Vài điều chị em nên biết để chọn đúng biện pháp tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày và tiêm thuốc tránh thai là 2 trong số những biện pháp tránh thai tác động tới hormone trong cơ thể người phụ nữ.
Chào bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn. Em muốn bác sĩ tư vấn giúp em về cách ngừa thai. Em muốn tránh thai trong khoảng 2 năm nhưng không biết biện pháp ngừa thai nào là tốt nhất. Em muốn hỏi ngừa thai bằng thuốc tránh thai hàng ngày và tiêm thuốc thì biện pháp nào tốt hơn và ít tác dụng phụ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cám ơn! (P.T)
Trả lời:
Bạn P.T thân mến!
Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi chia sẻ đến với chúng tôi. Nếu bạn đã có ý định kế hoạch sau khi kết hôn thì nên tham khảo để chọn được biện pháp tránh thai tốt nhất cho vợ chồng mình. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tránh thai có sẵn để vợ chồng bạn lựa chọn, bao gồm: dùng bao cao su (cho nam, nữ), đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai (hàng ngày, khẩn cấp), tiêm tránh thai, que cấy tránh thai, dùng thuốc diệt tinh trùng, triệt sản...

Thuốc tránh thai hàng ngày và tiêm thuốc tránh thai là 2 trong số những biện pháp tránh thai tác động tới hormone trong cơ thể người phụ nữ. Ảnh minh họa
Mỗi biện pháp tránh thai đều có ưu và nhược điểm riêng, cũng như có thể thích hợp với người này mà không phù hợp với người khác. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp đều có hiệu quả tránh thai cao nếu được sử dụng theo đúng chỉ dẫn. Vì vậy, khi quyết định chọn dùng biện pháp tránh thai nào, bạn cũng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày và tiêm thuốc tránh thai là 2 trong số những biện pháp tránh thai tác động tới hormone trong cơ thể người phụ nữ.
Thuốc tránh thai hàng ngày chứa 2 loại hormone sinh dục nữ là oestrogen và progesteron. Thuốc có tác dụng điều chỉnh các hormone, làm cho trứng không rụng, mỏng niêm mạc để trứng có rụng và thụ tinh thì cũng khó làm tổ. Thuốc còn làm đặc chất dịch nút cổ tử cung để cản tinh trùng đi qua, do vậy, nó có hiệu quả tránh thai tới 99%. Tuy nhiên, thuốc tránh thai hàng ngày cũng có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như rong huyết, buồn nôn, cương vú, đau đầu, tăng cân nhẹ, vô kinh, thay đổi tâm trạng, trứng cá. Trong vòng ba tháng, cơ thể sẽ quen thuốc, các tác dụng phụ biến mất.
Tiêm tránh thai là cách tiêm hormone progesteron vào bắp tay, một lần tiêm có tác dụng 1 hoặc 3 tháng tùy loại. Biện pháp này cũng đạt hiệu quả tránh thai rất cao, gần 100%. Cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, tiêm tránh thai cũng có thể có các tác dụng phụ như làm thay đổi chu kì kinh nguyệt, rong hoặc mất kinh...
Bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn cách tránh thai phù hợp nhất với sức khỏe của mình. Bạn không nên tự ý tránh thai bằng cách như vệ sinh sau khi quan hệ, đứng sau khi quan hệ... bởi các biện pháp không khoa học và hoàn toàn không có tác dụng tránh thai.
Chúc vợ chồng bạn vui khỏe!
Theo Tri thức trẻ/aFamily

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcThuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo chuyên gia, có nhiều thực phẩm đơn giản giúp bà bầu đỡ nghén đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgười dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vì sao phải khám thai định kỳ?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcKhi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người 'sốc' và không tin mình bị ung thư tinh hoàn. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Dân số và phát triểnGia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.