Trẻ dùng thuốc kích thích tăng trưởng (2): Đa phương kế "thúc" con cao lớn
GiadinhNet - Với tâm niệm"hi sinh đời bố, củng cố đời con", rất nhiều phụ huynh đã cố tìm mọi cách "thúc"cho bé "cao lớn mỗi ngày".
"Xà đơn xà kép" từ thuở lên 2
"Ông xã cao 1,71m, mình cao 1,58m. Thằng cu đầu mới 7 tuổi đã cao 1,3m nhưng cu thứ hai đã 3 tuổi lại chỉ vẻn vẹn có 93cm. Sao cùng bố mẹ sinh ra, cùng chế độ dinh dưỡng như nhau nhưng lại có cậu cao, cậu thấp? Thật chẳng hiểu nổi!" - nick name Methonon "mở màn" trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ. Ngay lập tức, ý kiến của bà mẹ này được rất nhiều người ủng hộ, góp ý.
![]() |
Con cao lớn là mơ ước của bất cứ bậc phụ huynh nào.
Tranh minh họa. |
Còn với chị Hoài Anh (Ba Đình - Hà Nội), khi cậu con mới gần 2 tuổi, chị đã áp dụng hình thức: Cặp nách cho người bé buông thõng xuống- cũng giống như đu xà. Bà mẹ trẻ này lý giải: "Người phương Tây rất hay dùng địu cho con. Bố mẹ xách một bên khi đi bộ/di chuyển làm cho 2 chân em bé thõng dài xuống, mình cũng phải "thử" xem".
Cũng "hâm mộ cách của Tây", chị Quỳnh Hoa (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ: Ngoài việc cho con gái 2 tuổi uống các loại sữa theo quảng cáo là "có chứa hormone tăng trưởng", chị còn cho bé ăn thường xuyên món sữa tươi đun nóng, trộn đều với phomai, khoai tây đã hấp chín, nghiền nát, kem tươi, chút muối, ăn cùng gà rán. "Em đã được ở Hà Lan gần 1 năm. Bên Hà Lan, người ta ăn liên tục như thế. Trẻ em, đứa nào cũng cao lớn thì chắc món này rất tốt cho chiều cao(?!)" - chị Hoa phỏng đoán.
Lùn không phải là bệnh!
Con cao lớn là mơ ước của bất cứ bậc phụ huynh nào. Những chia sẻ trên đây của các bà mẹ là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nhiều bà mẹ luôn cho rằng con lùn bé, thấp còi là bệnh. Trong khi có khá nhiều lý do để khiến trẻ phát triển không như bình thường.
Giải thích về vấn đề này, BS. Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - chuyển hóa - di truyền (BV Nhi TƯ) chia sẻ: Tăng trưởng ở trẻ là quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó những yếu tố chính: Di truyền, chủng tộc, nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, như bệnh di truyền (thalassemia, xương thủy tinh), tim bẩm sinh, các bệnh mãn tính (đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt, suy thận, hen, dãn phế quản do hậu quả của hen, suy tuyến giáp bẩm sinh...). Những em bé sống trong môi trường chật chội, thiếu ánh sáng, vitamin D... cũng là đối tượng có nguy cơ chậm phát triển chiều cao.
Cũng theo BS. Dũng, có 2 cách tính chiều cao: Cách thứ nhất: Chiều cao cuối cùng lúc trưởng thành = chiều cao lúc trẻ 2 tuổi x 2; Cách thứ hai: Chiều cao của trẻ trai lúc trưởng thành = (chiều cao của bố chiều cao của mẹ 13) : 2; Chiều cao của trẻ gái lúc trưởng thành = (chiều cao của bố chiều cao của mẹ - 13) : 2.
Vậy làm thế nào để phát hiện một em bé có thiếu chiều cao hay không? BS. Dũng khẳng định: Đứa trẻ phải được theo dõi sự phát triển chiều cao theo những tháng đầu tiên, hàng tháng, quý. Đến những năm sau thì đo 6 tháng/lần. Về mặt nguyên tắc, phải được theo dõi và đánh dấu vào đường biểu đồ tăng trưởng đến lúc kết thúc. Nếu như thấy trẻ không tăng chiều cao thì em bé đó có vấn đề.
Theo cách mà bà mẹ chia sẻ là cho con tập xà đơn xà kép từ khi mới 2,5 tuổi, BS. Dũng bày tỏ: Tất cả các môn thể thao đều có chỉ định với từng độ tuổi, không thể lạm dụng vì bất cứ mục đích gì. Một đứa trẻ mới 3 tuổi đã bắt chạy 500m thì không thể.
Chiều cao thân thể của thanh niên Việt Nam còn kém chuẩn quốc tế tới 13cm đối với nam và 10cm đối với nữ. So với các nước châu Á, nam thanh niên nước ta kém nam thanh niên Nhật Bản 8cm, còn đối với nữ kém 4cm. Tương tự như vậy, so với thanh niên Thái Lan là nước trong khu vực có điều kiện tự nhiên gần giống nước ta thì chiều cao của thanh niên Việt Nam cũng kém 6cm ở nam và 2cm ở nữ. Để cải thiện tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, ngoài những chính sách về phát triển kinh tế và công tác DS-KHHGĐ thì điều quan trọng là phải hướng dẫn thế hệ trẻ có ý thức phát triển chiều cao bằng luyện tập các môn thể thao lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ… |
Chỉ cần gõ "Thuốc tăng trưởng chiều cao" trên trang tìm kiếm thông tin Google, đã nhận được hàng nghìn kết quả. Nhiều trang web như: caolen.net, caotaller.com... đã "mạnh dạn" quảng cáo khá nhiều về "sự thần kỳ" của những loại thuốc bổ sung hormone tăng trưởng chiều cao.
Trích dẫn đoạn quảng cáo, website caolen.net viết: Phương pháp chích thuốc vào tĩnh mạch để kích thích việc sản xuất hormone cho những trẻ em chậm lớn đã có từ 20 năm nay ở châu Âu và Mỹ (...). Thuốc được làm từ những thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khoẻ, giúp những người trong độ tuổi từ 17 tuổi trở lên có thể cao thêm nhanh chóng.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.