Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vô sinh thứ phát (1): Bỗng dưng "trục trặc"

Thứ tư, 08:04 15/09/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Thả" 5 - 6 tháng trời, căn đúng kỳ rụng trứng mà vẫn chưa dính bầu, chị Hoa (Hà Nội) lo toát mồ hôi.

 
Hiện tượng vô sinh thứ phát dễ xảy ra với những phụ nữ chửa ngoài tử cung, sảy thai. Điều đáng lo ngại là hiện tượng này còn có thể xảy ra cả với nam giới. Nguyên nhân là do ăn uống không khoa học, sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, môi trường sống thay đổi…
 
Từ số báo này, GĐ&XH sẽ khởi đăng loạt bài về vô sinh thứ phát, với mong muốn sẽ mang đến cho độc giả những nhìn nhận đúng về căn bệnh này.
 
"Thả" 5 - 6 tháng trời, căn đúng kỳ rụng trứng mà vẫn chưa dính bầu, chị Hoa (phường Thanh Xuân Bắc, Đống Đa, Hà Nội) lo toát mồ hôi. Anh Thắng, chồng chị cũng sốt ruột không kém khi gia đình ra "nghị quyết" phải có con trong năm tới mà vợ thì đang ngấp nghé tuổi 35.

Có con rồi vẫn vô sinh

Công việc, chức vụ đã ổn định, không còn lý do để loanh quanh nghĩa vụ sinh nở, chị Hoa quyết định tháo vòng, chọn thời điểm "ra trận".

Nửa năm trời loay hoay vẫn chưa có kết quả, cả hai anh chị đều lo lắng, mệt mỏi rồi quay ra trách móc nhau. Bị chồng chê là già, "máy móc" có vấn đề, chị Hoa ấm ức. Đã từng sinh con, lại thuộc diện mắn đẻ, phải "kế hoạch" vài lần trước khi đặt vòng nên chị Hoa quả quyết nguyên nhân không thể do mình được. Chắc chắn do anh "bờ bụi" ở đâu nên mới "tịt ngòi". Bị chạm vào tự ái bản lĩnh đàn ông, không kiềm chế được giận dữ, anh Thắng tát vợ. Sau trận cãi vã này, chị "cấm vận" anh cả tháng trời. Trước "dự án" còn đang dang dở và có nguy cơ bất khả thi, anh Thắng đành xin lỗi vợ và đề nghị chị cùng đến bác sĩ để tìm nguyên nhân.
 

Ảnh Chí Cường

 
Tại khoa Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đông nghịt người đến để khám, tư vấn về vô sinh. Kẻ đứng người ngồi, mướt mải mồ hôi trong tiết trời oi bức.
 
Bước từ phòng khám ra, chị Trần Thị Bích (ở TP Nam Định) chực khóc. Chị Bích lấy chồng và sinh con gái đầu lòng năm 19 tuổi. Lúc con lên lớp 6, chị mang thai thêm mấy lần nhưng do hoàn cảnh khó khăn, chưa sẵn sàng cho việc chào đón một thành viên mới nên đành bỏ.
 
Nay kinh tế gia đình khá giả, anh chị quyết định thêm đứa nữa nhưng mãi không có dấu hiệu gì. Bà mẹ chồng chị từ đầu năm nay đã tuyên bố nếu không sinh được nữa, sẽ cưới vợ khác cho chồng chị. Khổ nỗi, chồng chị dù được thuyết phục thế nào cũng không chịu đi khám cùng, cứ khăng khăng bản thân khoẻ mạnh. Khám ở bệnh viện tỉnh rồi mỗi tháng hai lần lên Hà Nội khám, điều trị vẫn chưa có kết quả, chị rất lo lắng.
 
"Bây giờ, dù biết đã trên 35 tuổi cơ hội sinh con khó khăn nhưng tôi vẫn cố gắng, còn nước còn tát" - chị Bích chia sẻ.
 
Gia tăng tỉ lệ vô sinh thứ phát
 

Theo quan niệm của y học hiện nay, những trường hợp hai vợ chồng chung sống liên tục bên nhau, mong muốn có con, không sử dụng biện pháp tránh thai nào trong một năm trở lên, người vợ không thụ thai thì được xem là vô sinh.

Vô sinh nguyên phát để chỉ những cặp vợ chồng chưa hề có thai một lần nào mặc dầu họ mong muốn có con. Còn vô sinh thứ phát là những trường hợp đã từng có thai ít nhất một lần (những lần có thai này có thể bị sảy) nay muốn sinh đẻ nữa nhưng không thể thụ thai được.
"Có con rồi, sao lại vô sinh?" - bất cứ cặp vợ chồng nào từng sinh con rồi không sinh tiếp được nữa đều đặt ra câu hỏi này. Phản ứng chung của họ khi được thông báo là vô sinh thứ phát (vô sinh sau khi đã từng có thai hoặc sinh con 1 lần) là bán tín bán nghi. 
 
Vợ chồng chị Phương (ở quận Bình Thạnh, TP HCM) "hoãn binh" 8 năm trời sau khi sinh con đầu lòng. Sau lần mang thai kế tiếp bị chửa ngoài tử cung, phải cắt bỏ 1 bên vòi trứng, đến nay anh chị muốn thêm em bé thì không thể có.
 
"Nhưng một bên vòi trứng còn, chỉ điều trị viêm nhiễm vài lần, vợ chồng tôi đều khỏe mạnh thế này bảo là vô sinh thứ phát thì tôi chưa tin lắm. Tôi sẽ tiếp tục cố cho mọi người thấy" - chị Phương lí luận cho việc chưa thụ thai được của mình.
 
Không chỉ các bà vợ, một số ông chồng liên quan cũng không nhìn vào sự thật. Anh Trung (ở phường Hoàng Văn Thụ, Kiến An, Hải Phòng) có con đầu đã 9 tuổi, vợ anh không sinh tiếp được do bác sĩ kết luận anh bị tinh trùng yếu và rối loạn cương dương đã rất bực bội: "Yếu là yếu thế nào, yếu mà lại đẻ được thằng chống gậy to đùng thế à. Tôi nghĩ chắc đợt này do mình căng thẳng công việc quá nên khó thôi(!?)".
 
Còn anh Quyến (ở xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) sau một thời gian xa nhà làm thợ xây đã trót nhỡ một lần "bóc bánh trả tiền" phải điều trị bệnh lậu quả quyết rằng: Chắc chắn đó không phải lý do vì bệnh đã chữa khỏi, không để lại dấu vết, hậu quả gì...

Theo TS Nguyễn Viết Tiến - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ, người bị vô sinh thứ phát đang gia tăng hơn trước khoảng từ 15 - 20%. Thống kê của bệnh viện cho thấy, tỉ lệ vô sinh thứ phát chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng bị vô sinh. Tại các khoa hỗ trợ sinh sản và hiếm muộn của BV Phụ sản Hà Nội, BV Từ Dũ TP HCM, ước tính số người vô sinh thứ phát cũng gia tăng.

(Còn nữa)

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Hà Thư - Võ Thu
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top