Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tưởng không thật mà thật không tưởng: Dùng băng có thể tạo ra lửa, dùng lửa "đốt" nước thành băng

Thứ năm, 20:21 20/10/2022 | Chuyện đó đây

Một chuyện thật tưởng như đùa là có thể dùng băng để tạo ra lửa. Ngược lại, bạn cũng có thể dùng lửa để tạo ra băng.

Trước khi có những phát minh như diêm và bật lửa, việc tạo ra ngọn lửa không quá dễ dàng. Vào đầu thời tiền sử, các công cụ được sử dụng để tạo ra lửa đa phần là gỗ, đá, kim loại...

Trong các cuộc thám hiểm leo núi, nấu thức ăn, hoặc chống đỡ động vật hoang dã trong những chuyến đi và lưu trú trong rừng, muốn giữ ấm cơ thể vào mùa đông khắc nghiệt, người yêu thích mạo hiểm sau này đã "phát minh" ra những cách đốt lửa độc đáo. Từ cam, bút màu đến khoai tây chiên và bùi nhùi thép, nhiều công cụ bắt lửa bất thường đã được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.

Tưởng không thật mà thật không tưởng: Dùng băng có thể tạo ra lửa, dùng lửa "đốt" nước thành băng - Ảnh 1.

Tạo ra lửa từ băng

Có lẽ trong số đó, thứ tạo ấn tượng lạ lùng hơn cả phải là băng. Được cho là "mặt đối lập" với lửa trong quan niệm của người xưa, nhưng thực sự dùng băng có thể tạo ra lửa và cách làm cũng không hề quá "phép màu".

Dụng cụ để "chế" lửa từ băng rất đơn giản. Nhắc đến băng, đa phần mọi người sẽ liên tưởng đến sự lạnh giá và là nước đông cứng, nhưng một đặc điểm khác của nó là trong suốt. VớI đặc tính này, băng hoàn toàn có thể được sử dụng như một thấu kính hội tụ, giống như cách dùng kính lúp để tạo ra lửa.

"Khi ánh sáng chạm vào một bề mặt cong, các tia sáng có thể tập trung lại và gây ra cháy. Đó là cách hoạt động của kính lúp", Nicole Moore, trợ lý giáo sư vật lý tại Đại học Gonzaga, nói.

Tưởng không thật mà thật không tưởng: Dùng băng có thể tạo ra lửa, dùng lửa "đốt" nước thành băng - Ảnh 2.

Bạn có thể gọt băng thành hình dáng lý tưởng như một thấu kính.

Điều thú vị là, nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng nếu bạn cần bắt lửa bằng nước đá. Tất cả những gì bạn cần là một cục băng hình đĩa tròn, bùi nhùi khô và ánh sáng mặt trời để tạo ra điều kỳ diệu. Nếu bạn bị mắc kẹt trên một khu cắm trại trong nhiệt độ đóng băng, bạn cũng có thể cần một con dao sắc bén để cắt ra khối băng từ một hồ nước đóng băng gần đó.

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu ra nguyên lý đơn giản của cả quá trình này. Tất cả những gì bạn cần làm là một con dao tốt để "gọt" khối băng thành hình tròn, có dạng cầu lồi. Một điều quan trọng là đĩa băng này phải dày dặn, với một tiêu cự đủ ngắn. Băng quá mỏng sẽ không thể tạo ra tiêu cự đủ tập trung cho ánh sáng đi qua và đốt cháy bùi nhùi.

Tưởng không thật mà thật không tưởng: Dùng băng có thể tạo ra lửa, dùng lửa "đốt" nước thành băng - Ảnh 3.

Đĩa băng cũng phải đạt độ trong suốt cao nhất có thể. Nếu có bong bóng khí hoặc bị nứt bên trong, ánh sáng cũng sẽ bị phân tán khi đi qua và không thể đạt được hiệu quả cao nhất. Để bề mặt băng nhẵn và trong nhất có thể, nên dùng nhiệt từ bàn tay để làm lớp ngoài của nó tan ra đến khi đạt được kết cấu như mong muốn.

Theo Instructables, đĩa băng phải đủ lớn và dày, càng lớn thì sẽ càng thu được nhiều ánh sáng hơn. Miếng băng nên dày 5cm ở tâm và đường kính 15cm, cũng như có cạnh thật nhẵn.

Cuối cùng, sắp xếp bùi nhùi khô sao cho thật đều. Điều chỉnh "thấu kính" vuông góc với tia sáng mặt trời, sao cho tiêu điểm chạm vào bùi nhùi và giữ nguyên vị trí đó đến khi bốc khói và bắt lửa.

Tạo ra băng từ lửa?

Một điều bất ngờ không kém khác là bạn cũng có thể tạo ra băng từ... lửa. Về bản chất, lửa là sự cháy và được tạo ra khi có sự oxy hóa nhanh của các vật thể có thể cháy trong tự nhiên. Ánh sáng từ lửa mà bạn thấy chỉ là một phần của cả quá trình tỏa nhiệt.

Để tạo ra "lửa băng", người ta vận dụng một chút kiến thức về plasma. Khi một dòng điện đi qua chất khí sẽ ion hóa nó và làm tăng nhiệt độ. Chìa khóa để tạo ra ngọn lửa, hay đúng hơn là plasma lạnh nằm ở loại khí được sử dụng. Một khí có khả năng ion hóa nhanh, nhả electron dễ dàng và lại có khả năng dẫn nhiệt cao, đó chính là heli.

Tưởng không thật mà thật không tưởng: Dùng băng có thể tạo ra lửa, dùng lửa "đốt" nước thành băng - Ảnh 4.

Có thể tạo ra lửa (nói đúng hơn là plasma lạnh) từ khí heli.

Tốc độ dòng chảy của heli được điều chỉnh trong một ống thủy tinh gắn với một điện cực, sao cho nó lưu thông đủ nhanh để đảm bảo rằng khí không tích tụ nhiệt năng, nhưng đồng thời giải phóng các electron tự do. Khi khí chảy dọc theo ống, nhiệt năng của nó bị ống hấp thụ và nó cũng bị ion hóa do điện thế đặt ở điện cực. Những gì bạn đang làm ở đây là lấy đi nhiệt từ các nguyên tử, chứ không phải từ các electron tự do.

Nếu bạn thắc mắc tại sao các electron tự do không góp phần vào nhiệt độ cao? Xét cho cùng, chúng cũng là những kho chứa năng lượng khổng lồ do chuyển động ngẫu nhiên của chúng trong chất khí.

Câu trả lời rất đơn giản - chúng không có khối lượng đủ lớn. Các electron tự do, mặc dù có năng lượng, nhưng bị áp đảo bởi các nguyên tử nặng hơn nhiều của chất khí, vì vậy các nguyên tử lạnh chiếm ưu thế về nhiệt độ của chất khí.

Nhờ quá trình này, người ta có thể hạ nhiệt độ của ngọn lửa xuống cực kỳ thấp, thậm chí đến mức có thể đóng băng cả nước.

Nguồn: Tổng hợp

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí ẩn xác ướp 'người ngoài hành tinh' tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh 'không thể là con người'

Bí ẩn xác ướp 'người ngoài hành tinh' tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh 'không thể là con người'

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Một nhà khoa học đã cố trình bày những phát hiện gây sốc này trước Quốc hội Mexico.

Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?

Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Những bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.

Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố

Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Những bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.

'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?

'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Hành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Nhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.

Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'

Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Hành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Bach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường

Chuyện đó đây

Khi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.

Top