Trẻ “mê” Ipad, Iphone hơn Tết Việt
Với không ít trẻ em, Tết hiện nay đơn thuần là được nghỉ học, không lo chuyện bài vở nên tha hồ được thỏa sức vui chơi. Trò chơi hấp dẫn các em nhất là trò chơi điện tử trên các phương tiện hiện đại như máy tính, Ipad, Iphone…
Vui Tết tha hồ chơi… điện tử
Với không ít trẻ em, Tết hiện nay đơn thuần là được nghỉ học, không lo chuyện bài vở nên tha hồ được thỏa sức vui chơi. Trò chơi hấp dẫn các em nhất là trò chơi điện tử trên các phương tiện hiện đại như máy tính, Ipad, Iphone…
Nhiều ông bố bà mẹ chia sẻ, niềm vui Tết lớn nhất của con mình là được… chơi game thoải mái mà ít bị la rầy. Chưa kể các em còn được chính bố mẹ “tiếp tay” khi phó mặc con tự do với các thiết bị công nghệ.

“Hai đứa nhà tôi từ hôm nghỉ học tới giờ cứ ăn xong là giành lấy điện thoại của ba nó hoặc xem hoạt hình. Mấy đứa nhỏ nhà xung quanh cũng vậy. Tết nhất gì với mấy đứa chẳng bằng điện tử”, chị Trần Ngọc Minh, ngụ ở P.4, Q. Tân Bình, TPHCM bộc bạch.
Kể cả khi đi siêu thị, đi ăn uống, hay như năm ngoái về quê, hai đứa con của anh chị vẫn nì nèo đòi điện thoại, không rời một tấc.
Trong các chương trình tổ chức lễ hội liên quan đến ngày Tết tổ chức tại các trường tiểu học ở TPHCM như Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), Trần Hưng Đạo (Q.1)… nói đến Tết, học sinh (HS) rất háo hức, thích thú. Rất nhiều em nhỏ hồn nhiên chia sẻ thích Tết đơn giản vì được nghỉ học, lì xì và được vui chơi thỏa thích.
Khi được hỏi là vui chơi gì, nhiều em đáp: “Đi chơi ở công viên”, “Đi du lịch ở nước ngoài” hay “Chơi điện tử”… Bóng dáng Tết truyền thống quá xa lạ trong niềm vui trẻ nhỏ.
“Bòn” hương vị Tết cho con
Hiểu được rằng, để con hiểu về giá trị Tết truyền thống hiện nay không hề đơn giản, một số ông bố bà mẹ ở thành phố bằng nhiều cách vẫn cố gom góp, cóp nhặt từng chút hương vị Tết cho con.
Đã thành thông lệ, từ sau rằm tháng Chạp, dù bận rộn đến mấy, chị Ngô Hồng Đào (P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TPHCM đều dành thời gian đưa con trai tham gia các hội xuân có tổ chức nhiều hoạt động mang tính truyền thống như học gói bánh chưng, cắm hoa, kết thiệp, trình diễn áo dài, nghe nói chuyện về Tết Việt…

Thường vào ngày 29 tháng Chạp, chị và con sẽ mặc áo dài khăn đóng đi thăm quan, chụp hình và xin chữ ở phố Ông Đồ, giải thích với con tục khai chữ đầu năm, mong con cháu học giỏi của ông bà ta. Mùng 2 Tết, cả gia đình sẽ về họp mặt tại nhà thờ họ Trần ở Tiền Giang.
Anh Hồ Ngọc Triệu (nhà ở P. Thạch Lộc, Q.12) cho rằng, nhiều giá trị truyền thống không còn hiện hữu trong cuộc sống của trẻ. Các em chỉ được nghe kể lại, biết qua hình ảnh chứ ít có cơ hội được trải nghiệm trực tiếp nên rất khó cảm nhận.
Để khắc phục phần nào, Tết đến gia đình anh đều tổ chức gói bánh chưng, nhóm bếp than rồi cả nhà cùng canh bánh và duy trì nhiều nếp sinh hoạt Tết ở quê như dọn dẹp, cắm cành đào, cúng cơm ông bà…
“Năm nào không ở thành phố thì cả nhà về quê, các cháu được vui chơi, được trải nghiệm rõ nhất về Tết Việt chứ nhất quyết nhà tôi không đi du lịch vào dịp Tết”, anh Triệu tâm tư.
Nhiều người chê anh cổ hủ khi ngày nay còn uốn nắn con cách thắp từng nén nhang, từng lời chào ông bà. Nhưng ông bố này quan niệm dù hiện đến mấy, những những giá trị truyền thống cần được duy trì.
Giúp con nên người bằng Tết Việt
GS.TS Vũ Gia Hiền chia sẻ, Tết Việt đang phai nhạt trong ký ức trẻ thơ là một điều đáng lo ngại. Nhiều người nghĩ Tết đơn thuần chỉ như một kỳ nghỉ, như một lễ hội để ăn ngon mặc đẹp nên họ dùng tiền, dùng quần áo đẹp, vật chất cho con. Kết quả là đứa trẻ không cảm nhận được cái đẹp, cái giá trị của ngày Tết so với mọi kỳ nghỉ khác.
Trong khi, Tết không phải ngày lễ, cũng không phải ngày hội mà hơn hết là cảm xúc linh thiêng từ sự kết nối giữa tổ tiên, ông bà, cha mẹ, con cái, thầy trò…

Trong cuộc sống hiện đại, để trẻ háo hức với Tết Việt, theo thầy Hiền, bố mẹ phải tạo được không khí Tết cho con. Duy trì tổ chức các phong tục truyền thống cúng tổ tiên, chúc Tết ông bà, thầy cô, mừng tuổi mới… có trẻ cùng tham gia ngay từ khi còn nhỏ để thấm vào hồn trẻ.
Để hấp dẫn con bố mẹ hãy chia sẻ với con về kế hoạch ngày Tết của gia đình, gieo vào trẻ cảm giác chờ đợi, hồi hộp để cảm xúc các em từ từ được nâng lên.
Chuyên gia này nhấn mạnh giúp con cảm nhận đúng về Tết truyền thống là một cách giáo dục bởi “Những phong tục đó sẽ gieo vào lòng con trẻ những cảm xúc linh thiêng. Điều này sẽ đi cùng con trẻ, giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống. Khi không có những cảm xúc gắn kết đó, con người rất dễ sa ngã”.
Theo Hoài Nam (Dân trí)

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ
Chuyện vợ chồng - 15 giờ trướcBa chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'
Gia đình - 15 giờ trướcGĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học
Gia đình - 20 giờ trướcNam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín
Gia đình - 22 giờ trướcGĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chị từng tin rằng tình cảm và sự hy sinh sẽ được đền đáp, cho đến ngày mẹ công bố di chúc…

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Cả đời đặt niềm tin vào con út thành đạt, cuối cùng người ở bên chăm sóc tôi lại là đứa con trai tưởng chừng "vô dụng". Tôi đã quá muộn để nhận ra ai mới thực sự hiếu thảo.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?
Nuôi dạy conGĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.