Vì sao bê tông La Mã từ 2.000 năm trước lại bền bỉ hơn cả bê tông thời hiện đại?
Càng chịu mưa nắng, bê tông do người La Mã cổ đại sáng tạo ra càng thêm bền bỉ nhờ vào một bí quyết đặc biệt trong vật liệu và cách trộn bê tông.
Người La Mã cổ đại được đánh giá là những nhà xây dựng và kỹ sư bậc thầy. Một trong những công trình tiêu biểu nổi tiếng nhất là hệ thống dẫn nước của các thành phố La Mã, vốn vẫn còn có thể hoạt động đến tận ngày nay.
Theo đó, những kiệt tác kiến trúc này được thực hiện dựa vào một loại vật liệu xây dựng độc đáo có tên gọi là bê tông pozzolanic, được đặt tên theo thành phố Pozzuoli của Ý. Đây là một loại vật liệu đã mang lại cho các công trình kiến trúc La Mã độ bền bỉ đáng kinh ngạc qua hàng ngàn năm. Có thể kể đến Patheon, đến thờ được xây dựng bằng bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới, vốn vẫn còn nguyên vẹn sau gần 2000 năm.

Bê tông pozzolanic được cho là "bí quyết" đằng sau giúp các công trình do người La Mã cổ đại xây dựng nên vẫn có thể tồn tại trong hàng nghìn năm. Ảnh: Internet
Các đặc tính của bê tông pozzolanic thường được quy cho các thành phần của nó: pozzolana, tức hỗn hợp tro núi lửa và vôi. Khi trộn với nước, hai loại vật liệu này có thể phản ứng để tạo ra bê tông bền chắc. Tuy nhiên, bí quyết đằng sau bê tông pozzolanic của người La Mã không chỉ dừng lại ở thành phần tạo nên. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) dẫn đầu đã phát hiện ra rằng, bê tông pozzolanic có các đặc tính tuyệt vời nhờ kỹ thuật được sử dụng để trộn ra chúng.
Chẳng hạn, những khối vôi nhỏ, màu trắng có thể được tìm thấy trong khối bê tông được trộn kỹ. Sự hiện diện của những khối này trước đây được cho kết quả của quá trình trộn bê tông không đạt chuẩn, hoặc do thành phần nguyên vật liệu kém. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của MIT lại không đồng ý với điều này.
"Nếu người La Mã đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra một vật liệu xây dựng xuất sắc, tuân theo tất cả các công thức chi tiết đã được tối ưu hóa trong nhiều thế kỷ, thì tại sao họ lại không nỗ lực thêm để đảm bảo ra lò loại bê tông được trộn một cách kĩ lưỡng?”, nhà khoa học vật liệu Admir Masic của MIT nhận định.
Bí quyết hoàn hảo của người La Mã
Masic và nhóm nghiên cứu do kỹ sư xây dựng của - Linda Seymour dẫn đầu đã nghiên cứu cẩn thận các mẫu bê tông La Mã 2.000 năm tuổi từ địa điểm khảo cổ Privernum ở Ý.
Một trong những câu hỏi đến từ cách vôi được sử dụng. Cách hiểu tiêu chuẩn về bê tông pozzolanic là nó sử dụng vôi tôi. Đầu tiên, đá vôi được nung ở nhiệt độ cao để tạo ra một loại bột ăn da có tính phản ứng cao được gọi là vôi sống, hay canxi oxit. Việc trộn vôi sống với nước tạo ra vôi tôi, hoặc canxi hydroxit: một loại bột nhão ít phản ứng hơn. Theo lý thuyết, chính loại vôi tôi này được cho là đã được người La Mã cổ đại sử dụng để trộn với pozzolana.
Tuy nhiên, dựa trên phân tích của nhóm nghiên cứu, các cục vôi trong các mẫu vật của họ không phù hợp với phương pháp này. Thay vào đó, bê tông La Mã có thể được tạo ra bằng cách trộn trực tiếp vôi sống với pozzolana và nước ở nhiệt độ cực cao, một quy trình mà nhóm gọi là "trộn nóng" dẫn đến các cục vôi.
"Đầu tiên, khi toàn bộ bê tông được nung nóng ở nhiệt độ cao, nó tạo ra các chất hóa học không thể có nếu bạn chỉ sử dụng vôi tôi, tạo ra các hợp chất liên quan đến nhiệt độ cao vốn sẽ khó có thể hình thành. Thứ hai, nhiệt độ tăng này làm giảm đáng kể thời gian đóng rắn và đông kết do tất cả các phản ứng được tăng tốc,cho phép xây dựng nhanh hơn nhiều.", chuyên gia Masic cho biết.
Và nó còn có một lợi ích khác: Các cục vôi mang lại khả năng tự phục hồi đáng kể cho bê tông.
Khi các vết nứt hình thành trong bê tông, chúng ưu tiên di chuyển đến các cục vôi, có diện tích bề mặt cao hơn các hạt khác trong ma trận. Khi nước chảy vào vết nứt, nó sẽ phản ứng với vôi để tạo thành một dung dịch giàu canxi. Dung dịch này sẽ khô và cứng lại dưới dạng canxi cacbonat, gắn vết nứt lại với nhau và ngăn không cho vết nứt lan rộng hơn.
Điều này đã được quan sát thấy trong bê tông từ một địa điểm 2.000 năm tuổi khác, Lăng mộ Caecilia Metella, nơi các vết nứt trên bê tông đã được lấp đầy bằng canxit. Nó cũng có thể giải thích tại sao bê tông La Mã từ tường chắn sóng được xây dựng cách đây 2.000 năm vẫn tồn tại nguyên vẹn trong nhiều thiên niên kỷ, bất chấp sự va đập liên tục của đại dương. Hiểu một cách đơn giản, càng chịu nhiều mưa gió, bê tông của người La Mã càng vững vàng và bền bỉ.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm những phát hiện của họ bằng cách tạo ra bê tông pozzolanic từ các công thức cổ xưa và hiện đại bằng cách sử dụng vôi sống. Họ cũng tạo ra một loại bê tông được trộn mà không có vôi và thực hiện các bài kiểm tra vết nứt. Kết quả, bê tông được thực hiện theo phương pháp truyền thống khi nứt vẫn có thể được lấp đầy hoàn toàn trong vòng hai tuần. Trong khi đó, vết nứt trên bê tông không được trộn với vôi vẫn còn nguyên.
Được biết, nhóm nghiên cứu hiện đang ấp ủ để thương mại hóa loại bê tông dựa trên cảm hứng từ người La Mã cổ đại, như một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn so với bê tông hiện tại.
Tham khảo Science Alert

Phát hiện thế giới đầy sinh vật lạ dưới "địa ngục băng"
Tiêu điểm - 4 giờ trướcBên dưới TP Chicago vừa bị tách khỏi sông băng ở Nam Cực, robot thám hiểm phát hiện những sinh vật chưa từng được nhân loại biết đến trước đây

Làm xét nghiệm ADN cho vui, không ngờ phát hiện bà ngoại là kẻ sát nhân
Tiêu điểm - 21 giờ trướcMột cô gái Mỹ làm xét nghiệm ADN cho vui, không ngờ kết quả lại cho thấy cô có liên quan đến một vụ án gây chấn động từ 28 năm trước mà bà ngoại bị coi là hung thủ.

Cuộc đời gây bất ngờ của thần đồng Vật lý được tuyển thẳng ĐH Thanh Hoa nhưng thất nghiệp vì EQ thấp
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Thần đồng Vật lý dù tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nhưng đều bị các doanh nghiệp lớn từ chối vì lý do khó đỡ, phải chấp nhận làm thầy giáo với số lương ít ỏi.

Người đàn ông phải đối mặt với 10 năm tù vì cố gắng thu thập tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Tiêu điểm - 1 ngày trướcMột người đàn ông ở Úc có thể phải nhận mức án lên tới 10 năm tù vì đã cố gắng đặt hàng một mẫu plutonium nhằm thực hiện mục tiêu đầy tham vọng: thu thập tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, bao gồm cả những nguyên tố phóng xạ.

Người phụ nữ bị truy tố, vướng vòng lao lý vì... trả lại 1,7 tỷ đồng tiền chuyển khoản nhầm
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ nhận được 1,7 tỷ đồng tiền chuyển khoản nhầm liền trả lại, 2 tháng sau bất ngờ bị toà án triệu tập với lý do tiếp tay cho tội phạm.

Chú chó tha về 'kho báu' khi đi dạo biển cùng chủ nhân
Tiêu điểm - 2 ngày trướcMột gia đình đang tận hưởng chuyến đi dạo trên bãi biển Langevelderslag ở Hà Lan, đã có một khám phá đầy bất ngờ nhờ vào chú chó của họ.

Mở chiếc vali đáng nghi, phát hiện 3,05 kg vàng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcKiểm tra hành lý của 2 vị khách có hành vi đáng ngờ, cơ quan chức năng phát hiện tổng cộng 3,05 kg vàng được giấu bên trong một chiếc quần jeans dưới đáy vali.

Vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada: 6.600 thỏi vàng, nặng hơn 400kg và 53kg tiền mặt 'bốc hơi', ly kỳ như phim Netflix
Tiêu điểm - 3 ngày trướcNăm 2023, một vụ trộm vàng với khối lượng vô cùng lớn đã xảy ra ở sân bay quốc tế Toronto Pearson, Canada. Cảnh sát ví tình tiết của vụ án "như phim".

Cô gái 18 tuổi sống trong toilet cửa hàng để tiết kiệm tiền
Tiêu điểm - 3 ngày trướcVì không muốn tốn tiền thuê nhà, cô gái 18 tuổi ở Trung Quốc đã thuyết phục chủ cửa hàng cho ngủ lại trong nhà vệ sinh.

Nhận 77 đồng xu vàng cùng gần 17 tỷ đồng tiền mặt để cấp phép xây dựng sai, một loạt người bị bắt giữ
Tiêu điểm - 4 ngày trướcTham nhũng trong khu vực công là vấn đề nhức nhối tại Hy Lạp.

Người phụ nữ bị truy tố, vướng vòng lao lý vì... trả lại 1,7 tỷ đồng tiền chuyển khoản nhầm
Tiêu điểmGĐXH - Người phụ nữ nhận được 1,7 tỷ đồng tiền chuyển khoản nhầm liền trả lại, 2 tháng sau bất ngờ bị toà án triệu tập với lý do tiếp tay cho tội phạm.