Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vợ chồng sống mòn bởi khát con trai

Thứ bảy, 11:00 19/05/2018 | Gia đình

Thu nhập thấp, luôn trong tình trạng giật gấu vá vai, vợ chồng anh Vũ (Hà Nội) vẫn không tiếc tiền đi canh trứng để sinh con trai.

Anh Vũ đang là nhân viên bán hàng của một cây xăng gần nhà, vợ là giáo viên của một trường mầm non tư nhân. Anh 35 tuổi, vợ kém 3 tuổi, đã có hai con gái 7 và 5 tuổi. Thu nhập hai vợ chồng hơn 10 triệu/tháng. Vợ chồng anh sống cùng với bố mẹ trong một ngôi nhà 3 tầng xây trên mảnh đất diện tích 25m2 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vợ chồng anh vẫn ăn chung với ông bà để được hỗ trợ, mỗi tháng anh chị đóng góp ít tiền điện nước.

Tuy nhiên, từ ngày quyết định sinh con thêm con trai, vợ chồng anh phải nhờ bố mẹ hỗ trợ nốt tiền điện nước. Cô con gái thứ hai cũng phải nghỉ học mầm non, ở nhà bà trông để đỡ tốn tiền học mỗi tháng hơn một triệu đồng. Nửa năm đều đặn uống thuốc và canh trứng, kế hoạch có con trai vẫn chưa thành công nhưng anh vẫn không nản.

“Vợ tôi sợ nghỉ sinh sẽ mất việc, sợ không có tiền nuôi con nhưng nếu để mấy năm nữa, chúng tôi lớn tuổi, sinh đẻ sẽ khó khăn hơn. Tôi nghĩ, khéo ăn khéo tiêu, thế nào chả nuôi được, ông bà nội cũng hứa sẽ hỗ trợ tiền ăn", anh Vũ chia sẻ.

Không khó khăn về tài chính, nhưng vợ chồng chị Huyền (Đồng Nai) lại bất chấp tính mạng của mẹ để mang bầu đứa con thứ ba chỉ vì hai bé đầu là con gái. Cả hai lần sinh nở trước, chị Huyền đều phải mổ bắt con trong tình trạng cấp cứu. Bác sĩ đã khuyên anh chị không nên có thêm con vì sức khỏe chị không tốt, vết khâu cũ có nguy cơ bục nếu mang thai nữa. Tuy nhiên, hai vợ chồng vẫn quyết tâm sinh thêm.

Hôm 9/4 vừa rồi, tại một bệnh viện phụ sản ở TP HCM, anh chị đón đứa con thứ ba trong nỗi buồn không thể buồn hơn vì lại là một bé gái. Ca mổ khó, tử cung chị bị vỡ trong khi sinh, sau đó các bác sĩ phải cắt bỏ.

Nhiều gia đình bất chấp khó khăn kinh tế hay sức khỏe để có con trai - Ảnh: Readers Digest
Nhiều gia đình bất chấp khó khăn kinh tế hay sức khỏe để có con trai - Ảnh: Reader's Digest

Từng nhiều năm làm công tác tư vấn tâm lý, thạc sĩ Trần Đăng Thảo, giảng viên đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) cho biết ông thường xuyên gặp trường hợp gia đình xung đột do cố sinh con trai. Trong những ca này, đa số các ông chồng khao khát có mụn con nối dõi, trong khi các bà vợ không muốn vì mang bầu, sinh nở vất vả. Họ cũng canh cánh nỗi sợ "nhỡ lại ra con gái" rồi lo tài chính khó khăn không nuôi nổi con. Chồng muốn sinh thêm, vợ không muốn, dẫn đến bất đồng, cãi cọ, đau khổ, ly hôn.

"Tôi cũng từng gặp một người vợ chỉ sinh được con gái, phải giải quyết mâu thuẫn bằng cách chấp nhận cho chồng đi kiếm con trai bên ngoài", ông Thảo kể. Có những cặp vợ chồng quyết tâm có con trai đã sẵn sàng bỏ thời gian, tiền của, công sức để làm những việc cầu may như đi lễ lạt, ăn kiêng...

Bác sĩ Bùi Chí Thương (Đại học Y dược TP HCM) hôm 8/5 vừa qua cũng chia sẻ trên trang cá nhân của mình một câu chuyện day dứt. Đêm trực hôm đó, bác sĩ Thương được báo có một ca thai ngoài tử cung đau bụng dữ dội, ông kêu chuyển lên phòng mổ. Nhìn hồ sơ thấy bệnh nhân được chuyển từ một tỉnh miền đông, có tiền sử mang thai 2 con tự nhiên, con nhỏ nhất sinh năm 2016, lần này thụ tinh ống nghiệm, ông đoán ngay ra họ cố kiếm con trai.

Khi nói chuyện với bác sĩ, nữ bệnh nhân bộc bạch: "Em cũng khổ lắm bác ơi, nhưng chồng em là con trưởng, phong tục ngoài ấy phải có con trai, nên phải ráng dù tốn gần 200 triệu rồi". Trong lúc chuyện trò, thỉnh thoảng chị nói ngắt quãng và lặng người, mặt tím tái, người co rúm vì đau bụng. Khi được hộ lý đẩy vào phòng mổ, sản phụ vẫn vớt vát: "Em đau quá bác ơi, mổ xong bác nhớ giới thiệu chỗ nào để em có con trai, tốn bao nhiêu em cũng chịu".

Hình ảnh ấy mãi cứ ám ảnh ông suốt đêm trực. "Tôi tự hỏi: Con trai có gene gì mà sao ưu ái thế? Nếu cứ thế này thì làm gì còn con gái để sau này mà đẻ con trai? Và tư tưởng trọng nam khinh nữ thế này sẽ tồn tại đến bao giờ?", bác sĩ viết.

Một bác sĩ từng là phó khoa hiếm muộn của một bệnh viện phụ sản tại TP HCM thừa nhận rất nhiều bệnh nhân đến khoa ông hỏi liệu có thể thụ tinh trong ống nghiệm để ra được con trai không.

"Dù có những cách tăng xác suất sinh con trai nhưng không thể đảm bảo chắc chắn được", ông nói. Ông cho rằng, với những gia đình toàn con gái, nhu cầu có một đứa con trai là chính đáng nhưng xét trên diện rộng của vùng miền, quốc gia và thế giới, sự can thiệp của con người sẽ làm mất cân bằng tự nhiên, vô cùng nguy hiểm. Vì thế, không chỉ pháp luật Việt Nam đã nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi mà Tổ chức Y tế thế giới cũng không cho phép điều này xảy ra.

Nhận xét về khát khao có con trai bằng mọi giá của nhiều cặp vợ chồng, giáo sư Vũ Gia Hiền, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch cho rằng đó là kết quả của một nhu cầu văn hóa lạc hậu, những gia đình dù khó khăn vẫn về kinh tế hay sức khỏe vẫn cố có con trai chính biểu hiện của cái dốt. Giáo sư phân tích, ở các quốc gia mà văn hóa phụ hệ chi phối mạnh mẽ như Trung Quốc, Việt Nam..., con trai là người kế thừa, người dân thường bằng mọi giá phải có con trai.

Theo ông, để giải quyết vấn đề này, không nhất thiết trong gia đình, con cái phải theo họ cha, có thể cho đứa trẻ theo họ của ông ngoại. Giáo sư dẫn chứng, nước Anh đã rất thành công trong việc này, nên mới có nữ hoàng. Sau đó, con của nữ hoàng lại mang họ ông ngoại để kế vị ngôi vua của dòng họ.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Lần đầu nghe Benjamin nói về công việc đang làm, Thu Trang thấy sợ và bất ngờ, cô còn tưởng bị lừa. Sau này hiểu ra vấn đề, Trang dần thông cảm hơn nghề nghiệp của chồng.

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

Không quát nạt, cách làm của cô giáo khi thấy học sinh mẫu giáo có cử chỉ thân mật khiến phụ huynh hết lời khen ngợi.

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - "Tôi không bao giờ được nghỉ ngơi khi mẹ vợ thường xuyên cằn nhằn, soi mói và không có được sự riêng tư cho mình".

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu này, các ông chồng không bao giờ có thể nghĩ về người thứ ba.

Lây nhiễm ngoại tình

Lây nhiễm ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

GĐXH - Sự tiếp xúc với sự không chung thủy có thể thuyết phục não bộ một người bình thường hóa hành vi đó và khiến bạn ít coi trọng sự chung thủy, mong muốn có đối tác thay thế.

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Lý do cô vợ Trung Quốc dội nước sôi vào chồng được cho là để trả thù vì xin tiền mua nhà cho em trai không được, diễn biến phức tạp sau đó khiến cảnh sát vào cuộc.

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Cãi nhau với bố chồng về vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ, cô con dâu tuyên bố: 'Bố trông con cũng chẳng yên tâm. Con của con, con sẽ tự mình chăm sóc'.

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những chàng trai bề ngoài luôn tỏ ra cực bình thản, vô sự nhưng lại giấu trong lòng những xúc cảm vô cùng "dậy sóng".

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Top