Trời nồm ẩm, gia tăng bệnh da liễu
GiadinhNet - Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây ra nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh da liễu. Nhiều trường hợp vào viện khám vì dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng, mề đay, viêm da tiếp xúc do côn trùng, nấm da do mặc quần áo ẩm ướt…

Da ngứa ngáy, khó chịu
Thời tiết nồm ẩm, nhà bé Diệu Nhi (4 tuổi, ở đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội) luôn trong tình trạng ướt nhẹp. Vì ở tầng 1 nên giường chiếu, chăn ga không được khô ráo. Bố mẹ bé chẳng thể ngờ rằng đó lại là thủ phạm khiến da bé Nhi bị mẩn ngứa.
Theo bố mẹ bé kể, mấy ngày nay thấy chân tay và mặt bé Nhi chi chít những nốt mẩn đỏ, vết thâm, mặt xước sẹo vì gãi. Những chỗ bé gãi rách da bị mưng mủ do viêm nhiễm càng làm bé ngứa và đau đớn. Đưa con đi khám, bác sỹ cho biết cháu bị viêm da kích ứng. Bác sỹ khẳng định bé bị mẩn ngứa, dị ứng với dị nguyên nào đó trong nhà.
Sau khi đưa con đi khám về, mẹ bé Nhi kiểm tra một lượt trong nhà. Khi vào phòng ngủ, vừa lật tấm đệm giường lên thì mùi ẩm mốc xộc vào mũi khiến chị cũng bị hắt hơi liên tiếp. Dựng được cả cái đệm lên, chị phát hoảng bởi nấm mốc mọc xanh rêu ngay dưới mặt đệm.
Trước đây, chị Hòa (ở Ba Đình) cũng hay bị dị ứng thời tiết. Cả tuần nay trời nồm ẩm, toàn thân chị lại nổi mẩn đỏ và ngứa. Mua kem dưỡng ẩm về bôi liên tục ngày 2-3 lần nhưng cơn ngứa vẫn không dứt. Nhiều lúc ngồi làm việc chị phát ngượng với đồng nghiệp vì liên tục phải uốn éo người, gãi đủ chỗ cho khỏi ngứa. Chị Hòa cho hay: “Không hiểu sao thời tiết nồm ẩm là tôi lại bị ngứa. Nhiều lúc ngứa như điên, hai tay thi nhau gãi sồn sột mới đã, da bị sẩn hết lên nhưng chỉ được một lúc là lại ngứa”.
BS CKI Đinh Doãn Thạch, Khoa Điều trị Tổng hợp (Bệnh viện Da liễu Hà Nội cơ sở 2) cho biết, những ngày gần đây thời tiết nồm ẩm, sáng ra hay có mưa phùn, chiều tối lại chuyển lạnh, không khí ẩm ướt đã khiến bệnh nhân vào khám da liễu cũng đông hơn. Đa phần người bệnh đến khám chủ yếu bị dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng, mề đay, viêm da tiếp xúc do côn trùng, nấm da do mặc quần áo ẩm ướt…
Theo BS CKI Đinh Doãn Thạch, trời nồm ẩm, thời tiết mưa phùn ẩm ướt thường khiến cho làn da ẩm và tiết nhiều dầu hơn. Trong khi đó, mồ hôi không thoát ra được, các chất bẩn tích tụ cũng như bám lại dễ dàng hơn nên yếu tố dị ứng trong người có dịp nặng hơn. Với những người có cơ địa dị ứng, mắc mề đay dễ tăng nặng bệnh hơn.
Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và phát triển, là điều kiện thích hợp cho nhiều loại ký sinh trùng trên da người phát triển. Chúng gây khó chịu, ngứa ngáy, gây tổn thương da. Nồm ẩm muỗi xuất hiện nhiều, yếu tố dị ứng trong môi trường tăng lên rõ rệt như hoa nở nhiều, côn trùng, ong bướm cũng nhiều tạo ra nhiều chất gây dị ứng.
Giữ vệ sinh da sạch sẽ
BS CKI Đinh Doãn Thạch cho biết, khi thời tiết nồm ẩm, mưa phùn quần áo thường xuyên được phơi trong điều kiện thiếu nắng như phơi ban đêm và phơi trong nhà. Tình trạng thiếu nắng mặt trời tự nhiên ở khu vực phơi quần áo sẽ khiến độ ẩm trong không khí tăng lên đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây mùi, nấm mốc phát triển gây bệnh.
Nhiều bệnh nhân đến khám phàn nàn dù có vắt qua máy giặt nhưng phơi quần áo đến vài ngày cũng không khô đành là qua mặc tạm. Nhiều gia đình có trẻ em không có máy sấy, mặc đồ ẩm rất dễ bị ngứa, mẩn đỏ da. Để quần áo nhanh khô, không ít gia đình đã sử dụng dịch vụ giặt khô là hơi. Tuy dịch vụ này mang lại sự tiện dụng song mọi người cần cẩn trọng khi lựa chọn tiệm giặt là. Có không ít tiệm giặt là sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa mạnh, điển hình như chất perchloroethylene và hydrocarbon (hai dung môi phổ biến trong kỹ thuật giặt khô hiện nay). Việc giặt giũ, dọn dẹp phải sử dụng hóa chất hoặc nhiều bụi bẩn cũng có thể gây nên bệnh lý ở da như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa…
Để tránh mắc bệnh ngoài da cũng như chăm sóc làn da trong thời tiết như hiện nay, các gia đình cần lưu ý:
- Làm sạch da, chăm sóc da mỗi ngày. Sau khi đi ngoài đường, ở nơi đông người, nhiều khói bụi về nên rửa mặt sạch sẽ.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ, khô thoáng... Để tránh ẩm ướt trong nhà cần hạn chế mở cửa nhiều trong thời gian này, sử dụng điều hoà, máy hút ẩm...
- Giữ cho chăn gối và khăn mặt luôn sạch sẽ: Chăn gối, khăn mặt cũng sẽ dễ dàng trở thành ổ vi khuẩn nếu bạn không thường xuyên thay giặt và giữ khô thoáng trong tiết trời nồm ẩm. Vì vậy, thay chăn ga gối thường xuyên cũng như chuẩn bị 2-3 chiếc khăn mặt bông mềm để thay phiên nhau là điều nên làm nếu muốn có một làn da đẹp.
- Không mặc quần áo ẩm. Vào thời gian nồm ẩm, các bạn nên sử dụng bàn là, máy sấy để đảm bảo quần áo được khô hoàn toàn trước khi mặc. Lựa chọn đồ mặc thoáng mát để làm da không bị “bí bách”.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung rau củ, trái cây, chú ý uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn các đồ cay nóng… Việc này cũng góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng, bảo vệ và phòng tránh mụn cũng như các bệnh về da.
Người bệnh cũng cần lưu ý, các bệnh dị ứng viêm da không mấy nguy hiểm song do không có kiến thức về bệnh, chủ quan không chữa trị ngay, tự mua thuốc điều trị không đúng chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc... có thể khiến bệnh nặng hơn. Không hiếm trường hợp vết viêm da bị nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Khi đó, việc điều trị dài ngày hơn, tốn kém hơn và có nguy cơ để lại sẹo. Để an toàn nên đến các cơ sở da liễu thăm khám, điều trị.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong thời tiết nồm ẩm hiện nay. Để tránh những ảnh hưởng xấu của trời nồm đến sức khỏe, với những gia đình có trẻ nhỏ, vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây dị ứng, khởi phát cơn hen phế quản cho trẻ.
BS CKI Đinh Doãn Thạch
Phương Thuận

Nghiên cứu mới phát hiện vi nhựa có thể "len lỏi" vào rau theo cách thức không ngờ
Sống khỏe - 57 phút trướcNghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature vào ngày 9/4 đã chỉ ra cách vi nhựa “len lỏi” vào cây cối và rau.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người bình thường có cần tăng cơ?
Sống khỏe - 4 giờ trướcNhiều người cho rằng chỉ những ai tập luyện thể hình mới cần tăng cơ. Tuy nhiên, kể cả người bình thường muốn giữ dáng hay tăng cường sức khỏe đều cần có lượng cơ khỏe mạnh...

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?
Sống khỏe - 8 giờ trướcRau củ và trái cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của con người, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.