Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ dùng thuốc kích thích tăng trưởng (cuối): Lạm dụng, hậu quả khôn lường

Thứ tư, 10:51 19/10/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Nếu chúng ta suy nghĩ rằng, chỉ cần cho trẻ dùng hormone tăng trưởng sẽ làm thay đổi chiều cao thì hoàn toàn sai lầm", BS. Hoàng Kim Ước, Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cho biết.

 
Thuốc chỉ dưới dạng tiêm

Hormone tăng trưởng (grow hormone - viết tắt là GH), là hormone kích thích sự phát triển, do tuyến yên tiết ra, có tác dụng đối với việc chuyển hóa, chuyển hóa protit, phân giải các mô mỡ, tăng các khối cơ, di chuyển các tổ chức, đặc biệt là tổ chức xương, giúp xương của trẻ em dài ra...
Theo BS. Hoàng Kim Ước, Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, GH được sử dụng để điều trị những trường hợp trẻ em bị thiếu hụt GH, dẫn tới chậm sự phát triển chiều cao, thấp còi. Đối với người lớn, nếu thiếu hụt GH có thể dẫn tới suy giảm một số chức năng cơ thể, thay đổi hình thể, rối loạn mỡ máu, hoặc là tăng huyết áp...

Còn theo ý kiến của BS. Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - chuyển hóa - di truyền (BV Nhi Trung ương): GH đang dùng trên thị trường là GH tái tổ hợp tức là theo công nghệ gen, tái tổ hợp ADN có cấu trúc và tác dụng tương tự như GH tự nhiên. GH duy nhất hiện nay được sử dụng dưới dạng tiêm dưới da, tiêm bắp. GH không có trong các viên thuốc như nhiều người vẫn nhầm tưởng. "Gần đây trên thị trường cũng có thuốc uống làm tăng trưởng chiều cao, kể cả người lớn trưởng thành vẫn còn cao tiếp thì không có bằng chứng khẳng định", BS Dũng nói.
 

Dùng hormone kích thích chiều cao có thể để lại nhiều hậu quả xấu (tranh minh hoạ).


"Không thể có chuyện đưa được GH vào sữa, vì GH không hấp thu qua đường tiêu hóa. Tất nhiên, uống sữa sẽ cung cấp dinh dưỡng và vi lượng, đảm bảo cơ thể đủ năng lượng, canxi, phốt pho để quá trình tăng trưởng có thể đạt mức tối đa. Đây không phải là thuốc chữa bệnh rối loạn tăng trưởng", BS Dũng nhấn mạnh.
Về những quảng cáo khẳng định GH được chiết xuất từ thảo dược, theo quan điểm của BS Dũng: "Trước đây, người ta lấy trực tiếp GH từ tuyến yên của động vật. Hiện nay, GH được tổng hợp trên công nghệ gen, sử dụng một đoạn ADN (giống như đoạn gen sản xuất ra GH thật của người) và sản xuất theo dây chuyền công nghiệp chứ không có chiết tách từ thảo mộc. Có thể những sản phẩm quảng cáo là thực phẩm chức năng".
 
Đối tượng nào được dùng?

BS Dũng cho biết: GH được chỉ định ưu tiên tuyệt đối cho các trường hợp thiếu GH; hội chứng Turner (mất một nhiễm sắc thể giới tính 45,XO); hội chứng Prader Willi - với biểu hiện là chậm phát triển chiều cao, chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng sinh dục kèm theo đó là béo phì; dưới 2 tuổi sẽ có biểu hiện biểu hiện mềm cơ, chân tay mềm nhũn, khó nuốt, khó thở, tiếng khóc bé. Suy thận mãn, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, GH còn được áp dụng cho những trẻ bị chậm phát triển trong bụng mẹ, về cả chiều cao hoặc cân nặng. 90% những đứa trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn tuổi thai thực sẽ đuổi kịp chiều cao của đứa trẻ bình thường, 10% còn lại không bao giờ đuổi kịp các bạn cùng trang lứa.
Bên cạnh đó, GH được áp dụng cho những đứa trẻ thấp không rõ nguyên nhân. Đây là chỉ định còn gây nhiều tranh cãi, vì kết quả có thể nâng chiều cao cuối cùng lên từ 5,5-7cm tùy từng cháu nhưng cũng không chắc chắn. Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ dùng GH cho những trường hợp này khi bản thân gia đình quá căng thẳng, bức xúc về chiều cao của cháu.

Theo tính toán, một lọ GH 3,33mg có giá 1,65 triệu đồng. Liều dùng được tính theo cân nặng 0,025-0,05mg/kg/ngày, nghĩa là một đứa trẻ 25kg sẽ phải mất 100 triệu đồng/năm điều trị. Chi phí đắt đỏ, do đó, rất nhiều gia đình đã từ bỏ ước nguyện "cao, cao nữa, cao mãi"!

Các chuyên gia về nội tiết cho biết: Để biết trẻ có bị thiếu GH hay không, trước hết phải tiến hành đo chiều cao. Trẻ bị thiếu khi có chiều cao thấp hơn các bạn đồng lứa, đồng giới từ 2- 3 độ lệch chuẩn. Tiếp đó, phải đo tuổi xương. Thường những trẻ này có tuổi xương kém hơn tuổi xương thực. Ngoài ra, phải đo nồng độ GH trong máu, đo yếu tố azziac 1 trong máu. "Ở BV Nhi Trung ương, để an toàn, chúng tôi chọn liệu pháp tập thể dục cho đứa trẻ trèo cầu thang vài tầng. Chúng tôi sẽ đo lấy máu trước và sau khi thể dục để biết trẻ có thiếu GH hay không. Vì nếu sau khi kích thích, GH không đạt trên 10 đơn vị/lít thì đó là thiếu GH", BS Dũng nói.
 
Kích thích khối u tăng trưởng

Với những đứa trẻ thấp còi, nhưng khi đo tuổi xương của trẻ là bình thường thì không được điều trị GH - các bác sĩ khẳng định.
Nếu xác định trẻ bị thiếu hụt GH trong thời kỳ tiền dậy thì, dậy thì, thì đây là giai đoạn điều trị phù hợp nhất. Bởi khi các trẻ lớn, các đầu xương phát triển hết, nếu dùng GH thì không có tác dụng.

Điều gì xảy ra nếu một người lạm dụng GH? BS.Ước phân tích: Trường hợp trẻ em dùng quá liều có thể dẫn tới sự phát triển quá nhanh, đầu xương đã đóng rồi, không phát triển chiều dài có thể dẫn tới to đầu chi, có thể làm tăng áp lực nội sọ. Nếu các cháu có u, bướu ở đâu đó trong cơ thể, GH sẽ kích thích u lớn hơn nhanh.

Đối với người lớn, có thể dẫn đến vấn đề phì đại tim, to đầu chi, tăng huyết áp. Tăng áp lực nội sọ dẫn tới tổn thương thần kinh, có thể bị xuất huyết. Đối với những người bệnh có bệnh đái tháo đường, nếu dùng GH sẽ dẫn tới việc kiểm soát đường huyết rất khó, bệnh có thể nặng thêm. Thậm chí, nếu người bệnh bị u tuyến yên tăng tiết GH, nếu xuất hiện trong độ tuổi đang lớn, lại sử dụng thêm GH, sẽ biến thành người khổng lồ, rất cao to.

"Việc điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa theo dõi trong thời gian dài. Thời điểm kết thúc điều trị phải phụ thuộc vào chiều cao, tuổi xương, nồng độ GH đã bình thường và ổn định hay chưa", BS. Ước cho hay.

BS Hoàng Kim Ước
(Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương)

"Trường hợp trẻ em dùng quá liều có thể sự phát triển quá nhanh, đầu xương đã đóng rồi, không phát triển chiều dài có thể dẫn tới to đầu chi, có thể làm tăng áp lực nội sọ. Nếu các cháu có u, bướu ở đâu đó trong cơ thể, GH sẽ kích thích u lớn hơn nhanh”.
 
Th.S Nguyễn Minh Hùng
(Trưởng khoa Nội tiết 2, BV Nội tiết Trung ương)

"Sự tăng trưởng của mỗi cơ thể có các giai đoạn khác nhau. Một đứa trẻ bị cường tiết GH, sẽ bị bệnh khổng lồ. Không phải cứ cao tướng lên là khỏe. Nếu cho uống vào giai đoạn chưa cần phát triển chiều cao, các chức năng khác lại chưa phát triển, sẽ gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng".

Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top