Virus Bunya bùng phát ở Trung Quốc: Đã xuất hiện từ 10 năm trước, gây chết người, lây bệnh qua máu và vết thương hở
Dù loại virus này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009 nhưng các chuyên gia Trung Quốc nhận định đây là loại virus Bunya chủng mới.
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là chủng mới của virus corona - virus SARS-CoV-2, khởi nguồn vào cuối tháng 12/2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay, số người nhiễm COVID-19 tại quốc gia này vẫn không ngừng tăng lên.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc mới đây lại đón nhận sự trở lại của virus Bunya - loại virus được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009 nhưng các chuyên gia Trung Quốc nhận định đây là loại virus Bunya chủng mới. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 60 người nhiễm, ít nhất 7 người tử vong vì virus Bunya .

Một bệnh nhân nhiễm virus Bunya chủng mới ở Giang Tô.
Virus Bunya là gì?
Virus Bunya có hình cầu, đường kính khoảng 90-10nm. Chúng chứa ba đoạn RNA sợi đơn antisense (và đôi khi là ambisense) kết hợp với nucleoprotein.
Bunyavirus là tên gọi chung của một nhóm virus gây bệnh màng não vô khuẩn. Đặc biệt nhóm virus này gây viêm não California và viêm não Crosse gây hôn mê, tỉ lệ liệt và tử vong cao. Loại virus này được lây truyền chủ yếu do các loài gặm nhấm, động vật chân đốt, động vật có xương sống... chủ yếu là bọ ve, ve chó và muỗi.

Virus Bunya là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính với loài trung gian truyền bệnh như bọ ve hay ve chó.
Sau một thời gian dài quay trở lại, loại virus Bunya chủng mới này có nhiều điểm khác, đáng chú ý nhất là khả năng lây nhiễm trong cùng một gia đình. Hiện tại, "virus Bunya chủng mới" là tên gọi tạm thời mà tổ chuyên gia Trung Quốc đặt chứ không phải tên gọi chính thức hay tên gọi cuối cùng.
Virus Bunya lây lan như thế nào?
Virus Bunya được cảnh báo có thể lây từ người sang người. Theo bà Sheng Jifang (chuyên gia virus, giám đốc khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Liên kết Số 1, Đại học Y Chiết Giang): Mầm bệnh truyền qua đường máu và vết thương hở.
Cũng theo chuyên gia virus Sheng Jifang, 3 năm trước Trung Quốc từng ghi nhận một trường hợp tử vong vì virus Bunya. Một thời gian sau, có 16 người khác từng tiếp xúc với thi thể bệnh nhân trên đã bị lây bệnh. Một trong số những người bị lây nhiễm không thể qua khỏi.

Bà Sheng cũng cảnh báo các trường hợp nhiễm virus Bunya thường tăng đáng kể trong mùa hè vì đây là mùa sinh sản của bọ ve. Quá trình phát triển của bọ ve (từ ấu trùng đến khi trưởng thành) thường phải ký sinh vào động vật máu nóng.
Khi nhiễm virus Bunya, cơ thể người bệnh sẽ ảnh hưởng thế nào?
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cho biết loại bunyavirus mới này có tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Các triệu chứng ban đầu khi nhiễm virus Bunya là sốt, buồn nôn, ói, rối loạn tri giác đưa đến hôn mê, co giật. Ở thể nhẹ, một số triệu chứng của người bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên ở thể nặng, bệnh nhân có thể bị rối loạn chức năng đa cơ quan, suy đa tạng, thậm chí là tử vong. Đối tượng dễ mắc bệnh và tử vong nhất là người già.


Bunyavirus là tên gọi chung của một nhóm virus gây bệnh màng não vô khuẩn.
Hiện nay, vẫn chưa có quốc gia nào có thuốc điều trị đặc hiệu. Các bác sĩ khuyến cáo việc phòng ngừa virus Bunya cũng là vấn đề khó khăn vì chưa có vắc-xin chích ngừa. Chính vì thế, việc điều trị hiện tại rất cần phải có sự phối hợp tích cực từ phía gia đình người bệnh. Tất cả mọi người phải phát hiện sớm những triệu chứng như đã nêu trên để đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc phòng ngừa quan trọng nhất vẫn là tích cực tiêu diệt muỗi, phòng ngừa muỗi đốt và ve chó đốt.
Các nhân viên y tế, người nhà của bệnh nhân nhiễm virus Bunya nên thực hiện những biện pháp bảo vệ cần thiết khi tiếp xúc người bệnh. Mọi người không nên đi vào rừng rậm, bụi rậm...

Ca mắc bunyavirus được phát hiện lần đầu tiên ở các tỉnh Hà Nam và miền đông An Huy của Trung Quốc vào năm 2009. Căn bệnh này đã lây lan sang Đài Loan vào năm ngoái, bệnh nhân là một người đàn ông 70 tuổi, bị sốt và nôn mửa dữ dội. Bệnh nhân không có lịch sử du lịch nước ngoài nhưng thường xuyên đi bộ lên núi.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc đón nhận sự trở lại của bunyavirus chủng mới sau khi coronavirus chủng mới được phát hiện vào tháng 12/2019.
Theo Phụ nữ Việt Nam

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng
Sống khỏe - 36 phút trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 10 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 12 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 21 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 22 giờ trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.