ nữ học sinh lớp 9 bị đánh hội đồng ở Hưng Yên đang làm xôn xao dư luận trong những ngày gần đây, ngoài những nguyên nhân từ phía xã hội, nhà trường thì có 4 nguyên nhân từ phía gia đình như sau:
1. Trẻ chứng khiến bạo lực từ bố mẹ, từ những người trong gia đình. Bản thân đứa trẻ bị bạo lực từ bố mẹ, anh chị…
2. Trẻ xem cảnh bạo lực trên mạng Internet, trên phim ảnh… Đặc biệt là những clip phụ nữ đi đánh ghen, clip bọn trẻ đánh hội đồng một đứa trẻ khác xuất hiện nhan nhản trên mạng internet thời gian qua mà không bị xử lý gì, hoặc xử lý nhẹ nhàng bằng cảnh cáo, nhắc nhở.
3. Trẻ bị khủng hoảng giá trị sống
Cách dạy con không trở thành kẻ bạo lực
Theo TS Nguyễn Kim Quý, xuất phát từ những nguyên nhân trên, cha mẹ muốn dạy con không trở thành những kẻ bạo lực thì bản thân từ trong gia đình, cha mẹ phải là người gương mẫu đầu tiên. Cha mẹ phải là người không sử dụng bạo lực với nhau, không sử dụng bạo lực với con và giúp con nhận thức được bạo lực là xấu, là gây nên những hậu quả xấu không chỉ cho người khác mà cho cả chính bản thân trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế có những đứa trẻ trong gia đình không hề sử dụng bạo lực nhưng chúng lại tập nhiễm từ bạn bè, từ những phương tiện nghe nhìn hiện đại. Ở những trường hợp này, bố mẹ nên giáo dục con như thế nào? Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, trong trường hợp này, bố mẹ phải là người sớm nhận ra nguy cơ bạo lực ở con qua những biểu hiện như bắt nạt những đứa trẻ khác. Ngay từ khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo, nếu thấy con đánh những đứa trẻ khác, bố mẹ cần buộc con phải xin lỗi bạn, giải thích cho con hiểu đánh bạn là hành vi bạo lực và bạo lực là hành vi gây tổn thương bị mọi người lên án, sẽ không ai làm bạn với người bạo lực…
TS Kim Quý cho rằng, có một điểm đáng lưu ý ở những đứa trẻ đánh hội đồng này là, nguyên nhân khiến cho những đứa trẻ trở thành những đứa trẻ cầm đầu thường xuất phát từ việc muốn thể hiện giá trị bản thân. Chúng muốn có chỗ đứng trong mắt bạn bè. Những đứa trẻ đó thường không có được những giá trị khác như học giỏi, xinh đẹp nên chúng thể hiện sự bắt nạt để khẳng định giá trị của mình.
Bởi vậy, theo TS Kim Quý, trong trường hợp con thích thể hiện thì cha mẹ nên dạy con có nhiều cách khác nhau để khẳng định vị trí của mình trong nhóm như: giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn trong học tập, đi lại hay ứng xử bạn bè. Qua đó, định hướng giá trị sống cho con, là khẳng định giá trị của bản thân, sống có ý nghĩa. Một người sống có ý nghĩa cho mình và cho người khác sẽ được người khác yêu quý, kính nể…
Ngoài việc để thể hiện giá trị bản thân thì những đứa trẻ cũng bị tác động bởi định hướng giá trị sống từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Về phía xã hội những người được gọi là “xã hội đen” sẽ khiến người khác cảm giác phải e sợ. Về phía gia đình, đứa trẻ nhìn thấy bố bắt nạt mẹ, anh chị lớn tuổi hơn bắt nạt em… điều đó đưa đến suy nghĩ của đứa trẻ là “cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu”.
Một lý do phổ biến nữa đó là bố mẹ thường dạy con được phép đánh lại bạn khi bạn đánh mình. Mặc dù, dạy con biết tự vệ là cần thiết nhưng tự vệ bằng cách sử dụng bạo lực cũng là cách dạy con bạo lực. Bằng cách này cha mẹ đã vô tình dạy con bạo lực nhưng bản thân họ lại không nghĩ là mình đang dạy con bạo lực. Có rất nhiều cách mà cha mẹ có thể dạy con tự vệ mà không cần phải sử dụng đến bạo lực như: nghiêm giọng nói lớn, kiên quyết nói không, báo cho cô giáo nhà trường hoặc gia đình…
Ngân khánh
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 3 giờ trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 4 giờ trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'
Gia đình - 5 giờ trướcGĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.
Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc
Gia đình - 7 giờ trướcNăm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.
Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con
Nuôi dạy con - 9 giờ trướcĐôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.
Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời
Gia đình - 11 giờ trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"
Gia đình - 13 giờ trướcNội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.
8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió
Gia đình - 13 giờ trướcGĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.
Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh
Gia đình - 15 giờ trướcHóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.
Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.