Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì một thế hệ không có H

Thứ sáu, 08:08 20/08/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Nếu biết mình bị nhiễm HIV, em đã không lấy vợ. Cái nạn này, một mình em chịu là đủ rồi, em sẽ chẳng lấy vợ, sinh con làm gì cho khổ thêm bao nhiêu người..."

X lặng người nhìn xa xôi. Gánh nặng đôi vai chàng trai trẻ đã trĩu thêm kể từ ngày lấy vợ, nay lại oằn mình khi anh mang trong mình "căn bệnh thế kỷ" HIV/AIDS...

Thắp sáng niềm tin

Lời tâm sự đầy chân tình và trách nhiệm của L.V.X, bản H, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên khiến chúng tôi không khỏi thấy tiếc nuối cho chàng trai trẻ này.

X học hết lớp 1 rồi nghỉ. Đến giờ, mặt chữ như thế nào, X cũng không thể nhớ nổi. 15 tuổi, cũng như bao trai tráng trong bản, X đã phải oằn lưng làm thêm kiếm tiền. Nơi đâu có việc là X có mặt. Vất vả nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu, 22 tuổi X về quê lấy vợ. 23 tuổi, khi niềm vui làm bố chưa tròn thì X xót xa đối diện với căn bệnh đang làm yếu bản thân và người vợ từng ngày.
 

Chị Nguyễn Thị Thủy, cán bộ truyền thông Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên đang truyền thông cho bà con. Ảnh: Võ Thu

"Em chẳng biết HIV là gì! Bạn bè, gia đình, người thân em chưa ai nói cho em về điều này, có lẽ cũng không ai biết. Cho tới khi em đưa vợ tới bệnh viện sinh con, các bác sĩ khuyên em đi xét nghiệm. Và, các chị thấy đấy..." - X lặng người quay mặt đi...

Lường Thị T - vợ X hơn chồng 3 tuổi. Lấy chồng được 1 năm, T sinh con. Nhưng thật trớ trêu, bao nhiêu ấp ủ dự định cho đứa con thân yêu vỡ oà khi vừa nghe tiếng con khóc đầu đời cũng là lúc T được các bác sĩ báo tin cô bị nhiễm HIV. Đau đớn, bàng hoàng, không ít lần T than trách số phận tủi hờn...

Nhưng rồi, vợ chồng T đã được các bác sĩ ở phòng khám OPC động viên, giúp đỡ và hỗ trợ điều trị theo phác đồ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hằng tuần, X lại xuống tỉnh lấy thuốc cho 2 vợ chồng và nhận sữa cho con. Mỗi lần 400g cho con uống trong tuần. Cũng có lúc sữa không đủ nhưng vợ chồng X cũng cố gắng chắt bóp xoay xở.

Ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Hiện Việt Nam đã có 63/63 tỉnh, thành phố cung cấp miễn phí thuốc DPLTMC; các điểm điều trị DPLTMC xuống tuyến tỉnh và huyện với số điểm cung cấp dịch vụ trọn gói tăng từ 107 (năm 2006) lên 157 (năm 2009) cùng 61 điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện chuyển tuyến cho phụ nữ mang thai. Riêng năm 2009, có 762.323 bà mẹ được tư vấn trước sinh trong đó có 560.930 bà mẹ đồng ý làm xét nghiệm HIV, tăng gần 3 lần so với năm 2008.

"25-40% trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV sẽ bị nhiễm HIV nếu không có can thiệp dự phòng. 4 nhóm giải pháp của chương trình DPLTMC gồm: Dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Chăm sóc, điều trị DPLTMC nhiễm HIV; Tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV; Chăm sóc, điều trị cho mẹ và con sau sinh"... ông Ân cho biết thêm.

Khi câu chuyện đã thân mật hơn, T chia sẻ: "Em đau đớn lắm. Khi nghe bác sĩ nói em bị nhiễm HIV, em còn chẳng biết đó là gì và vì sao mình lại bị. Khi mang thai bé M, em có xuống tỉnh siêu âm 1 lần. Em nghĩ, giá như em được phát hiện sớm hơn, có lẽ câu chuyện sẽ khác bây giờ. Không đau đớn, tủi thân sao được khi con mình sinh ra chưa một ngày được bú sữa mẹ, nhiều hôm sữa căng tức, em đắng lòng quay mặt khóc không cho ai biết"...

Giờ thì cả nhà T đang nhận sự hỗ trợ của các biện pháp can thiệp dự phòng của tỉnh. Chia tay chúng tôi, X bịn rịn: "Điều em mong muốn nhất hiện nay là vợ và con em khỏe mạnh, em vẫn còn sống tốt để lao động kiếm sống nuôi vợ nuôi con, bởi họ là người không có lỗi"...

Tăng cường truyền thông trực tiếp

Vợ chồng T - X là một trong số rất nhiều trường hợp đang được theo dõi và điều trị tại phòng khám OPC - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên. Theo BS. Lò Thị Tố Khuyên - bác sĩ điều trị, từ tháng 8/2009, Điện Biên đã điều trị cho 20 bệnh nhân theo phác đồ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 15 thai phụ đã sinh con và Trung tâm đang cấp sữa miễn phí cho 13 bà mẹ. "Ca phát hiện sớm nhất là khi mẹ mới mang thai được 1 tháng tuổi và hiện chúng tôi đang tích cực theo dõi, chờ đến tuần thai thứ 28 mới bắt đầu áp dụng phác đồ điều trị" - BS. Khuyên chia sẻ.

Chia sẻ khó khăn trong công tác truyền thông HIV tại cơ sở, chị Nguyễn Thị Thuỷ- cán bộ Trung tâm cho rằng nên đẩy mạnh truyền thông trực tiếp, theo phương thức cầm tay chỉ việc. Bởi đồng bào dân tộc ở Điện Biên điều kiện tiếp nhận thông tin có khác nhau. Thậm chí nhiều người không biết chữ và chưa bao giờ được nghe thông tin về HIV/AIDS. Điều căn bản là phải cung cấp thông tin, thay đổi nhận thức để các đối tượng thay đổi hành vi.

Theo số liệu mới nhất của Sở Y tế Điện Biên, 85,28% số người nhiễm HIV ở Điện Biên tập trung trong độ tuổi từ 20-39. Đây cũng là độ tuổi lao động, sinh đẻ. 1,05% trong đó là qua phương thức lây truyền mẹ con. Hầu hết những bệnh nhân đến với phòng khám điều trị khi đã biết bản thân bị nhiễm HIV. "Điều kiện đường sá xa xôi, giao thông đi lại khó khăn đã cản trở lớn tới việc tuyên truyền viên tiếp cận người dân và bản thân người dân tiếp cận thông tin dịch vụ. Nhiều người dân ở xa, như huyện Mường Nhé, phải đi mấy trăm cây số mới đến được nơi cung cấp dịch vụ. Đường đi khó, bụng mang dạ chửa, đây chính là điều thử thách lòng người và không ít người đã bỏ cuộc. Theo tôi nên có sự lồng ghép với cán bộ y tế xã, thôn bản, tăng cường mạng lưới phân phối hệ thống thuốc điều trị" - BS.Khuyên chia sẻ.

Còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng với niềm tin, sự say mê và quyết tâm của mỗi cán bộ cơ sở qua những người như chị Thủy, chị Khuyên..., chúng tôi tin rằng rồi sẽ ngày càng nhiều người dân nơi đây biết cách tự phòng tránh và ảnh hưởng của HIV/AIDS sẽ suy giảm theo.
 

Trung bình một ngày phát hiện được 3,5 người nhiễm mới; một tháng con số này khoảng 120 - ông Vũ Hải Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết. Tính đến 22/07/2010, luỹ tích các truờng hợp nhiễm HIV tỉnh Điện Biên là khoảng 4.720 trường hợp. Trong đó, còn sống 3.168 trường hợp, luỹ tích bệnh nhân AIDS còn sống là 989 trường hợp, 1.253 trường hợp tử vong do AIDS.

Hiện nay, dịch HIV ở Điện Biên đang ở giai đoạn bùng phát mạnh. Số người nhiễm HIV đang gia tăng rất nhanh đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây. Điện Biên cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về số người nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 người.

85,28% số người nhiễm HIV/AIDS tập trung trong nhóm tuổi từ 20-39 và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Dự báo, ước tính đến năm 2015, Điện Biên sẽ có khoảng 9870 người nhiễm HIV. Tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS còn sống trên dân số khoảng 1%.

 
Nguyễn Hà - Võ Thu
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top