Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống nước đá, tắm gội ngày nắng nóng dễ gặp những nguy hiểm này

Thứ ba, 11:00 13/06/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không nên tham gia hoạt động ngoài trời quá 2 giờ nếu nhiệt độ trên 36 độ C để tránh sốc nhiệt và các di chứng, thậm chí tử vong.

Sốc nhiệt rất nguy hiểm

Bà Nguyễn Thị Thảo (55 tuổi, ở Hà Nội) vừa nghỉ hưu, xin chạy bàn cho một quán bún chả ở mặt phố. Do phải đứng, đi lại quá nhiều so với khi đi làm, lại cộng với hay phải lại gần mấy cái bếp than luôn đỏ than dưới trời nắng gắt. Tới Hôm Hà Nội nắng đỉnh điểm, mặt đường chảy nhựa và đo được gần 60 độ C thì bà đột ngột sốt cao 39 độ C, đỏ da toàn thân, có dấu hiệu mất ý thức. Mọi người vội đưa bà tới bệnh viện gần đó cấp cứu… Các bác sĩ cho biết bà bị sốc nhiệt, cho dùng thuốc bà mới hết co giật.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt, nhất là trẻ nhỏ sức đề kháng kém, hiếu động, hay chạy nhảy… nên nguy cơ mất nước do toát mồ hôi, mất muối là rất lớn. Không ít trẻ do thời tiết nóng, chơi ở ngoài trời lúc nắng to có thể bị sốc nhiệt.

Theo các bác sĩ, sốc nhiệt là tình trạng cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Biến chứng sốc nhiệt rất nặng (có thể gây tổn thương não, tim, thận và cơ…), nên cần được cấp cứu sớm, bởi cấp cứu muộn tổn thương càng nặng, tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng cho não, thậm chí gây tử vong.

Tắm sai, dùng điều hòa sai, uống nước đá… nguy cơ lớn

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sốc nhiệt, đáng chú ý là:

1. Dùng điều hòa sai cách: Nắng nóng nhiều nhà dùng máy lạnh. Nếu từ ngoài đường về mà bước ngay vào phòng lạnh rất dễ bị sốc nhiệt.

Đặc biệt trẻ chơi, vận động ngoài trời ở nhiệt độ cao, chạy ngay vào phòng bật điều hòa nhiệt độ thấp là cơ thể khó thích ứng kịp, và rất dễ bị sốc nhiệt.

Rất nhiều người tìm cách giải nhiệt bằng nước đá cho nhanh. Như thế không hề làm cơ thể mát hơn, mà còn có thể làm cho tim đập loạn nhịp, gây viêm họng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Nhiều người chủ quan khi đi trời nóng về, cơ thể đang đầm đìa mồ hôi liền đi tắm gội. Lúc đó cơ thể sẽ thấy thoải mái, mát mẻ ngay, nhưng đó chỉ là tạm thời. Nguy hiểm ở chỗ là sự giảm nhiệt đột ngột do tắm gội có thể gây sốc nhiệt, cảm, đột qụy nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các bác sĩ, nếu đang ở ngoài trời nắng nóng, hoặc đi nắng về bỗng cảm thấy đau đầu, xây xẩm mặt mày, da đỏ, môi khô nóng, chuột rút, nôn, nhịp thở nhanh và nông, mất phương hướng, lú lẫn, co giật, nóng mà không vã mồ hôi… thì hãy nghĩ ngay là bị nắng nóng làm tổn thương nhiệt, cần báo ngay cho người khác biết để được giúp đỡ kịp thời.

Phòng tránh sốc nhiệt

GS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi trời nắng nóng, nếu buộc phải làm việc ngoài trời, hay di chuyển lâu trên đường, hãy tìm cách để hạ nhiệt để chống bị sốc nhiệt, cảm nắng, chống nóng.

Mùa hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng các hoạt động ngoài trời chỉ nên diễn ra trước 10 giờ sáng, hoặc sau 16 giờ chiều.

Để trẻ không bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trẻ hiếu động nhưng cha mẹ chú ý giữ gìn cho con. Nếu thấy ngoài trời trên 36 độ C thì không nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời quá 2 tiếng.

Nếu nhiệt độ trên 38 độ C tốt nhất nên ở trong nhà.

Nên chọn nơi râm mát, có bóng cây cho trẻ vui chơi ngoài trời. Nghỉ ngơi cũng cần ở nơi có bóng râm, gió mát.

Khi về, trẻ đã ráo mồ hôi thì mới đưa trẻ vào phòng có bật điều hòa, nhưng nhiệt độ không chênh quá thấp so với bên ngoài (25-28 độ C là vừa).

Người lớn cũng cần nghỉ ngơi, hạn chế thời gian làm việc, luyện tập trong điều kiện nắng nóng.

Lưu ý là từ ngoài nắng nóng về cần nghỉ một lúc, dùng quạt hạ nhiệt, uống nước mát (không uống nước đá), đợi khô mồ hôi mới nên vào phòng máy lạnh, hoặc đi tắm.

- Bật điều hòa cũng không nên để nhiệt độ quá thấp, quá chênh lệch với thời tiết bên ngoài.

- Đi ngoài trời dù thời gian ngắn cũng nên mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo kính. Những người thường xuyên lao động ngoài nắng nên chọn các loại quần áo có tác dụng thoát nhiệt.

Không uống nước quá lạnh vì dễ bị đau bụng.

- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Ăn các thức ăn mềm, mát để đảm bảo sức khỏe. Ngoài tăng cường ăn hoa quả mọng nước (doi, bưởi, dưa hấu…), cần ăn nhiều hoa quả giàu vitamin (A, C, E), ăn nhiều thực phẩm chứa selen - vi lượng rất cần cho cơ thể lúc nắng nóng, có nhiều trong thịt, tôm cua, sò, ốc, rau xanh, thực phẩm giàu protein.

- Tránh đồ ăn, thức uống có cafein, chất có cồn vì làm cơ thể mất nhiều dịch và trầm trọng hơn tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.

- Tránh đồ ăn, thức uống có cafein, chất có cồn vì làm cơ thể mất nhiều dịch và trầm trọng hơn tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.

Dự phòng sốc nhiệt: Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành; sử dụng kem chống nắng chỉ số trên 30; thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời…

Hạ nhiệt cơ thể

Việc hạ nhiệt cơ thể những ngày nắng nóng là điều rất quan trọng nhưng cần đúng cách.

Tự mình có thể thấy dấu hiệu mất nước, nhiệt độ trong cơ thể tăng cao bằng cách:

- Nắng nóng kiểm tra màu nước tiểu, nếu thấy nước tiểu sẫm màu hơn là dấu hiệu mất nước. Hãy bổ sung nước để nước tiểu có màu trong.

- Người mệt lử, mặt đỏ

- Tắm nước mát hoặc vỗ nước mát lên mặt, tay, chân… cho dễ chịu.

Nếu thấy người bị sốc nhiệt cần:

- Gọi cấp cứu 115 ngay.

- Trong khi chờ đợi, đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi bớt phụ kiện không cần thiết.

- Lau khăn ướt, phủ khăn ẩm, vẩy nước mát lên người họ.

- Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân (như sơ đồ) để giảm nhiệt cơ thể nhanh.

Cho uống nước mát (cam, chanh, nước lọc… nếu họ có thể uống được.

- Hạ nhiệt rồi thì đưa ngay nạn nhân tới cơ sở y tế để có phương pháp điều trị thích hợp tránh biến chứng.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 9 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 10 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top