Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trung Quốc khuyến khích các gia đình sinh con một bề là gái: Nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh

Thứ tư, 09:20 27/02/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo số liệu của LHQ, hiện nay Trung Quốc là một trong những quốc gia có chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh lớn nhất trên thế giới và đáng báo động hơn, bởi đây là quốc gia đông dân nhất trên hành tinh nên hệ lụy để lại sau 15- 20 năm sẽ vô cùng lớn.

Trung Quốc khuyến khích các gia đình sinh con một bề là gái: Nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh  1

Trung Quốc đang rất nỗ lực giảm thiểu tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh, có những chế độ an sinh tốt cho các gia đình sinh một bề là gái... Ảnh: P.V.

LTS: Theo số liệu của LHQ, hiện nay Trung Quốc là một trong những quốc gia có chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh lớn nhất trên thế giới và đáng báo động hơn, bởi đây là quốc gia đông dân nhất trên hành tinh nên hệ lụy để lại sau 15- 20 năm sẽ vô cùng lớn.  Trung Quốc đang rất nỗ lực giảm thiểu tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh, có những chế độ an sinh tốt cho các gia đình sinh một bề là gái... Báo GĐ&XH trân trọng đăng tải bài viết của PGS.TS. Trần Văn Chiến về vấn đề này để chúng ta cùng tham khảo.
Cách đây hơn 5 năm, ngày 17/12/2006, BCH TW Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Quyết định tăng cường toàn diện chương trình DS-KHHGĐ với 9 nội dung quan trọng. Nội dung thứ 5 là giải quyết triệt để vấn đề chênh lệnh giới tính khi sinh (SRB) quá cao nhằm đạt mục tiêu đưa SRB trở về mức tự nhiên như trước những năm 80.

Nâng cao chế độ an sinh cho các gia đình sinh trẻ gái

Quyết định đã chỉ rõ: “Triển khai sâu rộng các hoạt động “Chăm sóc trẻ em gái”, tuyên truyền các quan niệm mới về hôn nhân và sinh đẻ tới mọi gia đình”. Trọng tâm là xoá bỏ phân biệt giới tính, tuyên truyền sâu rộng quan niệm hôn nhân văn minh như bình đẳng nam nữ, sinh ít, sinh tốt, phổ cập kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi bà mẹ trẻ em. Ban hành các chính sách kinh tế xã hội có lợi cho sự trưởng thành khỏe mạnh của các em gái và sự phát triển của phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng trong việc làm và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội...

Sau 5 năm thực hiện, trận chiến chống lại mất cân bằng giới tính khi sinh của Trung Quốc đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng quan trọng nhất là đã làm thức tỉnh sự nhận thức về hệ lụy khôn lường của tình trạng mất cân bằng giới tính (MCBGT) với tương lai dân tộc và những thách thức cần vượt qua trong cuộc chiến lâu dài, quyết liệt này. Năm 2010, tại Trung Quốc, SRB đạt 118 bé trai/100 bé gái, giảm so với 121 (năm 2008), 119 (năm 2005), 121 (năm 2004). Tỷ số giới tính sẽ vẫn tiếp tục chênh lệch ở mức báo động 119 bé trai trên 100 bé gái vào những năm 2030. Trên toàn thế giới, tỷ số này dao dộng ở mức bình thường từ 103 đến 107.

Một nghiên cứu của UNICEF ước tính: Có 29 triệu phụ nữ “mất tích” (do phá thai nhằm chọn lọc giới tính) ở quốc gia này và số lượng các cô gái “mất tích” được tạo ra trong một năm tăng từ khoảng 500.000 người năm 1990 lên 900.000 người vào năm 2000. Để giải quyết thực trạng trên nhằm đạt mục tiêu đưa SRB về mức chuẩn vào năm 2020, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai tổng thể các giải pháp cần thiết: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động về bình đẳng giới. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách hướng đến lợi ích của trẻ em gái và gia đình họ trong sáu lĩnh vực: Sinh đẻ và nuôi dạy trẻ mạnh khỏe, giáo dục trẻ, trợ giúp trẻ tránh rủi ro, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển gia đình toàn diện, an sinh tuổi già. Hỗ trợ tiền ngay các gia đình khi sinh con gái. Các bé gái đi học được miễn học phí...

Thay đổi lớn trong chính sách KHHGĐ
 

Hàn Quốc: Nữ giới ngang quyền với nam giới

Tại Hàn Quốc, tỉ số giới tính khi sinh tăng lên mức cao nhất là 116 vào năm 1990, sau đó giảm dần tới mức bình thường là 106 vào năm 2005 nhờ thực hiện các chương trình can thiệp hiệu quả. Hàn Quốc nghiêm cấm các hình thức chẩn đoán giới tính thai nhi. Từ năm 1994, Hàn Quốc quy định phạt tiền 10.000 USD và tù giam ba năm đối với nhân viên y tế cung cấp thông tin về chẩn đoán giới tính thai nhi. Hàn Quốc đã hủy bỏ luật chỉ có nam giới mới được thừa kế mà cả con trai lẫn con gái đều được thừa hưởng như nhau, khuyến khích phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, tạo điều kiện huy động lực lượng lao động nữ, mở rộng ngành nghề phụ nữ có thể tham gia...        
 
K. An
Quốc gia này còn có chính sách “tình thương” - nghĩa là các cấp từ thôn, xã, huyện phải hỗ trợ các gia đình sinh con một bề nữ. Khi chia nhà, các gia đình sinh con gái được thêm một suất. Bố mẹ của những người sinh con gái (1 hoặc 2 con) khi về già (vào tuổi 60) nếu không có lương hưu sẽ được Nhà nước chu cấp cho mỗi người 600 Nhân dân tệ/ năm. Nếu cả hai vợ chồng đều đạt độ tuổi 60 thì mỗi tháng gia đình sẽ có 100 Nhân dân tệ, là khoản tiền đủ trang trải cho những chi phí cơ bản hàng ngày cho tuổi già.

Hệ thống giải thưởng xã hội này cho thấy một sự thay đổi lớn trong chính sách KHHGĐ, chuyển từ “trừng phạt những ai đẻ nhiều con” sang “trao thưởng cho những ai có 1 hoặc 2 con gái” và quan trọng nhất là ngày càng có nhiều người dân nông thôn thực hiện KHHGĐ một cách tự nguyện. Ở một số nơi, chính quyền địa phương còn có chế độ lương hưu đặc biệt cho các cặp vợ chồng có hai con gái. Mục đích của chính sách này là giảm ưu đãi để có con trai như một biện pháp an sinh xã hội. Chính phủ cũng cho phép các cô gái không có anh em đi học miễn phí trong khi các bậc cha mẹ với con trai phải trả 7,50 USD một học kỳ...

"Một cô bé có giá trị như một cậu bé"

Hiện nhiều nơi ở Trung Quốc, ngày càng có thêm các gia đình mong có con gái. Thay vì quan niệm lạc hậu “sinh một bề 2 con gái là tai họa” thì nay đã thay đổi ngược lại là: “Tai họa nếu gia đình  sinh con một bề là trai”. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ trẻ dễ có việc làm hơn, con gái có khả năng chăm sóc cha mẹ già hơn nhiều con trai. Hiện nay, ở nông thôn Trung Quốc, nhiều làng được treo đầy các khẩu hiệu như "Một cô bé có giá trị như một cậu bé", "Có một người con gái tốt cũng như có một con trai" và "vững chắc đề cao quyền bình đẳng cho trẻ em gái và trẻ em trai" đã và đang góp phần tích cực vào việc chống kỳ thị trẻ em gái và phụ nữ, thực hiện ngày càng tốt hơn Luật Bình đẳng giới.

Trung Quốc là một nước có nhiều đặc trưng dân số khá tương đồng so với chúng ta: Quy mô dân số lớn, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh khá cao, quá trình đô thị hoá chậm, sự già hoá dân số xảy ra nhanh. Khoảng 70% dân số và người cao tuổi sống ở nông thôn không có lương hưu, với hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn bám rễ vào nhiều gia đình... Theo những người có uy tín trong cộng đồng thì việc xây dựng, thực thi những giải pháp cơ bản, lâu dài về bình đẳng giới là tuyên truyền giáo dục để chuyển đổi hành vi cho người dân. Song song đó là thực thi giải pháp kinh tế thưởng để khuyến khích những gia đình sinh con gái (thay thế cho hình thức phạt vì sinh nhiều con) là cần thiết hy vọng sẽ góp phần trực tiếp thay đổi dần quan niệm trọng nam khinh nữ trong cộng đồng dân cư.

“Đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái”

Vào 15 - 17 giờ ngày 28/2 tới, Báo điện tử Giadinh.net.vn (Báo GĐ&XH) sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ, bàn về việc cần thiết ra đời đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái" cũng như hiệu quả, tác động của các giải pháp, chính sách hỗ trợ sinh con một bề.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời: TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương và đại diện của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi về vấn đề này từ hôm nay. Câu hỏi xin gửi tới địa chỉ: Toasoan@giadinh.net.vn.

PGS.TS Trần Văn Chiến

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Top