Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ mức sinh thấp, TP Hồ Chí Minh đối phó với nhiều thách thức về già hóa dân số

Thứ sáu, 08:50 03/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mặc dù là thành phố đông dân nhất Việt Nam nhưng tỉ suất sinh tại TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm 21 tỉnh, thành có tỉ suất sinh thấp nhất cả nước. Điều này khiến TP Hồ Chí Minh gặp nhiều thách thức.

Quảng Ngãi từng bước thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai conQuảng Ngãi từng bước thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con

GiadinhNet - Tình trạng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con và không muốn sinh con… ngày càng gia tăng ở tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây.

Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố này đang ở trong nhóm 21 tỉnh thành có tổng tỉ suất sinh thấp nhất cả nước.

Tính riêng năm 2020, tổng tỉ suất sinh của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở thành phố là 1,53 con, mặc dù có xu hướng tăng (năm 2019 là 1,39 con) nhưng chưa thoát khỏi báo động về tình trạng mức sinh thấp.

Th.S Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù quy mô dân số ở TP Hồ Chí Minh khá lớn nhưng tốc độ già hóa dân số lại đang diễn ra khá nhanh. Điều này khiến thành phố nghĩ đến những thách thức trong tương lai có thể rất gần về nguồn lực lao động và các yếu tố an sinh xã hội khác.

Từ mức sinh thấp, TP Hồ Chí Minh đối phó với nhiều thách thức về già hóa dân số? - Ảnh 2.

Từ mức sinh thấp, TP Hồ Chí Minh đối phó với nhiều thách thức về già hóa dân số.

Theo ông Trung, nói về kịch bản những thách thức do mức sinh thấp gây ra, thì bất lợi đầu tiên là sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số, tốc độ già hóa dân số sẽ diễn ra rất nhanh.

Điều này tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như lương hưu, bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp xã hội, chế độ chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí…

Thứ hai là sự suy giảm về nguồn nhân lực đặc biệt là lao động trẻ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Mặt khác, chi phí cho chính sách khuyến khích sinh sẽ gây áp lực cho nguồn ngân sách của thành phố. Trong khi đó, nguồn ngân sách này nên đầu tư cho việc nâng cao chất lượng dân số để có thể phát triển bền vững.

Cũng theo Th.S Phạm Chánh Trung,  từ vấn đề mức sinh thấp đã cho thấy thành phố đã bắt đầu chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.

Từ kết quả Tổng điều tra cho thấy, số người cao tuổi trên 60 tuổi của thành phố là 841.007 cụ, chiếm tỷ lệ 9,35% trên tổng dân số.

Chỉ số già hóa (tỷ số dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi) của thành phố là 49,4% cao hơn so với số liệu của cả nước là 48,8%.

"Hiện nay, số người cao tuổi của thành phố cao xếp thứ hai trong cả nước, những số liệu trên là minh chứng cho thấy thành phố đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Già hóa dân số tại thành phố chịu sự tác động sâu sắc của mức sinh thấp, mức chết thấp và tuổi thọ trung bình tăng cao", Th.S Phạm Chánh Trung cho hay.

Theo bác sĩ Trần Văn Trị, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thành phố, bên cạnh mức sinh thấp như trên, tại TP đã xuất hiện tình trạng kết hôn và sinh con muộn cũng như chọn giải pháp sinh một con. Việc sinh một con sẽ dẫn đến xu hướng chọn sinh con trai.

Năm 2014, tỉ số giới tính khi sinh tại thành phố là 108 bé trai/100 bé gái. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước (112 bé trai/100 bé gái), nhưng đây được xem dấu hiệu cho thấy bắt đầu có sự mất cân bằng giới tính.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đề nghị ngành dân số thành phố trong thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện các đề án, mô hình nhằm nâng cao chất lượng dân số, tập trung tuyên truyền phòng chống mất cân bằng giới tính khi sinh, vận động người dân thực hiện thông điệp "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con".

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều nămTP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

B.Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

GĐXH - Tảo hôn, câu chuyện tưởng chừng cũ nhưng vẫn là nỗi trăn trở tại những bản làng vùng cao Nghệ An. Những đứa trẻ đáng lẽ đang ngồi trên ghế nhà trường lại phải rời sách vở để lập gia đình khi chưa đủ tuổi.

4 dấu hiệu lạc nội mạc tử cung chị em không nên bỏ qua

4 dấu hiệu lạc nội mạc tử cung chị em không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Nhiều phụ nữ phải chịu đựng những triệu chứng lạc nội mạc tử cung trong nhiều năm mà không nhận ra tác hại của chúng đối với sức khỏe và khả năng sinh sản. Dưới đây là hướng dẫn nhận biết về các dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung.

Chính thức công bố mẫu Logo mới của ngành Dân số

Chính thức công bố mẫu Logo mới của ngành Dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Theo Cục Dân số, các tổ chức, cá nhân sử dụng mẫu Logo ngành Dân số đúng mẫu để tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới.

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên không còn bị xử lý kỷ luật. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 20/3/2025.

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Nỗ lực đưa giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng

Nỗ lực đưa giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hệ lụy của mất cân bằng giới tính về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ ở độ tuổi kết hôn và sinh đẻ, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Triệu chứng tiền mãn kinh từ tuổi 30 ít chị em chú ý

Triệu chứng tiền mãn kinh từ tuổi 30 ít chị em chú ý

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Độ tuổi tiền mãn kinh thường dao động trong khoảng từ 40 đến ngoài 50 tuổi nhưng sự thật phụ nữ có thể xuất hiện triệu chứng tiền mãn kinh ngay từ tuổi 30. Điều này khiến họ phải chịu đựng nhiều khó chịu rất lâu mà không biết.

Thủ thuật cắt bao quy đầu có rủi ro và biến chứng tiềm ẩn gì?

Thủ thuật cắt bao quy đầu có rủi ro và biến chứng tiềm ẩn gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa khá phổ biến, thường được thực hiện để điều trị các vấn đề liên quan đến bao quy đầu. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ và biến chứng.

Chấn thương tinh hoàn có nguy hiểm không?

Chấn thương tinh hoàn có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chấn thương tinh hoàn không phải là một loại chấn thương quá phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm gặp. Chấn thương tinh hoàn có thể gây ra nhiều nguy hiểm, từ đau đớn tức thời đến các biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Hành trình kỳ diệu của em bé sinh non 26 tuần tuổi - 900g: 'Chiến binh' kiên cường trải qua 50km mới đến được BV

Hành trình kỳ diệu của em bé sinh non 26 tuần tuổi - 900g: 'Chiến binh' kiên cường trải qua 50km mới đến được BV

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bé N.A.K chào đời khi mới 26 tuần - nặng 900g, trải qua quãng đường 50km mới đến được Bệnh viện Nhi Hà Nội nên việc điều trị càng khó khăn gấp bội phần.

Top