Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền thông phát huy hiệu quả

GiadinhNet - Ngay khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định lấy tháng 12 hàng năm là Tháng Hành động Quốc gia về Dân số, Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ, hiệu quả và sâu rộng từ Trung ương đến địa phương.

"Tháng hành động đã được triển khai đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả từ Trung ương xuống cơ sở với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông đại chúng, sự đồng tình hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân", đó là nhận định tại bản Báo cáo kết quả Tháng Hành động Quốc gia Dân số 2010 mà Bộ Y tế vừa trình Chính phủ...

Tích cực, trách nhiệm cao

TS Nguyễn Bá Thủy,
Thứ trưởng Bộ Y tế
"Các hoạt động trong Tháng Hành động Quốc gia về Dân số, đặc biệt là các hoạt động vận động, tuyên truyền, tư vấn đã thực sự góp phần tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ; nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho mọi tầng lớp nhân dân; tạo không khí ra quân triển khai công tác DS-KHHGĐ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2011 trong cả nước".
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là Tháng Hành động Quốc gia về DS-KHHGĐ (HĐQGDS), Bộ trưởng Bộ Y tế có văn bản số 8435/BYT-TCDS hướng dẫn triển khai, Tháng Hành động đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả và sâu rộng từ Trung ương đến địa phương.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy cho hay, với chủ đề "Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước", Tháng Hành động đã tổ chức sâu rộng các sự kiện, chiến dịch, các buổi mít tinh, hoạt động truyền thông về công tác DS-KHHGĐ trên cả nước.
 
Đặc biệt là hàng trăm bài báo, các chương trình phát thanh, truyền hình trên các kênh truyền thông đại chúng tại Trung ương và các địa phương đã truyền tải những nội dung quan trọng về công tác DS-KHHGĐ cũng như ý nghĩa, mục đích của Tháng Hành động. Bộ Y tế đã xây dựng và phân phối 2.760 bộ tài liệu, phát hành 250 đĩa VCD, đĩa CD tuyên truyền về Tháng Hành động và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2010 cho các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố phục vụ công tác tuyên truyền.
 
Các hoạt động truyền thông trực tiếp được ưu tiên triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước thông qua các hình thức như tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, thăm và tư vấn tại gia đình, tư vấn cá nhân, chiếu video, giao lưu văn nghệ, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, lồng ghép trong các cuộc họp tổ địa bàn dân cư, tổ hội, hái hoa dân chủ, giao lưu tìm hiểu kiến thức về DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS đã thu hút và nhận được sự ủng hộ của người dân...
 
Về các hoạt động này, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy đánh giá cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương tới cơ sở. "Họ đã thể hiện tinh thần chủ động, tận tụy trong công tác tham mưu, đề xuất, chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai Tháng hành động" - Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy nhấn mạnh.

Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi

Bà Trần Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, qua báo cáo của các địa phương gửi về, việc triển khai Tháng Hành động tại các địa phương rất nghiêm túc, hiệu quả và sáng tạo. Các hoạt động nhằm can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; về kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển... được triển khai rất thiết thực theo thực trạng công tác DS-KHHGĐ của mỗi địa phương.
 

Tháng hành động thu hút được đông đảo tầng lớp thanh niên tham gia. Ảnh: Chí Cường

 
Một số tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Sơn La, Gia Lai, Kon Tum... tăng cường việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho bà con dân tộc miền núi; tuyên truyền giảm tỉ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... Một số tỉnh, thành phố có tỉ lệ mất cân bằng giới tính cao như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang... đã tập trung quyết liệt trong công tác truyền thông.
 
Đặc biệt, Hà Nội đã đưa ra thông điệp "Hãy sinh đẻ theo quy luật tự nhiên" và tìm ra "mũi nhọn" để tác động - đó chính là người cao tuổi. Tại buổi sinh hoạt của mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, cán bộ dân số đã tuyên truyền về hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh với những phân tích cụ thể và dẫn chứng thông tin nóng hổi ở các nước bạn. Kết quả bất ngờ là các cụ đã hiểu và rất đồng tình với việc cần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng này.
 
Bà Thanh Mai cho biết thêm, bên cạnh hoạt động tuyên truyền, Tháng hành động đã ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc thanh, kiểm tra về siêu âm và chẩn đoán giới tính. Đoàn cán bộ của Bộ Y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 19 cơ sở y tế khám, chữa bệnh (gồm 6 cơ sở y tế công lập và 13 cơ sở y tế ngoài công lập) tại 3 tỉnh Tiền Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang về công tác khám chữa bệnh và quản lý thai nghén.
 
Tại các cơ sở y tế công lập, Đoàn chưa phát hiện trường hợp nào bác sỹ hay kỹ thuật viên chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm hoặc dùng các phương pháp khác để xác định giới tính thai nhi và cũng chưa phát hiện trường hợp nào thực hiện hút thai, nạo phá thai hoặc cung cấp, sử dụng các loại thuốc, hóa chất... để loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Song tại các cơ sở y tế ngoài công lập, Đoàn phát hiện 2 cơ sở chẩn đoán giới tính thai nhi và quảng cáo siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi.
 
Phần lớn các cơ sở y tế ngoài công lập chưa có đầy đủ hệ thống sổ sách theo mẫu của Bộ Y tế, ghi chép không đầy đủ các nội dung cần thiết, việc tiếp cận các văn bản quy định của pháp luật về cấm chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi tại các cơ sở y tế tư nhân còn rất hạn chế...

Tại các địa phương, Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh Dân số của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các nhà xuất bản, các nhà sách, các cửa hàng văn hóa phẩm thực hiện việc sản xuất, phát hành các ấn bản phẩm tại địa phương, hoạt động sản xuất, phát hành, kinh doanh, đặc biệt là nội dung của các ấn bản phẩm liên quan đến nội dung tuyên truyền về việc sinh con theo ý muốn. Các đoàn công tác đã kịp thời nhắc nhở và xử lý các cơ sở có dấu hiệu vi phạm luật pháp, chính sách về lựa chọn giới tính khi sinh.

Kết quả truyền thông tại cơ sở
 
- Các tỉnh, thành phố đã xây dựng và phát sóng 75 phóng sự truyền hình, 200 chương trình phát thanh, 175 chuyên trang báo, 2.050 băng zôn khẩu hiệu, 600 tờ phướn tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ và 250 xe ô tô tuyên truyền lưu động.

- Cấp huyện, cấp xã đã tổ chức được 125.000 lượt phát thanh, xây dựng mới 7.481 khẩu hiệu tuyên truyền, tổ chức 7.027 cuộc nói chuyện chuyên đề; tổ chức 6.974 lần tuyên truyền lưu động; tổ chức 3.411 lần chiếu phim, video và biểu diễn văn nghệ tuyên truyền về DS-KHHGĐ; tổ chức được 675 cuộc tuyên truyền nhóm nhỏ tại cộng đồng với 9.534 người tham dự; duy trì hoạt động thường xuyên của 7.927 câu lạc bộ về dân số; phân phát 66.660 tập san, tạp chí, tờ rơi và 4.249 băng audio, video tuyên truyền về DS-KHHGĐ.

- 2.565/11.112 xã thuộc các địa bàn ven biển, hải đảo, vùng sâu, vùng cao đã được triển khai 5.125 lần truyền thông gắn với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho 14.169 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai và vị thành niên, thanh niên...

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top