Tròn mắt nhìn em bé 6 tuổi sử dụng dao để nấu nướng một cách thành thục, càng ngưỡng mộ cách mẹ dạy con gái
Không ai biết 2 mẹ con đã có cả một quá trình rèn giũa cho việc sử dụng dao để nấu nướng.
Chị Nguyễn Ngọc Tiểu Ni (32 tuổi, nhiếp ảnh gia về ẩm thực, hiện đang sống ở Đà Lạt) là mẹ của em bé Nguyễn Ngọc Hạ Nhiên (Mins, 6 tuổi). Mins còn nhỏ tuổi nhưng đã có thể sử dụng dao rất thành thạo, một vật dụng mà các phụ huynh thường không cho phép con cái động vào.
Khi thấy chị Ni cho con dùng dao, nhiều người bất an vì sợ con chẳng may cắt trúng vào tay thì làm sao? Tâm lý này là hoàn toàn bình thường và dễ hiểu vì hành động được cho là hết sức nguy hiểm. Nhưng tại sao người làm mẹ như chị Ni lại bình tĩnh thế nhỉ?
"Mình cảm thấy cho dù mình có cố giữ con đến đâu, thì cũng không giữ con tránh khỏi tất cả mọi hiểm nguy của cuộc đời được. Vậy nên mình không dạy con tránh xa, bảo vệ con hết mức mà mình dạy con cách đương đầu với chúng. Hiếu kỳ là bản tính tự nhiên của trẻ con, các con luôn muốn khám phá thế giới. Đứa trẻ càng bị cấm cản, chúng lại càng tò mò, muốn tìm hiểu. Sẽ thật nguy hiểm nếu các con không ý thức được việc dùng dao, vật sắc nhọn nguy hiểm ra sao. Ngược lại, sẽ an toàn hơn nếu con hiểu được việc đang làm và nắm được kỹ năng dùng dao đúng cách."


"Em bé Mins 6 tuổi nhà mình hiện tại đã dùng dao khá tốt và tự tin. Để có kết quả như ngày hôm nay là cả quá kiên trì, cố gắng của cả hai mẹ con. Mình cảm thấy cho dù mình có cố giữ con đến đâu, thì cũng không giữ con tránh khỏi tất cả mọi hiểm nguy của cuộc đời được. Vậy nên mình không dạy con tránh xa, bảo vệ con hết mức mà mình dạy con cách đương đầu với chúng.
Hiếu kỳ là bản tính tự nhiên của trẻ con, các con luôn muốn khám phá thế giới. Đứa trẻ càng bị cấm cản, chúng lại càng tò mò, muốn tìm hiểu. Sẽ thật nguy hiểm nếu các con không ý thức được việc dùng dao, vật sắc nhọn nguy hiểm ra sao. Ngược lại, sẽ an toàn hơn nếu con hiểu được việc đang làm và nắm được kỹ năng dùng dao đúng cách.

Ngoài mục đích dạy con một số kỹ năng an toàn, việc dạy con dùng dao còn giúp con phát triển kỹ năng phối hợp tay trái - tay phải, kỹ năng phối hợp tay - mắt, nâng cao sự tập trung, xây dựng lòng tự tin, góp phần hình thành tính độc lập và ý thức giúp đỡ người khác nữa.
Ngoài mục đích dạy con một số kỹ năng an toàn, việc dạy con dùng dao còn giúp con phát triển kỹ năng phối hợp tay trái - tay phải, kỹ năng phối hợp tay - mắt, nâng cao sự tập trung, xây dựng lòng tự tin, góp phần hình thành tính độc lập và ý thức giúp đỡ người khác nữa.
Dĩ nhiên, để con được an toàn, chúng ta phải kiên nhẫn dạy con từng bước một và giám sát con chặt chẽ. Như em bé nhà mình, ngay từ lúc biết bò, mình đã cho bé chơi với các loại rau củ, trái cây, đồ bếp để bé làm quen. Dần dần bé sẽ cảm thấy an toàn trong môi trường bếp. Tiếp theo, mình thường xuyên để bé vào bếp cùng mẹ, sơ chế rau củ, làm bánh, nấu ăn… Khi bé quen nhìn mẹ sử dụng dao rồi, mình mua cho bé bộ đồ chơi cắt rau củ bằng gỗ cho bé vừa chơi vừa thực hành. Cuối cùng, bé được sử dụng dao thật dưới sự giám sát chặt chẽ của ba mẹ", chị Ni Nguyễn chia sẻ.




Cách sử dụng dao an toàn chị Ni Nguyễn dạy con
- Đầu tiên mình phải dạy con dao không phải là đồ chơi, và nó sẽ dể dàng gây thương tích nếu không sử dụng đúng cách.
- Luôn đặt dao và thớt lên một mặt phẳng thật chắc chắn trước khi sử dụng.
- Khi sử dụng dao, phải cầm dao bằng tay thuận của mình, dùng 4 ngón tay vòng từ dưới lên nắm chặt cán dao, ngón trỏ đặt lên sống dao và lưỡi dao, ngón tay cái giữ từ phía trên cán dao. Không được chạm vào phẩn lưỡi sắc nhọn của dao.
- Khi đặt dao xuống mặt bàn luôn để cách xa mép bàn và đầu mũi dao, lưỡi dao quay ra ngoài.
- Khi cắt, mắt luôn nhìn xuống dao.
- Khi muốn lấy rau củ đã cắt ra phải đặt dao sang một bên rồi mới lấy rau củ.




Khi sử dụng dao, phải cầm dao bằng tay thuận của mình, dùng 4 ngón tay vòng từ dưới lên nắm chặt cán dao, ngón trỏ đặt lên sống dao và lưỡi dao, ngón tay cái giữ từ phía trên cán dao. Không được chạm vào phẩn lưỡi sắc nhọn của dao. Khi cắt, mắt luôn nhìn xuống dao…
- Lưu ý, khi bắt đầu, chỉ dùng dao cắt các loại rau củ và trái cây mềm… Và bạn cũng không nên kỳ vọng bé sẽ làm thật tốt ở những lần đầu tiên. Theo thời gian, bé sẽ khéo léo hơn.
Bên cạnh dạy con cách dùng dao an toàn, mình cũng dạy con cách sơ cứu nếu không may bị đứt tay. Thật may mắn, cho đến thời điểm hiện tại, em bé Mins nhà mình chỉ mới bị xước tay một lần duy nhất. Sau lần đó, con cũng ý thức và cẩn thận hơn.

Các ba mẹ ơi, hãy cho con có cơ hội được trải nghiệm, cho con cơ hội được trưởng thành, tự lập và hãy kiên nhẫn với con nhé!
Nhìn em bé nhỏ cầm dao thực hiện việc nấu nướng thành thạo mà ai cũng phải "mắt chữ A, mồm chữ O". Quả thực, để làm được điều này cần sự kiên trì, giúp đỡ của ba mẹ, đồng thời các con cũng phải hợp tác, thích vào bếp nữa.

Dạy con nên người: Đừng liên tục sửa lỗi cho con nếu bạn không muốn phải hối tiếc cả đời
Nuôi dạy con - 16 giờ trướcGĐXH - Cho phép trẻ mắc lỗi trong một phạm vi nhất định và để chúng học hỏi và trưởng thành từ những lỗi lầm của mình.

Điểm chung của những đứa trẻ xuất chúng không phải là IQ mà là 3 thói quen nuôi dạy con này
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Lâu nay chúng ta thường cho rằng những đứa trẻ xuất chúng là những đứa trẻ có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia nuôi dạy con cho rằng, 3 thói quen này mới là cốt lõi.

Tỷ phú bất động sản dạy con chọn người để 'đầu tư': 8 kiểu người càng thân càng giàu
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Không dạy con cách kiếm tiền trước, Lý Gia Thành truyền lại bí quyết chọn đúng người đồng hành – chiến lược làm giàu từ gốc.

Dạy con nghe lời không cần la mắng: 5 điều cha mẹ hiện đại không thể bỏ qua
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều cha mẹ cho rằng, con càng ngoan khi càng nghe lời răm rắp. Nhưng thực tế, sự vâng lời của trẻ cần xuất phát từ tình yêu thương, thấu hiểu và hướng dẫn đúng cách. Nếu bạn đã từng mệt mỏi vì con không hợp tác, dễ cáu gắt, không nghe lời thì 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ cha mẹ, con cái tích cực, bền vững và không còn áp lực mỗi ngày.

4 sai lầm làm cạn kiệt may mắn của con, nhiều cha mẹ đang làm mà không biết
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là con cái mình được hạnh phúc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số cha mẹ vì lòng yêu thương mà vô tình làm cạn kiệt vận may của con cái, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

ĐH Harvard: Nếu từ nhỏ, con bạn được giáo viên nhận xét như này thì tương lai dễ kiếm nhiều tiền hơn!
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcVị giáo sư tại Đại học Harvard đã có những nghiên cứu về thu nhập tương lai của trẻ.

Những đứa trẻ lớn lên kiếm tiền giỏi đều có 3 đặc điểm này, giáo viên chủ nhiệm nói: Không liên quan gì đến điểm số
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcNhiều người cho rằng nếu con cái học giỏi thì lớn lên sẽ là người có triển vọng và kiếm được nhiều tiền nhưng sự thật có phải như vậy không?

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Dạy con hay như cựu Hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh: Nếu trẻ không thích đi học, đừng quát mắng, ép buộc, hãy dẫn con tới 3 địa điểm này
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcBạn có biết làm thế nào để con bạn yêu thích việc học không?

Trẻ nói sớm và chậm nói, ai có chỉ số IQ cao hơn?
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Từ quan niệm "người cao quý nói muộn", nhiều người lập tức cho rằng những đứa trẻ nói muộn có chỉ số IQ cao, sau này sẽ có triển vọng và thông minh hơn. Tuy nhiên, quan điểm này có thực sự khoa học?

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao
Nuôi dạy conGĐXH - Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.