Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Vaccin” HIV hiệu quả hiện vẫn là chủ động phòng tránh

Thứ năm, 16:17 08/10/2009 | Dân số và phát triển

Thái Lan vừa công bố kết quả thành công ban đầu cuộc thử nghiệm vaccin phòng, tránh HIV. Nhận định về vấn đề này như thế nào? Thực tế dịch HIV ở nước ta ra sao?

TS Nguyễn Thanh Long.

TS. Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã trao đổi xung quanh vấn đề này.

Phóng viên (PV): Thưa ông, Thái Lan vừa công bố sản xuất được vaccin phòng HIV, ông nhận định về vấn đề này như thế nào?

TS. Nguyễn Thanh Long: Ngày 24/9 vừa qua, Thái Lan công bố kết quả cuộc thử nghiệm vaccin phòng lây nhiễm HIV đã có kết quả thành công ban đầu. Dự án thử nghiệm vaccin được thực hiện trên 16.395 tình nguyện viên trong đó 8.197 trường hợp được tiêm vaccin và 8.198 trường hợp dùng giả dược. Cả hai nhóm đều được cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV khác. Kết quả cho thấy trong nhóm giả dược có 74 người nhiễm HIV còn trong nhóm được tiêm vaccin chỉ có 51 người bị nhiễm. Như vậy thành công ban đầu là 31%. Loại vaccin thử nghiệm này có tên là RV144 là sự kết hợp của hai vaccin ALVAC và AIDSVAC. Về cá nhân, tôi cho rằng dù đây mới chỉ là thành công ban đầu nhưng kết quả này là rất đáng phấn khởi vì một số lý do sau đây:

Thứ nhất: Cộng đồng quốc tế đã rất nhiều năm nay dành trí tuệ và kinh phí để nghiên cứu sản xuất vaccin phòng lây nhiễm HIV nhưng chưa có một nghiên cứu nào cho kết quả khả quan, do vậy thành công ban đầu của nghiên cứu được cộng đồng quốc tế rất quan tâm.

Thứ hai: Với tốc độ lây truyền HIV như hiện nay, mỗi ngày thế giới có thêm hơn 7.000 người nhiễm mới. Giả sử tất cả mọi người có nguy cơ đều được dự phòng bằng vaccin đó và cho dù hiệu quả còn ở mức thấp thì nó cũng đã giúp rất nhiều người thoát khỏi nhiễm HIV.

Thứ ba: Với việc kết hợp các kháng nguyên khác nhau để tạo ra một vaccin có hiệu quả hơn là chỉ sử dụng từng loại kháng nguyên riêng rẽ đã mở ra hướng sản xuất vaccin dự phòng lây nhiễm HIV trên cơ sở kết hợp các kháng nguyên khác nhau của HIV với triển vọng thành công cao hơn.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hiện vẫn còn nhiều câu hỏi đang được đặt ra với vaccin này như khả năng dự phòng lây nhiễm chưa cao, hiệu quả phòng ngừa kéo dài được bao lâu, có cần tiêm các liều tăng cường hay không, liệu vaccin có tác dụng với những người đồng tính, người tiêm chích ma túy hay không, tại sao loại vaccin RV144 có tác dụng trên người này mà không có tác dụng trên người khác... vẫn cần phải tiếp tục triển khai nhiều thử nghiệm khác trước khi vaccin này được ứng dụng.

PV: Nếu thành công, Việt Nam sẽ tiếp cận và sử dụng nguồn vaccin này như thế nào? Ở Việt Nam đã tiến hành việc nghiên cứu, sản xuất loại vaccin dự phòng lây nhiễm HIV nào chưa, thưa ông?

TS. Nguyễn Thanh Long: Nghiên cứu vaccin phòng, chống HIV là một nghiên cứu hết sức khó, đòi hỏi tập trung các nhà khoa học và chắc chắn chi phí không hề nhỏ, riêng chi phí cho thử nghiệm vaccin của Thái Lan đã tốn tới 105 triệu USD. Do bối cảnh tình hình dịch của nước ta vẫn là dịch tập trung nên cộng đồng quốc tế cũng chưa lựa chọn Việt Nam tham gia thử nghiệm vaccin. Tuy nhiên khi vaccin dự phòng HIV được nghiên cứu thành công ở một nước nào đó trên thế giới, tôi tin rằng các nước cũng như Việt Nam cũng có thể tiếp cận được vaccin này.

Tôi đã trao đổi với nhiều bạn bè quốc tế và với giáo sư Barre Sinoussi, người đoạt giải Nobel do nghiên cứu phát hiện ra virut HIV và lời khuyên của họ đối với Việt Nam là cần thiết triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và chưa nên tập trung cho hướng nghiên cứu vaccin trong giai đoạn hiện nay khi nguồn lực của chúng ta còn hạn chế.

PV: Xin ông cho biết xu hướng của dịch HIV ở nước ta trong thời gian tới. Trong khi chúng ta vẫn chưa có vaccin dự phòng, cần làm gì để khống chế dịch?

TS. Nguyễn Thanh Long: Hiện nay, hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung. Tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm nghiện chích ma túy, nhóm gái mại dâm và thấp ở các quần thể khác. Dịch HIV có xu hướng chững lại và không tăng nhanh như những năm trước đây nhưng về cơ bản, Việt Nam chưa khống chế được dịch HIV và vẫn chứa đựng các yếu tố nguy cơ làm bùng nổ dịch nếu chúng ta không triển khai các biện pháp can thiệp một cách hiệu quả. Do vậy, việc triển khai các biện pháp chủ động dự phòng lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục là các hoạt động trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới.

Tôi xin nhắc lại, việc Thái Lan công bố kết quả nghiên cứu chỉ là kết quả ban đầu, còn rất nhiều việc phải tiến hành và nhiều câu hỏi đang được đặt ra. Vì vậy chúng ta vẫn phải chủ động và tăng cường hơn nữa các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.
 
Theo Thu Hương
SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top