Tuần đầu đi mẫu giáo, con ốm, bố mẹ “sốt”
GiadinhNet – Tuần đầu đi mẫu giáo là nỗi “ám ảnh” đối với không ít những em nhỏ khi phải xa vòng tay bố mẹ, xa gia đình để hòa nhập với cộng đồng.
Khản cổ khóc… đòi mẹ
Gần một tuần qua, vợ chồng chị Hồ Thị Mai (La Khê, Hà Đông) đi làm luôn trong tình trạng thấp thỏm vì lo lắng cho cô con gái 3 tuổi, vừa bắt đầu “chân ướt chân ráo” vào mầm non. Bao nhiêu ngày đến trường là bấy nhiều ngày cô bé khản cổ vì khóc đòi bố mẹ.
Chị Mai than thở: “Bé nhà tôi nhát lắm. Cháu ít khi tiếp xúc với người lạ, chỉ loanh quanh ở nhà với bà nội và bố mẹ. Biết con nhát nên trước khi cho con đi mẫu giáo, vợ chồng tôi cũng đã cho cháu đi thăm quan nhiều trường mầm non quanh khu vực, cho con chơi tại các khu vui chơi, chỗ đông người để làm quen”.
Tuy nhiên, chị Mai cho hay, ngay khi “bàn giao” con cho cô giáo, con òa khóc tìm mẹ. Chị đứng nấp cách đó khá xa nhưng vẫn nghe rõ tiếng con khóc. Dù được các cô giáo dỗ dành, cho đồ chơi hay dẫn ra xem bể cá cảnh của lớp nhưng con vẫn không chịu. Tiếng khóc như thét lên khiến chị cũng nức nở theo và tưởng chừng không còn đứng vững.
“Lúc đó tôi chỉ muốn chạy lại và ôm con. Chứ cứ khóc mãi như thế thì khản cổ mất, chịu sao nổi. Nhưng mọi người trong gia đình đã dặn, dù con có khóc thì mình cũng phải cố nhịn. Phải để con có cơ hội thích nghi với môi trường mới. Tôi đành gạt nước mắt ra về”.

Những ngày đầu đến trường luôn là nỗi "ám ảnh" đối với nhiều bạn nhỏ khi phải xa vòng tay của bố mẹ
Cũng tương tự như gia đình chị Mai, chị Hoài Thu (Trung Kính, Cầu Giấy) đã phải xin nghỉ làm để chăm sóc cô con gái 2 tuổi “phát ốm” từ khi con đi mẫu giáo.
Chị kể, hôm đưa con tới trường, thấy mấy bạn trong lớp cũng đang nức nở, con bước lùi lại, túm vạt áo mẹ rồi nép ra phía sau. Khi cô giáo hỏi tên, con nhất định không chịu nói, chỉ úp mặt vào người mẹ. Hỏi đến câu thứ hai thì con òa khóc đòi về nhà. “Phải đấu tranh tư tưởng mãi tôi mới chạy khỏi căn phòng được. Cô giáo nói, cứ yên tâm, trẻ nào cũng sẽ khóc vì nhớ bố mẹ, rồi sẽ quen. Thế nhưng không xót sao được. Nghe con khóc gọi mẹ mà tôi như đứt từng khúc ruột”.
“Trưa tôi đến xem con thế nào. Vừa bước vào lớp, thấy con vẫn đang ngồi thút thít cạnh cô. Nhìn thấy mẹ, con chạy lại òa khóc, miệng gọi mẹ mà chẳng nghe rõ lời. Hai mắt con sưng húp, mũi cũng ửng đỏ lên. Tôi đành đưa con về, hẹn chiều con nguôi lại đưa con tới lớp”, chị Thu thở dài.
Mất ăn mất ngủ vì lo cho con
Ngồi trong giờ làm việc, nhưng vợ chồng chị Mai vẫn luôn dõi theo từng hành động cử chỉ của con qua hệ thống camera giám sát trong lớp học. “Trong khi các bạn chạy tung tăng múa theo nhạc thì con cứ nép mình bên cạnh cô giáo. Cô dỗ sao cũng không chịu ra chơi với các bạn. Giờ nghỉ trưa con mệt nên ngủ lịm đi. Chiều tỉnh dậy lại khóc đòi về với bà nội, với bố mẹ. Nhìn con khóc nhiều, nấc đến mức trớ sữa, vợ chồng tôi như muốn “phi” ngay qua trường đón con”, chị Mai nói.
Không những thế, bà nội cháu ở nhà cũng sốt ruột không kém, chốc chốc lại gọi điện hỏi vợ chồng chị “cập nhật” tình hình ra sao, cháu có khóc nhiều không, có ăn được gì không… Vừa làm việc vừa kiểm tra xem con thế nào rồi báo cáo lại với “cấp trên” ở nhà khiến chị lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn.
Chị tâm sự: “Tôi chẳng còn thời gian chú tâm cho công việc nữa. Lúc nào cũng phải “canh” trước màn hình máy tính để quan sát con. Đi ăn mà tay cứ lăm lăm cái điện thoại để xem con ngủ hay chưa, còn khóc nữa không. Đồng nghiệp trêu, cứ như mình nhà tôi có con không bằng”.
Còn chị Thu cho hay, sau 3 hôm bị ép “cắp sách tới trường” bé nhà chị “lăn” ra ốm. Cháu ho nhiều kèm sốt cao, vợ chồng chị phải đưa ra bệnh viện đa khoa gần nhà khám và điều trị.
“Chắc do thay đổi giờ giấc sinh hoạt nên cháu chưa quen. Khi chưa đi học, cháu ngủ đến 8-9 giờ sáng mới chịu dậy. Cháu đi học mà như đi "đánh trận". Ngủ gật trên đường tới trường, vào lớp vẫn trong trạng thái mắt nhắm mắt mở. Mới có 3 hôm mà nhìn con sút hẳn đi. Trước cháu ngủ ngoan lắm, ngủ một mạch từ tối tới sáng nhưng từ hôm đi học, đêm nào cháu cũng quấy. Mẹ ôm ngủ mà vẫn bị giật mình rồi tự dưng khóc thét lên. Cả đêm vỗ về, dỗ dành con khiến tôi cũng không sao chợp mắt được. Thấy tội cho con quá”, chị Thu nghẹn ngào.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc Công ty Tư vấn Tâm lý An Việt Sơn, việc trẻ thường xuyên khóc đòi bố mẹ là do chưa thích nghi được với môi trường mới nên lạ lẫm, sợ hãi là điều không tránh khỏi. Đối với những trẻ dễ thích nghi, quá trình làm quen chỉ mất từ 1-3 ngày. Với những trẻ ít tiếp xúc với người lạ, thời gian hòa nhập cộng đồng sẽ lâu hơn. Thời gian làm quen dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ sợ đám đông của mỗi trẻ, cách chăm sóc của thầy cô tại lớp và sự động viên từ phía gia đình.
Ông Nguyễn An Chất khuyến cáo, để tránh trường hợp trẻ quá lạ lẫm với môi trường mới, các bậc phụ huynh phải cho trẻ làm quen với những nơi đông người càng sớm càng tốt. Việc đưa trẻ đến các khu vui chơi của trường hoặc đứng từ ngoài quan sát các bạn tham gia hoạt động tập thể sẽ góp phần tạo hứng thú cho trẻ trước khi đến lớp.
Bố mẹ nên kể cho trẻ nghe những mẩu truyện hoặc cho trẻ xem đoạn video ngắn về các hoạt động bé có thể tham gia khi đến trường. Điều này sẽ giúp trẻ không quá bỡ ngỡ như đang “lạc” vào thế giới khác.
Bố mẹ cũng không được quá mủi lòng. Ngày đầu đưa trẻ tới trường cần chào nhanh gọn, tránh dặn dò quá dài vì nó sẽ khiến trẻ tủi thân và bật khóc ngay lúc đó.
Cố gắng động viên, vỗ về trẻ sau mỗi buổi đến trường. Nếu trẻ có thể kể lại các hoạt động diễn ra tại lớp thì sẽ sớm làm quen và hòa nhập với môi trường mới.
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Cưới chạy bầu, người phụ nữ chết lặng khi nghe mẹ chồng lộ âm mưu trong một câu nói
Chuyện vợ chồng - 9 giờ trướcGĐXH - Tưởng mang thai thì mình được yêu thương và trân trọng hơn, ai ngờ cô gái trẻ lại trở thành "con mồi" trong một kế hoạch toan tính lạnh lùng của gia đình chồng.

5 kiểu nói chuyện dễ dẫn đến tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Một người không biết cách nói chuyện thường hay nói những lời dễ đắc tội người khác. Dưới đây là 5 kiểu nói chuyện dễ khiến bạn "xua đuổi" nhân duyên của chính mình, thậm chí là có thể rước họa vào thân.

Sống cạnh nhà vợ, ngày nào mẹ vợ cũng đảo qua nhà 1 lần và lần nào cũng sẽ có chuyện xảy ra
Gia đình - 14 giờ trướcTôi cười gượng, ngó qua thấy vợ cũng bấm tay ra hiệu cho tôi đừng phản bác.

Cái kết đắng cho gã đàn ông khôn lỏi chuyển hết tài sản cho vợ khi ly hôn để quỵt nợ
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcGĐXH - Tưởng đã cao tay khi chuyển hết tài sản cho vợ và ly hôn để trốn bồi thường sau vụ tai nạn, người đàn ông không ngờ bị tòa 'bị tòa lật ngược thế cờ'.

Top cung hoàng đạo nữ có số 'thịnh vượng bẩm sinh', sờ vào đâu tài lộc phình ra ở đó
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Trong chiêm tinh học bí ẩn có 4 cung hoàng đạo nữ phú quý khí chất hơn người nên cuộc sống của họ luôn hạnh phúc, viên mãn.

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Gia đình - 20 giờ trướcCó lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 21 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 1 ngày trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 1 ngày trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.