Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vẫn nặng tâm lý "nối dõi"

Thứ tư, 12:02 14/01/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - “Có tới 82% số phụ nữ sinh con trong giai đoạn 2003 – 2007 được hỏi trả lời, họ biết giới tính thai nhi trước khi sinh và 78% trả lời họ chủ định tìm cách để biết, chứ không phải do tình cờ”.

Thông tin này được ông Phạm Năng An – Phó Vụ trưởng Vụ DS - KHHGĐ báo cáo với lãnh đạo Tổng cục DS - KHHGĐ tại buổi nghiệm thu kết quả khảo sát tỉ số giới tính khi sinh, ngày 13/1.

Ảnh hưởng từ tập tục...

Trên đây là một trong những kết quả khảo sát thực trạng giới tính do Vụ DS - KHHGĐ thực hiện cùng các thành viên thuộc các vụ, đơn vị có liên quan của Tổng cục DS -  KHHGĐ trong thời gian vừa qua tại một số huyện ở 3 tỉnh (Hải Dương, Hà Tĩnh và Bạc Liêu) trong số các tỉnh có tỉ số giới tính khi sinh cao và có chiều hướng cao trong thời gian tới. Đối tượng được khảo sát và phỏng vấn là lãnh đạo các đơn vị ngành y tế, dân số và các ngành có liên quan; những người cung cấp dịch vụ siêu âm và nạo phá thai trong hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; các cặp vợ chồng sinh con trong thời gian 2003 – 2007; nhóm ông bà, cha mẹ của các cặp vợ chồng có vợ trong độ tuổi sinh đẻ hiện có 2 con gái; nhóm nữ thanh niên chưa kết hôn tuổi 20 – 30.
 

Con trai hay con gái đều cần được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vì sự phát triển của tương lai đất nước (Ảnh: HT).

 
Kết quả khảo sát cho thấy, ảnh hưởng của phong tục tập quán tới giới tính khi sinh rất rõ nét, trong đó yếu tố nối dõi tông đường, dòng họ được nhắc nhiều nhất là “tục vào họ” và “tục ăn kế tự”. “Tục vào họ” quy định con trai được vào họ và đóng suất đinh, con gái không được vào họ và rất ít nơi là phải xin mới được vào. Con trai là người thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ. Còn “tục ăn kế tự” ở nhiều dòng họ quy định ai không có con trai hoặc không có con thì khi chết con trai của chú (bác) được thừa hưởng gia tài và phải cúng giỗ.
 
Tại thảo luận nhóm ở Hải Dương, có ý kiến cho biết: “Nếu con đầu lòng là trai thì con thứ 2 là con gái cũng không sao, không quan tâm nhiều, nếu con đầu là con gái thì con thứ 2 phải là con trai. Nếu đã có 2 con là gái mà mang thai đứa thứ 3 chỉ mong là con trai”. Một ý kiến khác trong thảo luận nhóm ở Đức Thọ, Hà Tĩnh cho rằng, việc sinh con trai hay gái đầu lòng cũng sẽ ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các lần sinh: “Nhận thức đẻ nhiều con là khổ, nhưng nếu cặp vợ chồng nào đẻ đứa đầu là con trai thì 3 – 5 năm sau họ mới đẻ đứa thứ 2, nếu đứa đầu là con gái thì sau 1 – 2 năm họ đẻ luôn đứa thứ 2. Nếu đứa thứ hai vẫn là con gái họ vẫn tiếp tục đẻ nữa. Hủ tục có con trai để nối dõi tông đường vẫn còn mang nặng trong dân cư...”.

Có thể thấy, tâm lý mong muốn có con trai ăn sâu vào tâm thức của nhiều người dân từ xưa tới nay. Tại hội thảo “Xây dựng đề án khung can thiệp các yếu tố ảnh hưởng tỉ số giới tính khi sinh” mới đây do Tổng cục DS - KHHGĐ tổ chức cho thấy: Ngoài tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường, để thờ cúng tổ tiên, yếu tố mong muốn có con trai có nguyên nhân từ vấn đề về an sinh, phúc lợi xã hội cho người cao tuổi. Trong tâm lý chung của người dân, việc có con trai sẽ yên tâm có chỗ dựa lúc về già, còn con gái là “con người ta”, phải lo cho gia đình nhà chồng...

Tìm nhiều cách để có con trai

Đây cũng là một kết quả đáng quan tâm trong đợt khảo sát này. Từ sự yêu thích và mong muốn có con trai, các cặp vợ chồng đã tìm nhiều cách để có thể giúp mang thai có giới tính nam. Các kênh thông tin để họ biết cách thức có thể mang thai giới tính nam chủ yếu là trao đổi với người có kinh nghiệm (59,3%), qua sách báo, tài liệu, Internet...

Đi sâu tìm hiểu, kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt khá lớn về việc biết cách có thai giới tính nam giữa các cặp vợ chồng có trình độ văn hóa khác nhau. Đa phần thích tìm hiểu và mong muốn sinh con trai là những người có trình độ văn hóa và có hoàn cảnh kinh tế ở mức trung bình và nghèo. Một số liệu nữa cho thấy, những người làm ruộng có khát vọng sinh con trai cao hơn những người có nghề nghiệp là cán bộ viên chức (56,2% so với 14,9%).

Từ các vấn đề trên cùng những thực trạng khác trong quá trình khảo sát, nhóm khảo sát đã có những khuyến nghị về các giải pháp giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể từ TW đến cơ sở và của cộng đồng thông qua nhiều hình thức, nhiều kênh truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền và từng dân tộc; các vấn đề về an sinh xã hội cho người già và trẻ em gái; rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản luật, quy phạm pháp luật; các quy định liên quan đến việc quản lý và thực hiện cung cấp dịch vụ siêu âm và phá thai; tăng cường kiểm tra giám sát dưới nhiều hình thức nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

Tại buổi nghiệm thu, sau khi lắng nghe các ý kiến góp ý cho bản báo cáo kết quả về khảo sát giới tính khi sinh, TS Dương Quốc Trọng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ đánh giá cao công việc của nhóm khảo sát, thống nhất một số công việc cần hoàn thiện tiếp cho khảo sát này. TS Trọng nhấn mạnh đến những phản ứng nhanh, tích cực của ngành dân số về thực trạng “nóng” của việc chênh lệch tỉ số giới tính khi sinh của nước ta trong thời gian qua. Đây cũng là một trong những căn cứ cần thiết để triển khai đề án can thiệp những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ số giới tính khi sinh của ngành trong năm 2009 và những năm tiếp theo; góp phần thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ.
 

Theo nguồn báo cáo của hệ thống DS-KHHGĐ tại địa bàn khảo sát từ năm 2003 - 2007, tỉ số giới tính khi sinh của Hải Dương và Hà Tĩnh năm 2007 đã vượt mức 120 trẻ trai/100 trẻ gái và ở mức cao liên tục từ năm 2003 – 2007. Tỉ số giới tính khi sinh của tỉnh Bạc Liêu có xu hướng tăng mạnh và đã vượt trên mức 110 vào các năm từ 2005 – 2007.

Đi sâu tìm hiểu cách thức để nhận biết thai nhi trong khi mang thai, kết quả khảo sát cho thấy đã có tới 98% số phụ nữ sinh con trong giai đoạn 2003 – 2007 được hỏi cho biết: Họ biết giới tính thai nhi nhờ siêu âm. Từ năm 2003 – 2007, ở các tỉnh thuộc địa bàn khảo sát các cơ sở có khả năng cung cấp dịch vụ siêu âm phát triển rất nhanh. Tại Hải Dương, số cơ sở siêu âm tăng gấp 2 lần so với năm 2003, trong đó các cơ sở siêu âm tư nhân tăng gấp 3 lần. Tương tự, tại Hà Tĩnh là 2 lần và 6 lần, Bạc Liêu là 1,5 lần và 2,5 lần.

 
Hà Thư

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 46 phút trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top