Từ vụ cô gái bị mù mắt sau khi nâng mũi, chuyên gia chỉ cách làm đẹp an toàn
GiadinhNet – Sau rất nhiều những ca tai biến do chất làm đầy đến "cầu cứu" bác sĩ, các chuyên gia đã bày tỏ bức xúc khi rất nhiều cơ sở chỉ có chức năng chăm sóc da đơn thuần nhưng vẫn nhận tiêm filler, nâng mũi, cắt mắt tràn lan.

Khuôn mặt của cô gái bị sưng, biến dạn sau khi tiêm filler. Ảnh: Vietnamnet
Theo thông tin, vừa qua bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ, 27 tuổi, bị tắc động mạch mắt sau tiêm filler làm đầy mũi ngày thứ 7. Bệnh nhân tiêm filler tại 1 cơ sở spa ở Đài Loan tạo hình mũi bằng kim nhọn. Ngay sau tiêm, bệnh nhân mất dần thị lực mắt phải và đau nửa đầu phải.
Trở về Việt nam sau 7 ngày tiêm, cô gái ngày càng gặp nhiều đau đớn nên tới bệnh viện cầu cứu bác sĩ. TS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân đã không được xử trí đúng và kịp thời. Trường hợp này đã quá trễ để xử lý nên các y bác sĩ không thể giữ được mắt phải cho cô gái.

Nhiều biến chứng do tai nạn khi tiêm chất làm đầy. Ảnh minh họa
Được biết đây không phải là trường hợp đầu tiên, trước đó ngày 19/9, tin từ BV Trưng Vương (TP.HCM) cho biết BV đã tiếp nhận nữ sinh viên TPTL (20 tuổi, ngụ Bình Dương) trong tình trạng mắt trái mờ, không thấy đường. Da cơ từ vùng đầu mũi đến mắt có dấu hiệu thiếu máu, nổi những mảng đỏ.
Nữ bệnh nhân cho biết do thấy quảng cáo trên mạng có spa Đ.A trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3) chuyên tiêm filler nâng mũi, nên ngày 18/9, L. và một bạn nữ cùng đến làm đẹp.
Khi vừa tiêm xong mũi filler với giá 600.000 đồng thì mắt trái của L. không thấy đường, đồng thời đau nhức dữ dội. L. được spa đưa đến cấp cứu tại BV Trưng Vương. Một bác sĩ của bệnh viện cho biết nữ bệnh nhân bị tắc động mạch võng mạc trung tâm gây mù mắt nên đã được tiêm thuốc giải, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và theo dõi.
Cũng tại bệnh viện Trưng Vương, ngày 18/7, bệnh viện cũng từng tiếp nhận bệnh nhân NTCD (30 tuổi, ngụ quận 2, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng vùng da mũi, mày, mắt trái bầm sưng, sụp mi, không nhìn thấy gì.
Bệnh nhân kể lại trước đó một ngày, tức chiều 17/7, chị cùng em gái đến một cơ sở thẩm mỹ tại chung cư ở quận 4 (TP.HCM) để tiêm filler nâng mũi. Sau khi tiêm 5 phút thì đau nhức dữ dội vùng ổ mắt lan lên vùng trán, mờ mắt trái, không mở được mắt. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán tăng nhãn áp do chất làm đầy, tắc động mạch trung tâm võng mạc, liệt dây 3, hoại tử da vùng mũi, mắt trái.

Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, filler (chất làm đầy) bản chất là chất làm đẹp an toàn nhưng lại là con dao 2 lưỡi. Nó chỉ thực sự an toàn khi được thực hiện bởi người có chuyên môn và am hiểu về giải phẫu. Rất nhiều trường hợp đã gặp phải biến chứng do không được thực hiện đúng kỹ thuật.
Bàn về vấn đề này, nhiều chuyên gia bày tỏ bức xúc khi rất nhiều cơ sở chỉ có chức năng chăm sóc da đơn thuần nhưng vẫn nhận tiêm filler, nâng mũi, cắt mắt tràn lan. Nhiều cơ sở không có giấy phép hành nghề và không được đào tạo về kỹ thuật để biết chỗ nào là mạch máu, dây thần kinh mà tránh chích vào đó nhưng vẫn thực hiện các thủ thuật làm đẹp. Đấy là những nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe chị em.
Các chuyên gia cảnh báo, làm đẹp là nhu cầu chính đáng của chị em, nhưng cần hết sức thận trọng. Cần cân nhắc chọn lựa các cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy, đầy đủ phương tiện làm đẹp cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đặc biệt là có sự hỗ trợ của các BS chuyên khoa có liên quan để nhanh chóng kịp thời xử trí nếu không may xảy ra biến chứng.
M.H (th)

Chỉ sau cơn đau âm ỉ, người đàn ông tuyệt vọng vì bị "mất dần xương" và sự thật sau 3 năm đi tìm "thủ phạm"
Bệnh thường gặp - 3 giờ trước"Chưa ca nào làm mình trăn trở như ca bệnh đặc biệt này!...".

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, tim bị suy yếu chỉ còn là thời gian
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 30-60 phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người không ngủ trưa.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 12 giờ trướcTay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh tay chân miệng trải qua 4 giai đoạn điển hình và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho trẻ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan!

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'
Sống khỏe - 14 giờ trướcSốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặpGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?