Từ thực trạng phụ nữ "ngại" sinh ở TP Hồ Chí Minh, cần hỗ trợ toàn diện cho vợ chồng an tâm sinh con
GiadinhNet - Áp lực cuộc sống và công việc tại TP Hồ Chí Minh là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ sinh sống và làm việc tại đây "ngại" sinh.

Vì sao phụ nữ TP Hồ Chí Minh "ngại" sinh?
Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ TP Hồ Chí Minh, không chỉ riêng áp lực công việc khiến tỉ suất sinh tại thành phố này thấp, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến người trẻ sợ hoặc chậm sinh con.

Áp lực cuộc sống và công việc tại TP Hồ Chí Minh là một trong những nguyên nhân tác động đến không ít phụ nữ sinh sống và làm việc tại đây "ngại" sinh.
Đầu tiên, TP Hồ Chí Minh là một đô thị lớn có mật độ dân số cao, quy mô dân số lớn và tốc độ phát triển kinh tế cao dẫn đến áp lực cho các gia đình trong tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, áp lực của cuộc sống và công việc… đã làm xuất hiện tình trạng xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con và không muốn sinh con ngày càng gia tăng.
Thứ hai, trước sự cố gắng thỏa mãn những đòi hỏi về sự đầu tư chăm sóc con cái tốt nhất với nhiều chi phí tăng như ăn, uống, học hành, chăm sóc sức khỏe… thì không ít các cặp vợ chồng lựa chọn sinh ít con.
Thứ ba, trình độ học vấn, điều kiện sống được cải thiện, sự thay đổi về quan điểm sống của giới trẻ cũng có tác động nhất định đến mức sinh thấp.
Bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận là hiện nay, người phụ nữ vẫn còn chịu nhiều gánh nặng về công việc gia đình và trách nhiệm nuôi dạy con cái bên cạnh việc phải hoàn thành các công việc ngoài xã hội.
Cần hỗ trợ toàn diện cho vợ chồng an tâm sinh con
Ngày 27/11, trao đổi với PV, Th.S Phạm Chánh Trung, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ TP Hồ Chí Minh cho biết, mức sinh thấp là vấn đề đã được thành phố quan tâm từ nhiều năm qua nhưng việc giải quyết bài toán mức sinh thấp rõ ràng là rất khó.
Th.S Phạm Chánh Trung cho biết, năm 2019, nhằm giải quyết thực trạng mức sinh thấp tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26/11, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức Hội thảo "Vấn đề mức sinh thấp tại TP Hồ Chí Minh: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" với sự tham gia của nhiều chuyên gia, diễn giả trao đổi, chia sẻ về vấn đề này.

Theo các chuyên gia, mục tiêu quan trọng nhất cho bài toán nhân lực trong tương lai chính là nâng cao chất lượng dân số.
Thông qua Hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như những ý kiến của người dân phản hồi qua báo chí cũng được Chi cục ghi nhận và có những đề xuất tham mưu với TP trong Dự thảo về chính sách Dân số giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể, các giải pháp đề xuất được tập trung vào việc hỗ trợ về mua nhà ở xã hội một lần đối với các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, hỗ trợ viện phí (kinh phí đồng chi trả, ngoài chi phí bảo hiểm y tế thanh toán) cho các cặp vợ chồng ở lần sinh con thứ hai.
Song song với các giải pháp cũng đang được đề xuất tập trung vào việc hỗ trợ "toàn diện" cho các cặp vợ chồng an tâm sinh con và nuôi dạy con như: hoàn thiện hệ thống chăm sóc y tế, miễn giảm học phí, thay đổi hình thức - thời gian trông trẻ mầm non - mẫu giáo, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, điều chỉnh chế độ nghỉ thai sản, …
Trong các nghiên cứu của các chuyên gia, việc khuyến sinh muốn đạt được hiệu quả không chỉ dựa vào biện pháp kinh tế hay điều chỉnh về mặt chính sách mà còn phải đảm bảo cho các cặp vợ chồng yên tâm về điều kiện sống và phát triển của con cái mình.
Và điều này được cấu thành từ nhiều yếu tố: điều kiện trẻ em được tiếp cận với chất lượng giáo dục tiên tiến, chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện, đời sống tinh thần khỏe mạnh và môi trường sống an toàn,…
Chính từ điều đó, ta có thể thấy mục tiêu quan trọng nhất cho bài toán nhân lực trong tương lai chính là nâng cao chất lượng dân số.
Theo Th.S Phạm Chánh Trung, ngoài những giải pháp nêu trên, trong Dự thảo chính sách cũng đề xuất hai giải pháp chính để "giải quyết" vấn đề mức sinh thấp.
Đó là, tập trung vào việc hỗ trợ về mua nhà ở xã hội một lần đối với các cặp vợ chồng sinh đủ hai con và hỗ trợ viện phí (kinh phí đồng chi trả, ngoài chi phí bảo hiểm y tế thanh toán) cho các cặp vợ chồng ở lần sinh con thứ hai.
Th.S Phạm Chánh Trung cho hay: "Trong quá trình thẩm định chính sách, chúng tôi tiếp tục nhận được rất nhiều ý kiến phản biện từ các nhà làm chính sách, các chuyên gia cũng như của người người dân. Do đó, chúng tôi đang tiếp tục lắng nghe, từ đó có thể sẽ có đề xuất trong thời gian sớm nhất về những giải pháp trên cơ sở kế thừa hai giải pháp đã đề xuất nhưng sẽ sát với thực tiễn của Thành phố hơn.
Từ đó, có những bước đi chắc chắn và hiệu quả với nhiều giải pháp đồng bộ và xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người dân cũng như sự hỗ trợ của toàn xã hội cho việc chăm sóc con cái của các cặp vợ chồng".

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.