Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam đi đầu trong giảm nghèo, cải thiện sức khỏe

Thứ sáu, 08:10 24/09/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Việt Nam là một trong hai nước đi đầu trong việc giảm nghèo và cải thiện sức khỏe theo các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ".

Báo cáo mới nhất của Học viện Phát triển nước ngoài (ODI) của Anh nhấn mạnh như vậy, ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong nỗ lực chung của thế giới vì sự phát triển của con người.

"Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời"

Ngay trước thềm Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc (LHQ) năm nay, đánh giá về những thành tựu của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), ông John Hendra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam nói: "Các MDG đã được chứng minh là một chất xúc tác cho hành động toàn cầu và Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời cho những thành tựu trong thực hiện các mục tiêu. Việt Nam cũng là minh chứng thể hiện những kết quả đạt được nhờ sự cam kết mạnh mẽ và chỉ đạo kiên quyết của chính quyền, thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển vì người nghèo".
 
Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cách đây 10 năm.
Ảnh: T.L
 
Trong 2/3 chặng đường thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và các MDG, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, sự năng động, sáng tạo và đoàn kết của nhân dân, Việt Nam đã gắn việc thực hiện 8 MDG với Chiến lược kinh tế - xã hội một cách hài hoà. Việt Nam đã về trước Mục tiêu Thiên niên kỷ 10 năm đối với 2 mục tiêu hàng đầu, giảm 1/2 tình trạng nghèo cùng cực, thiếu ăn và phổ cập giáo dục tiểu học.
 
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, năm 2010 chúng ta đã đạt 5/8 MDG của LHQ. Nước ta cũng đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp, kém phát triển; hoàn thành sớm một số mục tiêu như: Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và dự kiến hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010; khoảng cách về giới ngày càng được rút ngắn, vị thế của phụ nữ được nâng cao; tỷ lệ đi học trong độ tuổi từ 6 - 14 ở trẻ em trai và gái là tương đương nhau và tương đối ổn định trong những năm gần đây; tỷ lệ phụ nữ trong tổng số lao động ước đạt hơn 49%... Đặc biệt, Việt Nam thành công trong việc kiểm soát sốt rét, một số dịch bệnh nguy hiểm, bước đầu ngăn chặn được sự lây lan HIV và đang ở trước ngưỡng có thể hoàn thành mục tiêu giảm tử vong ở trẻ em...
 

8 MDG được 180 quốc gia thông qua vào năm 2000 nhằm đạt được vào năm 2015:

1/Giảm tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; 2/Bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học; 3/Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ; 4/Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; 5/Nâng cao sức khỏe bà mẹ; 6/Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; 7/Bảo đảm bền vững về môi trường; 8/Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển.

Bản báo cáo Học viện Phát triển nước ngoài (ODI) đã đánh giá, từ năm 1990 - 2004, Việt Nam đã đạt được những "bước tiến bộ vượt bậc chưa từng thấy" trong việc cải thiện cuộc sống cho dân nghèo. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã phấn đấu cắt giảm được một nửa số trẻ em suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ người dân kiếm được ít hơn 1 USD/ngày từ 2/3 xuống còn 1/5.

Đánh giá về kết quả trên, ông Klau Rohland, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định: "Việt Nam đã hoặc gần như đạt được các MDG của LHQ". Ông Bruce Campbell, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) khẳng định thêm: "Việt Nam được LHQ đánh giá là một trong những nước thực hiện thành công nhất MDG".

Tiếp tục thực hiện cam kết

Hội nghị cấp cao LHQ từ ngày 20 - 22/9 năm nay tập trung kiểm điểm việc thực hiện các MDG. Sau 10 năm thực hiện các MDG, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ, nhất là về tăng tỷ lệ trẻ em được đến trường, người dân được cung cấp nước sạch, khả năng kiểm soát dịch bệnh...

Về kết quả thực hiện các MDG ở Việt Nam, tại Hội nghị này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trân trọng thông báo Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển và có thể đạt các mục tiêu còn lại vào năm 2015. Chủ tịch nước nêu rõ: "Những thành tựu đầy phấn khởi của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, đẩy lùi sốt rét và các bệnh dịch được LHQ, các tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên ghi nhận".

Với những tiến bộ của nhiều nước trong việc thực hiện MDG cho thấy, việc thực hiện các MDG là hoàn toàn hiện thực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mục tiêu chưa được thực hiện tại nhiều nước và việc thành công trong thời hạn 5 năm sắp đến vẫn là xa vời. Theo Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang khiến cho việc thực hiện những MDG trở nên khó khăn hơn. Những báo cáo gần đây cho thấy, những nước nghèo nhất thế giới, nhất là tại vùng hạ Sahara (châu Phi), không đạt được tiến triển đáng kể trong việc xóa nghèo. Tương tự, tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh, nỗ lực cải thiện sức khỏe người mẹ, giảm bớt tỷ lệ tử vong ở trẻ em, cải thiện các điều kiện vệ sinh cơ bản, thúc đẩy sự bình đẳng của phụ nữ cũng ít đạt tiến bộ.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được một số MDG "trước thời hạn" và đang trên đường đạt được những mục tiêu còn lại nhưng theo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với một loạt khó khăn. Cơ sở hạ tầng của đất nước vẫn còn chưa đạt và mức sống của người dân vẫn còn thấp. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng khẳng định Nhà nước Việt Nam thực hiện cam kết qua việc thể chế các MDG để thực hiện có hiệu quả, lồng ghép các mục tiêu này vào chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển ở các cấp, phát huy sự tham gia của người dân. "Các tiến bộ đạt được cũng gắn liền với những thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện và hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế..." - Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói.

Trong cuộc họp báo công bố báo cáo về MDG tại Việt Nam ngày 20/9, đại diện LHQ và các tổ chức quốc tế cũng chỉ rõ những thách thức Việt Nam sẽ phải vượt qua để đi tiếp chặng đường thực hiện MDG; đưa những tiến bộ được thực hiện đồng đều giữa các vùng miền, khu vực. Đại diện LHQ bày tỏ sự tin tưởng rằng, với cam kết mạnh mẽ từ phía Chính phủ, Việt Nam hoàn toàn có khả năng hoàn thành các MDG đúng thời hạn. Hy vọng cùng với phát triển kinh tế và việc đặc biệt quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội, Việt Nam sẽ đạt các MDG thúc đẩy sự phát triển bền vững và phồn vinh của đất nước.
 

Các số liệu thực hiện MDG tại Việt Nam:

Giảm được 75% tỷ lệ nghèo, từ 58,1% năm 1990 xuống còn 14,5% năm 2008.

Năm 2009, tỷ lệ nhập học tiểu học là 97% và 88,5% trẻ em đi học đã hoàn thành 5 năm tiểu học.Trong số này, hơn 90% tiếp tục học THCS và không có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn.

Thành công trong việc nâng cao tỷ lệ trẻ gái học tiểu học và THCS. Tỷ lệ học sinh nữ bậc tiểu học là 48,2%, bậc THCS là 48,1% và THPT là 49,1%. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế năm 2010 ước đạt 83%, trong khi của nam giới là 85%. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội: 25,8% đại biểu Quốc hội là phụ nữ.

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4/1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 16/1.000 năm 2009. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 58/1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 24,4 năm 2009.

Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm từ 233 ca chết trên 100.000 ca sinh sống vào năm 1990 xuống còn 69 ca vào năm 2009, giảm 2/3 số ca tử vong mẹ liên quan thai sản.

Việt Nam có một chiến lược tốt và 9 kế hoạch để ứng phó với HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong tất cả các nhóm tuổi vào năm 2010 ước tính là 0,28%. Độ bao phủ của dịch vụ điều trị kháng virus đã tăng từ khoảng 30% năm 2007 lên đến 53,7% vào năm 2009.

Diện tích rừng bao phủ tăng từ 27,8 % năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010. Ngày nay có khoảng 83% dân số vùng nông thôn có thể tiếp cận nước sạch.

Hà Anh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top