Vợ chồng Trung Quốc thất lạc đứa con thứ 7 suốt 32 năm, phía sau là câu chuyện bi thương
Năm 1990, sau khi vợ chồng Đường Nguyệt Anh và Đặng Chấn Sinh nộp phạt 1.340 NDT (gần 5 triệu đồng tính theo tỷ giá hiện tại), đứa con thứ 7 chưa đầy 1 tuổi đã bị bắt đi. Đến nay, đứa bé không rõ tung tích, thất lạc 32 năm.
Vào ngày 5/7, sự việc Cục Y tế và Sức khỏe huyện Toàn Châu (Quế Lâm, Trung Quốc) bác bỏ đơn cáo buộc của vợ chồng bà Đường Nguyệt Anh và ông Đặng Chấn Sinh đã làm dư luận dậy sóng.
Cáo buộc thể hiện rằng: Theo công tác kế hoạch hóa gia đình ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây trong những năm 1990, những đứa trẻ được sinh ra vi phạm quy định trong chính sách kế hoạch hóa gia đình phải chịu sự cưỡng chế của xã hội.
Đứa con thứ 7 của cặp vợ chồng đã bị chính quyền địa phương mang đi, đồng thời không hề lưu lại bất kỳ hồ sơ nào. Song, hành vi này cũng không được xem là tội bắt cóc trẻ em. Do đó, đơn cáo buộc không được chấp thuận. Phía sau ẩn chứa một câu chuyện bi thương ít ai biết.
Năm 1990, sau khi vợ chồng Đường Nguyệt Anh và Đặng Chấn Sinh nộp phạt 1.340 NDT (gần 5 triệu đồng tính theo tỷ giá hiện tại), đứa con thứ 7 chưa đầy 1 tuổi đã bị bắt đi. Đến nay, đứa bé không rõ tung tích, thất lạc gần 32 năm.
Trong thời đại mà chính sách một con được thực thi nghiêm ngặt, nhiều nơi đã sử dụng các loại phương pháp để kiểm soát tình hình sinh đẻ của người dân. Nhưng hành vi bắt con dù đã đóng phạt ở Toàn Châu đã khiến dư luận phẫn nộ.
Việc vợ chồng sinh quá 7 con quả thực đã vi phạm quy định của chính quyền Trung Quốc. Ngay cả thời điểm khuyến khích sinh con thứ 2 và thứ 3 thì việc sinh 7 con là quá nhiều.
Nhưng hiện tại trọng điểm của vấn đề không phải là số lượng con cái, mà là cách xã hội văn minh đối xử với một sinh mệnh.
Một sinh linh nhỏ bé, cho dù sự ra đời của nó đã vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình lúc bấy giờ, nhưng cũng không nên bị tước đoạt quyền được sống với cha mẹ, càng không nên tùy tiện gửi vào một gia đình xa lạ nào đó. Đây là quyền cơ bản của con người và chuẩn mực cơ bản nhất của một xã hội.
Sinh đẻ vượt kế hoạch là phạm lỗi và bị phạt, nhưng chính quyền địa phương có quyền gì để bắt đứa trẻ đi?
Vì "điều chỉnh dân số xã hội" là quyết định của huyện, nên trong quá trình thực hiện cụ thể, địa phương cũng cần có những quy định, quy trình và hồ sơ theo dõi tương ứng. Thế nhưng, tại sao bây giờ chính quyền địa phương lại trả lời không có hồ sơ về đứa bé của hai vợ chồng Đường Nguyệt Anh và Đặng Chấn Sinh?
Cưỡng chế bắt con và một mực từ chối trả lời đưa đứa bé đi đâu, cách giải đáp của chính quyền địa phương với người dân không chỉ là vấn đề thái độ, mà còn là sự lệch lạc nghiêm trọng trong công tác quản lý.
Theo tờ Guilin Evening News, chiều ngày 5/7, Văn phòng thông tin chính quyền thành phố Quế Lâm đã ra thông cáo cho biết Cục Y tế và Sức khỏe huyện Toàn Châu đã xử lý không đúng các cáo buộc. Theo đó, cục trưởng và phó cục trưởng ban ngành này đã bị đình chỉ công tác, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra chuyên sâu.
Theo một báo cáo, chính quyền Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch đặc biệt chống tội phạm bắt cóc, buôn bán phụ nữ, trẻ em, tận dụng sức mạnh khoa học công nghệ để chống bắt cóc, tìm người thân. Phía chính quyền đã công bố danh sách hơn 5.000 điểm lấy máu miễn phí trên cả nước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đông đảo người dân trong việc lấy máu kịp thời, giúp các gia đình bị bắt cóc sớm được đoàn tụ.
(Nguồn: Zhongguowang, Redian)
Bí ẩn xác ướp 'người ngoài hành tinh' tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh 'không thể là con người'
Chuyện đó đây - 19 giờ trướcMột nhà khoa học đã cố trình bày những phát hiện gây sốc này trước Quốc hội Mexico.
Bán 20kg rau ngoài chợ, người đàn ông bị phạt gần 200 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà án đưa ra phán quyết bất ngờ
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười đàn ông Trung Quốc bất ngờ bị xử phạt vì lý do không ngờ tới.
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.
Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcNhững bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.
'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcHành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.
Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất
Chuyện đó đây - 5 ngày trước(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m
Chuyện đó đây - 5 ngày trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcBach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đâyKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.