Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung: Điểm sáng trong hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp
Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung là trường công lập đào tạo đa ngành nghề, với mục tiêu tạo nên sự phù hợp giữa nhu cầu của sinh viên và nhu cầu của doanh nghiệp. Nhờ những hoạt động liên kết, sáng tạo, nhà trường đã đem đến cho sinh viên các chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, điều kiện và vị trí việc làm.

Ưu tiên thực hành, trải nghiệm doanh nghiệp cho sinh viên
Trong bối cảnh vấn đề lao động, việc làm đang rất được quan tâm, đặc biệt là vấn đề việc làm với các sinh viên mới ra trường. Bên cạnh việc quan tâm, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung đã chủ động tìm kiếm, mở rộng việc liên kết với các doanh nghiệp để tạo môi trường thực tập và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Cụ thể, Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung đã đề ra mô hình Nhà trường- doanh nghiệp ở cả các khu đào tạo của mình. Đồng thời thành lập các trung tâm trực thuộc khoa với nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp, tổ chức cho sinh viên đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Nhà trường có mạng lưới doanh nghiệp ký kết hợp đồng hợp tác hàng năm trao đổi, lấy ý kiến khảo sát của các doanh nghiệp mà nhà trường kết nối giúp nhà trường nắm bắt nhu cầu các ngành, nghề và thị trường lao động. Qua đây cũng thu nhận các ý kiến góp ý của doanh nghiệp về chương trình, nội dung đào tạo và nắm bắt phản hồi của doanh nghiệp về năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà trường cập nhật, bổ sung vào chương trình đào tạo những kiến thức thực tế mới từ phía doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, xác định được tầm quan trọng của việc học gắn liền với thực hành, thực tế, trong các chương trình học của 8 ngành đại học chính quy tỉ lệ các học phần thực hành, thực tế, trải nghiệm doanh nghiệp chiếm một phần thời lượng không nhỏ. Ngay từ những năm đầu tiên khi sinh viên mới bắt đầu chương trình học, các sinh viên Nhà trường đã có những học phần trải nghiệm tìm hiểu thực tế theo ngành nghề mà mình lựa chọn. Trong chương trình học đối với nhóm ngành kỹ thuật còn có cả các học phần thực hành thực tế học tại Doanh nghiệp. Đối với nhóm ngành kinh tế, việc học tại doanh nghiệp, sinh viên được cọ xát với công việc của mình, có thêm thu nhập cho bản thân, có thêm nhiều kiến thức, kĩ năng thực tế. Thực hiện được quan điểm trên, nhà trường đã đưa sinh viên ra doanh nghiệp thực tập và làm việc hưởng lương với khoảng 900 lượt học sinh, sinh viên tham gia mỗi năm.

Ngoài ra, Nhà trường đã thành lập Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp để kết nối, hỗ trợ cho sinh viên. Hàng tuần, hàng tháng đều có các thông báo tuyển dụng hoặc giới thiệu làm việc bán thời gian cho sinh viên đang học và sau tốt nghiệp.
Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung cũng thường xuyên có các đề tài cấp Bộ về lĩnh vực kỹ thuật có sự tham gia của giảng viên, sinh viên và thành viên của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học do doanh nghiệp đặt hàng cũng đã bắt đầu xuất hiện. Đây thực sự là một điểm tích cực đối với hoạt động liên kết nhà trường - doanh nghiệp.

Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp đến với sinh viên
Việc kết nối với doanh nghiệp còn thể hiện ở việc nhà trường cùng với doanh nghiệp tổ chức định hướng nghề nghiệp, tuyển dụng, bồi dưỡng kỹ năng mềm, đẩy mạnh sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên, huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp thông qua các chương trình tài trợ, trao tặng học bổng cho sinh viên.
Hàng năm, Nhà trường tổ chức các buổi hội thảo tuyển dụng với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: Viettel, Samsung, Canon, Huyndai, Honda... mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các em sinh viên ngay cả khi vẫn còn ngồi trên ghế Nhà trường. Doanh nghiệp chia sẻ các kiến thức, kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với các ứng viên tương lai giúp sinh viên hiểu hơn về nghề nghiệp, có được phương pháp học tập và động lực phấn đấu. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng ngoại ngữ, các bạn trẻ biết được cần phải thay đổi tư duy và tâm thế theo hướng tiếp cận mới để tìm việc thành công. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 74%. Trong khi nhiều người lo ngại cách mạng tự động hóa sẽ khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng cao thì các hoạt động trên đem lại cho sinh viên những thông tin thời cuộc trực tiếp và chính xác, được gặp gỡ, tiếp xúc, tham gia phỏng vấn, ứng tuyển vào các doanh nghiệp, từ đó tìm được việc làm phù hợp ngay khi tốt nghiệp.

Được biết, trong nhiều năm qua, doanh nghiệp đồng hành cùng nhà trường đã trao nhiều suất học bổng cho các em sinh viên nghèo vượt khó, đạt thành tích cao trong học tập, nhằm khuyến khích động viên các em có thêm động lực trên con đường lập nghiệp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đó là đào tạo gắn liền với thực tiễn, đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Do đó việc phát triển mô hình kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp chính là nhiệm vụ quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại mới.
Nguyễn Quang Vinh

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc
Giáo dục - 27 phút trướcThời điểm thi trượt vào lớp 10 công lập, Tú Anh từng buồn bã, thất vọng, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nghĩ “nếu không đứng dậy, mình sẽ tiếp tục trượt dài”, nữ sinh vượt qua mặc cảm để vươn lên, 3 năm sau trở thành á khoa toàn quốc.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT
Giáo dục - 2 giờ trướcTheo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ
Giáo dục - 5 giờ trướcTrong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.

Trường Đại học Y Dược mở chương trình đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh dành cho học viên quốc tế
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Chương trình được thiết kế dành cho học viên quốc tế có nhu cầu học tập và dự định làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là các ứng viên đến từ Ấn Độ - nơi nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đang không ngừng gia tăng.

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học
Giáo dục - 1 ngày trướcVượt hành trình gần 600km để đi học đại học, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm nay là 25,5, chênh lệch tới 15,5 điểm so với trường có điểm chuẩn thấp nhất (10 điểm), đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục ở nội đô và vùng ven đang có quá nhiều khác biệt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Ban giám hiệu Trường Mầm non Gia Thụy (phường Bồ Đề, TP Hà Nội) đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên của trường để xác minh, điều tra hành vi bạo hành bé gái 4 tuổi trong lớp học.

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcCác trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam từ 16,625 - 815,8 triệu đồng/năm học.

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcTheo phản ánh từ gia đình, dữ liệu camera giám sát cho thấy cô V – giáo viên chủ nhiệm lớp – có hành vi bạo hành học sinh: đánh, kéo lê, ném bé gái vào tường, cả trong lớp học lẫn ngoài hành lang.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí
Giáo dụcGĐXH - Theo mức công bố học phí của các trường Y Dược, có trường thu học phí cao nhất lên tới 530 triệu đồng/năm.